Nghệ thuật đương đại Việt Nam: Xót xa “Bụt chùa nhà không thiêng”

Một tác phẩm đương đại của nghệ sĩ Phan Thảo Nguyên
Một tác phẩm đương đại của nghệ sĩ Phan Thảo Nguyên
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các tác phẩm nghệ thuật đương đại tốt nhất của nước ta đã đến với các không gian đương đại trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, ở trong nước, nghệ thuật đương đại vẫn là một điều lạ lẫm hoặc chưa được biết đến một cách đầy đủ.

Ba thập niên hiện hữu ở Việt Nam, nghệ thuật đương đại Việt Nam đang ngày càng khởi sắc với những cái tên ở tầm khu vực và thế giới. Tuy nhiên, dường như “Bụt chùa nhà không thiêng” khi ngay ở Việt Nam, nghệ thuật đương đại vẫn chưa được nhìn nhận đúng, đầy đủ.

Ba thập niên dò dẫm, tìm đường

Năm 1986, đất nước đổi mới. Bên cạnh việc tiếp tục tinh thần của chủ nghĩa hiện đại bị đứt đoạn do chiến tranh trước đó, từ 1990 trở đi, một nhóm nhỏ nghệ sĩ Việt Nam bắt đầu tiếp cận nghệ thuật đương đại (video art, nghệ thuật sắp đặt, trình diễn…). Trong đó, không thể không nhắc đến vai trò của một số cá nhân; đáng kể nhất là Veronika Radulovic - nghệ sĩ, giảng viên, giám tuyển người Đức. Bà có một vai trò lớn trong việc giới thiệu nghệ thuật đương đại đến Việt Nam những năm 1990, khi bà là giảng viên của DAAD (Dịch vụ Trao đổi đại học Đức) và của Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam. Bà cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng thế hệ nghệ sĩ đương đại đầu tiên của Việt Nam vào thời điểm đó.

Nghệ sĩ Thế Sơn - khi đó còn là sinh viên - kể, bà Veronika Radulovic đã mang đến Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam khoảng 200 cuốn sách nghệ thuật cho sinh viên, giảng viên xem. Ông Sơn nhớ lại: “Chúng tôi như được mở mắt. Hóa ra, trên thế giới, nghệ thuật đa dạng và hay ho quá. Những thực hành mới của nghệ thuật đương đại như pop art, nghệ thuật ý niệm, nghệ thuật sắp đặt… khiến thế hệ sinh viên chúng tôi khi đó rất háo hức”.

“Nghệ thuật đương đại chấp nhận mọi chất liệu, và chất liệu ngày càng phong phú cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Giờ đây, có cả internet art. Nói ra để thấy, nghệ thuật đương đại đã phát triển như thế nào. So với nghệ thuật hiện đại vẫn đang đau đáu câu chuyện chất liệu, cách làm mới, tạo hình… thì nghệ thuật đương đại xóa nhòa ranh giới hay tính chất chuyên biệt chỉ có vài vật liệu/chất liệu được gọi là nghệ thuật. Có khi, nó kết hợp nhiều hình thức khác nhau, để ra một tác phẩm chứa đựng, biểu đạt sáng tạo cá nhân, phản tư, suy tư của nghệ sĩ”, nghệ sĩ Thế Sơn nói.

Từ những ngày đầu chập chững đó, nghệ thuật đương đại Việt Nam đang ngày càng phát triển; nhưng nhờ những không gian tư nhân là chủ yếu. Ở TP.HCM có Sàn Art, The Factory… Ở Hà Nội thì có các trung tâm văn hóa nước ngoài như Viện Goethe, Hội đồng Anh, Trung tâm Văn hóa Pháp, hoặc các không gian nghệ thuật độc lập như Manzi…

Trong hơn 20 năm qua, tuy không phải là lớn, nhưng thực hành nghệ thuật đương đại đã góp phần đưa nghệ thuật đương đại Việt Nam được ghi nhận ở không gian tầm thế giới. Chẳng hạn, chúng ta có Phan Thảo Nguyên (sinh năm 1987) - nghệ sĩ đa phương tiện thực hành với video, hội họa và sắp đặt đạt nhiều giải thưởng quốc tế, cũng như có tác phẩm được trưng bày ở những không gian nghệ thuật đương đại hàng đầu thế giới. Ngoài ra, có thể kể đến nhiều cái tên khác đang gia nhập vào nghệ thuật đương đại khu vực và thế giới, như Danh Võ, Bùi Công Khánh, Lê Quang Đỉnh, Tiffany Chung, Nguyễn Trinh Thi, Ly Hoàng Ly…

Độ nhận diện trong nước vẫn còn kém

Tuy nhiên, có một nghịch lý: các tác phẩm nghệ thuật đương đại tốt nhất của nước ta đã đến với các không gian đương đại trong khu vực và quốc tế trong khi ở trong nước, nghệ thuật đương đại vẫn là một điều lạ lẫm hoặc chưa được biết đến một cách đầy đủ. Nghệ sĩ Thế Sơn nhận xét: “Khoảng hơn 20 năm nay, nghệ thuật Việt Nam được nhận diện trên tầm thế giới chính là nhờ nghệ thuật đương đại; nhưng ở trong nước, độ nhận diện rất kém”.

Một tác phẩm đương đại của nghệ sĩ Phan Thảo Nguyên

Một tác phẩm đương đại của nghệ sĩ Phan Thảo Nguyên

Ở Việt Nam, không phải quá nhiều nhưng đã có gần chục bộ sưu tập nghệ thuật đương đại tư nhân khá lớn, hoàn toàn có thể lập được một bảo tàng đương đại. Chẳng hạn: Post vĩ đại của một ông chủ người nước ngoài, hay bộ sưu tập của Nguyễn Art Foundation… Tuy nhiên, cơ chế bảo tàng tư nhân ở Việt Nam cũng đang có những mặt khó. Không nhiều nghệ sĩ đương đại sống được bằng việc bán tác phẩm của mình ở thị trường trong nước.

Nhìn sang Indonesia, Thái Lan, Singapore… nghệ thuật đương đại có đất sống phần lớn nhờ dựa vào thị trường nội địa. Người ta mua tác phẩm của nghệ sĩ trong nước nhiều, qua đó, giá tác phẩm, tính hấp dẫn của thị trường nghệ thuật tăng dần.

Câu chuyện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chính thức khai trương không gian mỹ thuật đương đại sở dĩ đáng chú ý, vì từ năm 1986 tới nay, hai chữ “đương đại” mới bước chân một cách chính thức vào một đơn vị công (dù trước đó, nó đã được giới thiệu ở phạm vi phòng trưng bày từ năm 2010). Điều đó cho thấy nỗ lực cũng như tham vọng của một bảo tàng mỹ thuật quốc gia trong việc tiệm cận, ghi nhận sự phát triển của nghệ thuật đương đại tại Việt Nam.

Đọc thêm

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai (ảnh Hoàng Long).
(PLVN) - Khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sỹ, đồng bào các dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

 Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô (Ảnh: Xuân Thắng).
(PLVN) - Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. Cùng với đó là những thách thức đối với Bảo tàng Hà Nội để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo và thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Đa cảm xúc với 'Dù chỉ một lần thôi'

"Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc (ảnh Thảo Phương).
(PLVN) - “Dù chỉ một lần thôi” của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc, từ sôi động với những màn biểu diễn bốc lửa, cho đến lắng đọng, cảm động qua những bài học về đam mê, gia đình.

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)
(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.