[Truyện ngắn] Mặt trăng & mặt trời

(PLVN) - Khổ lắm cơ, bố mẹ tôi cứ như phường chèo. Đánh nhau đấy, cãi nhau đấy, rồi lúc nhau lại khì khì cười. Bố lại chìa tay ra: “Lân ơi, cho anh mấy ngàn đi uống bia”. Mẹ đưa, bảo: “Đừng có bù khú nhiều, về đây tôi cắt  tai!”
Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa

Ngày tôi còn nhỏ thì đâu có vậy. Lúc ấy còn khổ quá, chỉ cơm độn khoai, độn ngô. Mấy thành viên chui rúc trong ngôi nhà đất vách đâu được gọi là nhà. Cho nên thời gian chủ yếu còn để bươn bải ngoài đồng ruộng, chợ búa  kiếm tiền. Lúc ấy nhìn nghị lực của bố mẹ mà tôi thấy tình cảm hai người đẹp quá trời! Dù rằng tôi chưa thể nào hiểu hết. Mẹ cứ một điều anh, hai điều em. Rồi những dự định của cả hai diễn ra. Bố bàn với mẹ cho thông suốt rồi mới đi đến quyết định. Mẹ nói: “Vợ chồng mình cứ chịu khó chắt chiu, khi nào cảm thấy gần đủ thì vay mượn thêm, làm lấy căn nhà nhỏ cho các con nó đỡ tủi. Còn phải chăm lo cho chúng nó nữa”. Thế là cả hai lại lăn xả ra làm, rất vui vẻ, hòa thuận. Thế mà giờ con cái đã được gọi là tạm lớn, nhà cửa tạm đàng hoàng thì cả hai lại sinh chứng. Mẹ rất hay dỗi hờn, y như đứa trẻ. Bố hay bù khú bạn bè, đánh tổ tôm, cờ bạc. Tuy cờ bạc chỉ cò con thôi, nhưng mất thời gian, khiến cho mẹ tức giận.

Tôi là một đứa con gái đã lớn, biết yêu và rất sợ hãi những lúc bố mẹ dở chứng. Đã xảy ra chuyện này là nhà cửa lại ê hề buồn tẻ, tôi không muốn nói chuyện với ai, miệng câm thin thít. Tôi sợ hàng xóm chê cười, sợ mỗi khi đi ngang qua họ tôi bị “muối mặt”. Và nhất là tôi rất xấu hổ với người yêu. Anh ta thì chẳng nghĩ gì đâu, nhưng nếu có một ông bố bà mẹ suốt ngày cãi nhau, chẳng lẽ tôi và anh vẫn vui vẻ được? Tất nhiên, tôi cũng sẽ bị đôi phần “mất giá” vì chuyện này. Duy có một lần anh nói: “Bố mẹ em hay nhỉ, đã hay cãi nhau, lại lắm lúc anh anh em em ngọt sớt, hơn cả chúng mình”. Chao ôi, tôi thấy xấu hổ vô cùng, dù biết là anh chẳng bao giờ ác ý.

Tôi nói với thân phụ thân mẫu mình rằng:

- Bố mẹ có tuổi rồi, các con cũng đã lớn, đừng làm vậy, xấu hổ lắm. Cứ như đi diễn chèo!

Đó là vào bữa cơm, bố tôi xua tay:

- Con gái, cứ bình bình không ai nói với ai buồn lắm. Vợ chồng thi thoảng phải cãi nhau nó mới khôn ra được. Như bố với mẹ mày, khôn ra nhiều lắm. Càng hiểu nhau nữa. Bố đây, khôn và hiểu được rằng nếu không cưới mẹ mày thì đời bố đã sung sướng từ lâu rồi.

Lúc đó, mẹ tôi rít lên qua kẽ răng. Bực dọc, giận dữ trút vào cánh tay. Cánh tay lại truyền sang cái vung nồi gang, vung nồi gang đạp vào mâm bát. Tức thì những chiếc bát có trên mâm vụn ra như cám.

- Ông là đồ…đồ…tồi! Đừng tưởng không có ông thì con này ế nhá. Sống với ông đã bốn mặt con rồi, thích thì con này vẫn kiếm được chồng nữa. Ngày ấy ông không đến tán hươu tán vượn thì con này đã  khác rồi.

Bố tôi lại vênh lên:

- Ừ đấy, thế mà cái loại người ấy lại nghe lời hươu vượn đấy. Thế có nhục không cơ chứ!

Đứa em út tôi khóc thét đòi bố mẹ dừng tay dừng mồm. Nhưng tiếng chẳng ích gì. Mấy con chim bồ câu ngoài kia thấy chủ nhà to tiếng cũng xao xác, cánh không muốn bay. Tôi là đứa con gái, chẳng thể chịu được sự việc cứ tiếp diễn mãi, liền hét lên, cố ý để át đi tiếng của bố mẹ: “Thôi, con xin bố mẹ. Bố mẹ để cho chị em chúng con yên. Cho chúng con sống và còn vác được mặt đi mà gặp bạn bè. Đừng để ra đường ai người ta nhìn thấy cũng phỉ nhổ vào chúng con…”. Quả nhiên có hiệu quả, bố tôi dừng không nói nữa, mặt đỏ gay gắt. Bố xỏ dép bỏ ra ngoài, không nói câu gì thêm.

Mẹ ra giếng gội đầu. Mái tóc dài buông xổ tung. Xong, mẹ ngồi hong và chải ngoài hiên. Tôi ngồi xuống bên mẹ. Tóc mẹ vẫn suôn và thơm mềm như xưa. Tôi biết là mẹ còn rất yêu bố, chỉ tại cái miệng cứ làm tội cái thân. Trong lòng chẳng nghĩ ngợi gì đâu. Tôi ôm ngang người mẹ, hà hít hương thơm từ mái tóc phả ra. Tôi hỏi: “Mẹ có thương chúng con không?”. Mẹ gật. Tôi tiếp: “Vậy thì mẹ và bố đừng làm vậy nữa nhé. Buồn cười lắm!”. Mẹ xoa đầu tôi, nói: “Con gái mẹ lo nghĩ nhiều lắm phải không? Mẹ biết là mẹ không  phải. Cũng không hiểu làm sao mẹ không điều khiển được cái mồm”.

Ban chiều vừa nói vậy, mà tôi về, mẹ vẫn to tiếng với bố. Tôi tưởng mẹ nói được câu ban chiều thì từ đó mẹ sẽ sửa chữa. Đúng  là cái miệng mẹ khó bảo thật.

Một ngày kia, tôi ngồi tâm sự với bố. Tôi biết, bố rất thương vợ con, nhưng không cưỡng lại được một số những ham muốn nhỏ, không chịu được những lời đay nghiến của mẹ. Lúc đó, bố hứa sẽ nhường nhịn mẹ. Cả ngàn lần bố từng hứa. Rồi lời hứa gió bay. Tôi cố gắng thuyết phục bố,  phải làm sao cho không khí gia đình mình khác đi. Rồi còn phải dựng vợ gả chồng cho chúng tôi nữa. Ông bà sẽ có các cháu, chả lẽ lại cứ dằn nhau ra, cãi vã cả đời. Bố nghe ra, và quyết định sẽ thực hiện kế hoạch của tôi.

* * *

Ngày đó bố trẻ, đẹp trai, tướng mạo rất nghệ sĩ, có thế mẹ mới muốn theo. Đội văn nghệ xã có bố nổi lên như một ngôi sao. Mẹ mê tiếng hát của bố, rồi cũng xin nhập đội văn nghệ. Nhưng bố phải chuyển đi lao động ở vùng kinh tế mới trên Điện Biên. Mẹ lại thất vọng, tiếng hát đêm đêm như con chim lạc bầy hót vọng. Mẹ xin rút khỏi đội văn nghệ xã. Đợt đó, làng lại có đoàn người đi lên vùng kinh tế mới. Mẹ xin đi cùng. Chẳng may chút nào, vừa lên đến nơi thì cũng là lúc bố quyết định về xuôi vì ông nội ốm. Bà nội yếu không kham nổi việc cho các con. Bố biết mẹ thích mình, nhưng đành nói thật: “Anh vì chuyện gia đình mà lận đận, em cứ ở trên này, vài năm xem tình hình thế nào”. Đêm ấy, người con gái tóc dài tên Lân là mẹ khóc thút thít. Tim bố lúc ấy run lên, ôm mẹ vào lòng… 

Năm đó ông mất. Bố cũng nhận được quyết định phải lên đường nhập ngũ. Đêm chia tay, hai người mới nhận lời yêu nhau, thề non hẹn biển. Cây bưởi vẫn dùng cột trâu cạnh đống rơm ngoài ngõ làm chứng. Có cả mùi phân trâu nồng nồng. Xuất ngũ, bố trở về. Mẹ vẫn một lòng đợi chờ. Hai người cưới nhau trong nghèo khó, lại phải nuôi bà nội quanh năm đau yếu. Cuộc sống cơ cực vô cùng. Mọi sóng to bão lớn bố mẹ đều vượt qua. Bốn chị em tôi lớn lên, cho học hành, xây nhà, mua đất. Biết bao nhiêu là việc trọng đại. Thế mà giờ…

* * *

Kế hoạch của tôi là “Mặt trời xa lánh mặt trăng”. Tôi ví mẹ như mặt trăng còn bố là mặt trời. Ngày xưa vẫn như vậy đấy thôi. Hai người dường như chẳng được ở gần nhau. Cứ người này đến thì người kia đi. Tất cả xoay tròn, như ngày nắng tránh ngày mưa, như sao hôm sao mai không cùng ở… Nên để mẹ thử lại cảm giác đó. Có thể, thay đổi không khí đi chút ít sẽ làm cho mẹ tôi thay đổi tâm tính, để chịu khó gìn giữ bố và tổ ấm hơn. Kế hoạch được lên thế này: Bố sẽ bỏ đi đâu đó thật xa, rồi tung những tin đồn là bố đã bỏ mẹ về làng, để người làng loan nhau, tác động vào tự trọng của mẹ, mẹ sẽ nổi cơn tam bành. Sau đó tùy cơ ứng biến.

Tôi đã tính rất kỹ cho kế hoạch. Những chi tiết phụ họa. Cả nơi ăn chốn ở của bố trong thời gian này. Kỳ thực, tôi đã nhờ bác An ở quê nội ngày xưa. Bố cứ ở đó, rồi tung tin về làng, tôi sẽ là người loan tin đầu tiên.

Mọi việc bắt đầu. Bố tôi gây sự với mẹ, để một trận cãi nhau lôi đình xảy ra rồi bỏ đi. Tôi nói bố đã quên gia đình mình rồi. Mẹ bảo: “Đỡ tốn gạo”. Tôi hỏi: “Bố bỏ đi mà mẹ không xót?”. Mẹ nói: “Xót gì cái lão vô tình!”. “Thế bố đi với người khác thì sao?”. Mẹ vẫn giật cục, chẳng mảy may sốt ruột “Cũng tốt, có ai đó tha đi càng may. Tao chẳng thích chứa nữa”. Tôi hỏi mẹ không còn yêu bố nữa sao. Mẹ lắc đầu, bảo không yêu nữa, nên quên lão đi. Tôi nhờ một số cô dì chú bác giúp đỡ, tác động vào mẹ để kích thích ghen tuông ở mẹ. Họ rất hiểu và ủng hộ tôi.

Quả nhiên hiệu nghiệm. Mẹ tôi thấy xấu hổ trước một số anh chị em, trước người đi đường. Người ta bảo mẹ là chồng đi đâu cũng không biết. Người khác mạnh mồm hơn nói: “Chồng đi với gái mà không biết đường cấm cản, hết thuốc chữa rồi”. Hôm ấy, mẹ về nhà, mặt nặng mày nhẹ. Không cần nói cũng biết là mẹ đang rất tức tối, cáu giận. Mẹ hét lên với mấy chị em tôi: “Thằng bố chúng mày đi với gái để cả làng người ta đồn ầm lên, nói đến tai tao”. Tôi châm vào: “Thế thì liên quan gì đến mẹ?”. Mẹ quắc mắt lên: “Ô hay! Thằng bố mày là chồng tao, đẻ ra lũ chúng mày đấy. Tao thấy xấu hổ quá đi mất”. Tôi thêm: “Có liên quan gì đến mẹ nữa đâu mà xấu hổ!” “Mày ăn nói vớ vẩn quá, sao lại không liên quan nữa?” “Thì mẹ suốt ngày chấp nhặt, hai người có chịu hiểu nhau đâu. Bố muốn chia tay với mẹ để đi với người khác đấy. Mẹ làm bố chán quá đấy mà”. Giọng mẹ chùng xuống: “Tao có muốn thế đâu. Tại cái tính của tao vậy mà…”. “Thế thì mẹ hãy đi tìm bố về đi. Đừng để bố đi với người khác, chậm một li là đi một dặm đấy!”

Lời nói này của tôi làm mẹ suy nghĩ. Cả hôm đó dằn vặt, đứng ngồi không yên. Đêm trăng sáng vành vạnh. Mẹ đứng ngoài hiên, gió thông thốc thổi. Tôi giục mẹ vào ngủ. Mẹ bảo hãy đi ngủ trước, mẹ muốn ngắm trăng một lát. Từ lâu lắm rồi, đêm nay mới thấy mẹ ngắm trăng. Sáng sau dậy sớm, nấu cơm ăn rồi chuẩn bị đi đâu đó. Tôi hỏi, mẹ nói phải đi tìm bố về. Giọng mẹ thao thiết: “Gần bố mày thì cãi nhau, nhưng mới có mấy ngày vắng mà thấy nhớ quá. Cứ như ngôi nhà bị rút mất cái cột chính. Mẹ sẽ đi tìm bố về trước khi quá muộn. Hình như, hình nhe mẹ đã sai rồi. Cứ làm bộ làm tịch với bố mày…”.

Tôi thấy cảm động, và một nỗi mừng lớn lao dâng lên. Mẹ đã hiểu ra rồi, và Mặt trăng sẽ đi tìm Mặt trời. Mẹ sẽ gặp bố. Tất nhiên, hai người sẽ nói rõ chuyện, rồi cùng đưa nhau về. Tự dưng, khi mẹ đi khuất, tôi thấy bật cười vì cái dáng tất tưởi lo lắng của mẹ. Mấy đứa em biết kế hoạch của tôi, liền vỗ tay: “Hoan hô! Mặt trăng đi tìm Mặt trời về rồi!”  

Truyện ngắn của Hải Miên

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.