Nghi ngại về Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc ngày càng tăng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Trung Quốc đang tái định hình cách tiếp cận đối với “Sáng kiến Vành đai và con đường” ở khu vực Đông Nam Á. Động thái này diễn ra trong bối cảnh các dự án của Trung Quốc đã giảm đáng kể trong năm 2018, khi thế giới chú ý hơn tới chiến lược phát triển của Bắc Kinh.

Theo tờ SCMP, sự hiện diện và ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á đã tăng đáng kể từ năm 2013, khi nước này khởi động sáng kiến Vành đai và Con đường - sáng kiến nằm ở trung tâm của chính sách ngoại giao kinh tế của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo đó đẩy mạnh các hoạt động đầu tư của Trung Quốc trong khu vực. ASEAN hiện là khu vực chiếm 1/3 các khoản đầu tư và cam kết xây dựng của Trung Quốc theo khuôn khổ sáng kiến này. 

Trong vòng 3 năm kể từ khi sáng kiến được khởi động, đầu tư của Trung Quốc tới khu vực đã tăng 70% so với 3 năm trước đó. Tương tự, các hợp đồng xây dựng mà các công ty Trung Quốc giành được trong cùng giai đoạn cũng đã tăng 54%. Nhưng trong thời gian gần đây, các siêu dự án có nguồn vốn từ Trung Quốc đã vấp phải sự chống đối ngày càng gia tăng. Đáng chú ý nhất là Chính phủ của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tuần trước đã hủy bỏ dự án đường sắt trị giá 20 tỷ USD của Trung Quốc. Myanmar cũng đã giảm quy mô của dự án xây dựng cảng biển Kyaukpyu được Trung Quốc hỗ trợ ở bờ biển Vịnh Bengal nhằm giải quyết những lo ngại về vấn đề nợ nần.

Theo một phân tích của hãng Citi Economics, giá trị của các dự án mới có giá trị lớn của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á – tức các cam kết đầu tư và hợp đồng xây dựng có giá trị trên 100 triệu USD - đã giảm 49,7% trong năm 2018 xuống chỉ còn 19,2 tỷ USD. Đây là mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Trong 10 nước thành viên ASEAN, số lượng các dự án lớn của Trung Quốc đã giảm đáng kể trong nửa sau của năm 2018, với chỉ 12 dự án được ghi nhận với tổng số vốn là 3,9  tỷ USD, giảm đáng kể so với con số 33 dự án có tổng trị giá 22 tỷ USD ở giai đoạn 12 tháng trước đó. Vẫn theo thống kê, giá trị của các dự án tại Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore trong nửa sau của năm 2018 chỉ bằng 1/4 giá trị của năm 2017. Tại một số nước như Thái Lan đã không có dự án nào nằm trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc được công bố trong năm qua.

Theo một khảo sát do Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore công bố gần đây, 70% các học giả ở 10 nước ASEAN cho rằng Chính phủ của họ cần phải cẩn trọng trong việc đàm phán các dự án trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường nhằm tránh những khoản nợ không bền vững. Học giả ở Malaysia, Philippines và Thái Lan là những người lên tiếng mạnh mẽ nhất về việc này. Ngoài ra, một số ý kiến khác cũng cho rằng các dự án này thiếu các tiêu chuẩn về môi trường, khó thực hiện, thiếu khả năng thương mại và cả những câu  nghi ngờ về vấn đề xung đột lợi ích.  

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, dù có sự sụt giảm về số lượng cũng như giá trị nhưng sáng kiến của Trung Quốc ở trong khu vực sẽ được định hình lại chứ không phải bị hủy bỏ. “Trung Quốc sẽ nhạy cảm hơn đối với cách tiếp cận của ASEAN”, các nhà phân tích tại Citi cho hay. Ông Thitinan Pongsudhirak - Giám đốc viện An ninh và nghiên cứu quốc tế tại Trường đại học Chulalongkorn ở Thái Lan – thì cho rằng sự sụt giảm các dự án diễn ra đồng thời với việc Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng về thương mại. “Lúc này, họ đang đối mặt với những thách thức trên nhiều mặt trận. Do đó họ cần phải chọn và đưa ra những ưu tiên cần xử lý trước”, ông nói. 

Theo ông Pongsudhirak, nếu Trung Quốc muốn lấy lại động lực cho sáng kiến Vành đai và Con đường, họ cần phải có cách tiếp cận mềm mỏng hơn và phù hợp hơn với các đối tác kinh tế đồng thời cũng cần phải ngăn chặn để tránh khả năng cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc có thể làm suy yếu nền kinh tế của mình. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ukraine sắp nhận các máy bay chiến đấu F-16?

Máy bay chiến đấu F-16.
(PLVN) - Ukraine có thể nhận được các máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm F-16 mà các nước phương Tây đã hứa cung cấp cho họ “trong vòng vài tuần nữa”, đài RT dẫn lại thông tin từ tờ Evening Standard của Anh đưa tin.

Quyết định của Ba Lan với Ukraine

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Lan Michal Kolodziejczak.
(PLVN) - Ba Lan đã hủy các cuộc đàm phán với Ukraine về nông nghiệp dự kiến diễn ra vào ngày 14/5, hãng tin TASS dẫn lời Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Lan Michal Kolodziejczak cho biết.

Người Nepal lập kỷ lục leo đỉnh Everest 29 lần

Hình ảnh Kami Rita Sherpa chinh phục thành công đỉnh Everest 28 lần vào năm 2023. Ảnh: Reuters.
(PLVN) - Người đàn ông Nepal Kami Rita Sherpa đã leo lên núi Everest lần thứ 29 vào ngày 12/5, phá vỡ kỷ lục bản thân và xác lập kỷ lục mới về số lần chinh phục đỉnh của ngọn núi cao nhất thế giới.

Cô giáo cũ tiết lộ về Tổng thống Nga Putin

 Bà Vera Gurevich.
(PLVN) - Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, bà Vera Gurevich, giáo viên chủ nhiệm của Tổng thống Nga Vladimir Putin thời còn đi học, đã có những chia sẻ thú vị về những năm tháng học đường của vị Tổng thống.

Quyết định của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin.
(PLVN) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê chuẩn cơ cấu của chính phủ mới của Nga, hãng tin TASS dẫn sắc lệnh mới của ông Putin do Điện Kremlin công bố ngày 11/5 cho hay.

ĐHĐ LHQ thông qua Nghị quyết trao thêm quyền cho Palestine

Kết quả bỏ phiếu tại phiên họp.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, sáng 10/5 (giờ New York), tại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Trung Đông và vấn đề Palestine, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thảo luận và xem xét dự thảo Nghị quyết do Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) giới thiệu về việc trao thêm một số quyền cho Palestine với tư cách Nhà nước Quan sát viên của LHQ.

Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt tại phiên đối thoại.
(PLVN) - Trả lời phỏng vấn về Phiên đối thoại về Báo cáo UPR IV của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh thông điệp, với chủ trương nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam đã rất nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR mà chúng ta đã chấp thuận của chu kỳ trước và đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người và bảo đảm các quyền con người trên thực tế.

Thông qua Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam

Đoàn Việt Nam tại phiên đối thoại. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thuỵ Sỹ, Nhóm làm việc về Cơ chế soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.