Nghịch lý công nghiệp dược: Doanh nghiệp trong nước gia công với nhau

Các doanh nghiệp dược Việt Nam chủ yếu làm gia công cho nhau.
Các doanh nghiệp dược Việt Nam chủ yếu làm gia công cho nhau.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tổng giá trị thị trường dược phẩm và mức tăng trưởng ngành dược nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành dược chủ yếu làm gia công và gia công cho doanh nghiệp trong nước, việc chuyển giao công nghệ gần như không có.

Vì sao chuyển giao công nghệ gần như không có?

Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia có tổng giá trị thị trường dược phẩm và mức tăng trưởng ngành dược nhanh nhất thế giới. Tổng giá trị thị trường dược phẩm tại Việt Nam đạt 2,7 tỷ USD trong năm 2015, tăng lên 5,1 tỷ USD năm 2018 và năm 2020 đạt 6,1 tỷ USD. Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngành công nghiệp dược Việt Nam ở cấp độ 3 (cấp có ngành công nghiệp dược nội địa, có sản xuất thuốc generic, xuất khẩu được một số dược phẩm).

Thông tin tại Hội thảo “Thúc đẩy chuyển giao công nghệ (CGCN) trong ngành công nghiệp dược tại Việt Nam” diễn ra mới đây, ông Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, hiện Việt Nam có 228 đơn vị sản xuất dược đạt tiêu chuẩn GMP-WHO; Trong số 25.000 loại thuốc đang được cấp phép lưu hành trong toàn quốc do đơn vị trong nước sản xuất có hàm lượng khoa học công nghệ (KHCN) không cao, chữa các bệnh lý thông thường, bệnh lý thể nhẹ. Ngoài ra, 90% nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước vẫn phải nhập khẩu. “CGCN trong công nghiệp dược gần như không có, gia công cho nước ngoài rất ít ỏi và hiện chủ yếu là gia công cho các doanh nghiệp (DN) trong nước” - ông Hùng cho hay.

Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và DN KHCN (Bộ KH&CN) ông Phạm Hồng Quất xác nhận: Tại Việt Nam, trong số các DN công nghệ Việt Nam hiện nay, hầu như chỉ có các DN sản xuất dược liệu thiên nhiên, thực phẩm chức năng, còn thuốc chữa bệnh hiểm nghèo, khẩn cấp mang tính điều trị, Việt Nam còn vắng bóng. “Như vậy, việc CGCN cao trong lĩnh vực sản xuất thuốc, đặc biệt là biệt dược còn rất yếu” - ông Quất đánh giá.

Nguyên nhân được đại diện Bộ Y tế chỉ ra là các điều kiện pháp lý hiện nay chưa rõ ràng. “Vì thế chúng tôi cũng đang tiến hành nghiên cứu sửa đổi luật về công nghiệp dược” - ông Tạ Mạnh Hùng cho hay.

Theo ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), dù Quyết định 376/QĐ-TTg ngày 17/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra nhiều ưu đãi đối với các dự án, hoạt động CGCN với thuốc biệt dược gốc, tuy nhiên, cho đến nay các ưu đãi này chưa được thực hiện. “Các DN trong nước nhận CGCN sản xuất thuốc phát minh rất hạn chế do các ưu đãi chưa đủ hấp dẫn các DN CGCN sản xuất thuốc tại Việt Nam” - ông Tuấn nói.

Doanh nghiệp cần hướng dẫn cụ thể

Về phía DN, bà Nguyễn Thu Thủy, Trưởng Văn phòng đại diện Hà Nội - Công ty Servier cho biết, Quyết định 376/QĐ-TTg có quy định lộ trình giữ giá, giảm giá thuốc phát minh để thu hút DN CGCN sản xuất thuốc phát minh tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể ưu đãi này. Việc áp dụng thực tế các quy định trong đàm phán giá cũng chưa thống nhất, chưa đảm bảo tính khuyến khích đối với các dự án CGCN.

Giám đốc đối ngoại Tập đoàn dược phẩm Sanofi, bà Nguyễn Thị Lương Phong cho biết, từ sáng chế thuốc tới cấp phép, phát triển một dược phẩm mới mất thời gian từ 10 - 15 năm, chi phí 2,6 tỷ USD. Như vậy, chỉ cần chậm trễ một khâu hoặc ách tắc ở đâu thiệt hại sẽ rất lớn cả về thời gian và chi phí. Bà Phong ví von, Quyết định 376/QĐ-TTg là cứu cánh cho các DN khi có nhiều quy định thuận lợi, tạo điều kiện cho DN đầu tư CGCN tại Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ Quyết định này là chưa đủ. “Đây được coi như “nguyên liệu” nhằm sản xuất thuốc, nhưng từ nguyên liệu để thành thuốc đến tay người tiêu dùng thì còn cần rất nhiều yêu cầu khác, trong đó các văn bản hướng dẫn cụ thể là rất cần thiết…” - đại diện DN thẳng thắn.

Bà Ju Eunice Cho, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viatris phản ánh, các DN 100% vốn nước ngoài đang bị hạn chế trong việc nhận lại hoặc mua các sản phẩm thuốc nội địa hoá thông qua gia công, CGCN từ đối tác sản xuất tại Việt Nam và bán cho nhà phân phối trong nước. Thay vào đó, các công ty này phải đợi các đối tác xuất khẩu thuốc ra nước ngoài rồi nhập lại. Điều này làm phát sinh chi phí và thời gian không cần thiết trong việc đưa thuốc ra thị trường và tới tay bệnh nhân. Do đó cũng làm giảm hiệu quả đầu tư cũng như tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài của các dự án CGCN.

Theo các chuyên gia, thời gian qua, tình trạng thiếu trang thiết bị y tế, thiếu thuốc diễn ra nhiều nơi. Điều này đòi hỏi phải cơ cấu lại nền công nghiệp dược, làm sao để sản xuất trong nước vững chắc và mạnh mẽ, giảm phụ thuộc vào nước ngoài.

Quyết định 376/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước giai đoạn 2030 - 2045, đặt mục tiêu đến năm 2025 thuốc sản xuất trong nước đạt 75% số lượng sử dụng và 60% giá trị thị trường, tỷ lệ sử dụng dược liệu nguồn gốc trong nước, thuốc dược liệu tăng thêm ít nhất 10% so với năm 2020. Mục tiêu đến năm 2030, thuốc sản xuất trong nước đạt 80% số lượng sử dụng và 70% giá trị thị trường. Đồng thời, CGCN sản xuất ít nhất 100 thuốc phát minh còn bản quyền, vaccine, sinh phẩm y tế và thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được. Trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực, phấn đấu giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 1 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Một số DN lo ngại nếu điều tra CBPG với HRC nhập khẩu sẽ ảnh hưởng xấu tới ngành thép.

Ý kiến trái chiều về đề xuất chống bán phá giá với thép cán nóng

(PLVN) - Ngay sau khi xuất hiện thông tin đề xuất Cục Phòng vệ thương mại (PVTM - Bộ Công Thương) điều tra chống bán phá giá (CBPG) với sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu, đến ngày 27/3 đã có 9 DN sản xuất tôn mạ, ống thép trong nước gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan quản lý.

Đọc thêm

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1
(PLVN) - Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 được khởi động  trên cơ sở Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” và kết quả triển khai thực hiện 8 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong suốt 20 năm qua.

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.

Công trường đường dây mạch 3 bộn bề khó khăn

Chủ tịch HĐTV EVN sát sao kiểm tra tiến độ thi công đường dây mạch 3. (Ảnh: EVN) .
(PLVN) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến cột mốc mục tiêu đầu tiên của dự án đường dây mạch 3 đưa điện ra Bắc (hoàn thành đúc móng toàn tuyến vào ngày 30/3) nhưng khối lượng công việc vẫn còn bộn bề. Chủ đầu tư cũng như các Bộ, ngành liên quan vẫn đang dốc toàn lực thực hiện dự án này.

Hai dự án đường dây 500kV qua miền Trung nguy cơ 'trượt' tiến độ

Đoạn Quảng Trạch - Thanh Hóa do CPMB quản lý dự án mới chỉ hoàn thành được 91/663 vị trí móng.
(PLVN) - Hạn chót hoàn thành việc đúc móng cột của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối ấn định là ngày 31/3/2024, nhưng đến nay tỷ lệ hoàn thành việc đúc móng tại hai cung đoạn do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý mới chỉ được... hơn 10%.

VIPFA và thách thức lôi kéo dự án tỷ đô công nghệ cao

Hướng tới phát triển một hệ thống KCN sinh thái, xanh và bền vững. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - TS. Phan Hữu Thắng, tân Chủ tịch Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp (KCN) Việt Nam (VIPFA) cho biết, mục tiêu của VIPFA là cùng cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và hoàn thiện chính sách, sao cho vừa dễ quản lý, vừa tạo điều kiện cho DN hoạt động. “Thách thức của chúng ta là phải làm sao lôi kéo được dự án tỷ đô công nghệ cao” - Chủ tịch VIPFA nhấn mạnh.

Miền Trung sắp có cảng nước sâu đón tàu 100.000 tấn

Phối cảnh dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy. (Ảnh: quangtri.gov.vn)
(PLVN) - Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị) đang được khởi động trở lại. Đây là dự án cảng nước sâu có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo thêm sức bật cho kinh tế biển khu vực miền Trung.

VNDirect bị tấn công, HNX tạm thời ngắt kết nối giao dịch

Thông báo trên trang web của VNDirect
(PLVN) - Hệ thống Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật, ngày 24/3, đến sáng 25/3 vẫn chưa khắc phục được, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX) thông báo tạm thời ngắt kết nối giao dịch với công ty chứng khoán này…

Khơi thông dòng chảy tài chính cho nông nghiệp thuận thiên

Các giống lúa chịu mặn tốt được canh tác xen kẽ vụ tôm ở tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Chí Quốc)
(PLVN) - Gần 98% môi trường tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bị chuyển đổi trong nửa thập kỷ qua. Phát triển nông nghiệp dựa theo tự nhiên đang là yêu cầu cấp bách cho vùng đất này và nguồn lực tài chính được xem là một trong các giải pháp quan trọng nhất.

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.