Nghệ sỹ Việt dàn dựng “Romeo và Juliet”: Cuộc chơi mạo hiểm?

Nhà soạn kịch vĩ đại William Shakespeare. (Ảnh: Getty Images)
Nhà soạn kịch vĩ đại William Shakespeare. (Ảnh: Getty Images)
(PLO) - Đạo diễn Anh Tú (Nhà hát Kịch Việt Nam) cho biết, nghệ sỹ ưu tú Trung Anh - người vào vai Lương Bổng (trợ thủ đắc lực của “ông trùm” Phan Quân trong bộ phim đang gây “bão” trên sóng truyền hình thời gian gần đây “Người phán xử”) sẽ tham gia vở kịch “Romeo và Juliet.”

Đưa vũ điệu hiện đại vào kịch cổ điển

“Chúng tôi không muốn dựng kịch cổ điển chỉ để cho các ‘ông già bà cả’ xem như thực trạng hiện nay của sân khấu. Thay vào đó, êkíp muốn thu hút sự quan tâm của khán giả trẻ. Bởi thế, bản dựng ‘Romeo và Juliet’ - một trong những tác phẩm kinh điển của đại văn hào William Shakespeare lần này sẽ có nhiều điểm mới để ‘chinh phục’ giới trẻ,” đạo diễn-nghệ sỹ nhân dân Anh Tú chia sẻ.

Những vũ điệu hiện đại (như clacket…) sẽ được đưa vào vở diễn để thể hiện những xung đột kịch. Bên cạnh đó, vở diễn “Romeo và Juliet” lần này sẽ có ca sỹ và dàn đồng ca hát live (hát trực tiếp) trên sân khấu cùng các diễn viên

“Thực tế cho thấy, khi đưa những yếu tố mới, gần gũi với giới trẻ vào các vở diễn thì khán giả trẻ cũng rất thích thú với kịch. Điển hình như việc, khi đưa những bản nhạc pop, rap… vào ‘Kiều’ (vở kịch được chuyển thể từ kiệt tác ‘Truyện Kiều’ của Nguyễn Du), chúng tôi nhận được những phản hồi rất tích cực từ các bạn học sinh, sinh viên. Hiện nay, chúng tôi vẫn liên tục có những suất diễn ‘Kiều’ cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn Thủ đô,” nghệ sỹ nhân dân Anh Tú cho biết.

Tuy vậy, theo vị đạo diễn này, bên cạnh những yếu tố mới trong cách thức dàn dựng, êkíp vẫn tôn trọng nội dung, thông điệp trong nguyên tác “Romeo và Juliet.”

Đó là câu chuyện tình đẹp nhưng bi thảm tại thành Verona (Italy). Romeo (dòng họ Montaghiu) và Juliet (dòng họ Capulet) yêu nhau say đắm nhưng không thể đến được với nhau do mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ.

Juliet bị ép gả cho Bá tước Paris. Nhờ sự giúp đỡ của tu sỹ, nàng đã uống một liều thuốc ngủ để giả chết trong vòng 24 giờ. Bởi thế, đám cưới giữa Juliet và vị bá tước lại trở thành đám tang. Thi thể Juliet được đưa xuống hầm mộ của gia đình.

Nghe tin Juliet qua đời, Romeo đau đớn và uống thuốc độc tự tử. Khi Romeo vừa gục xuống cũng là lúc thuốc ngủ của Juliet hết hiệu nghiệm. Nàng tỉnh dậy và nhìn thấy xác Romeo bên cạnh. Quá tuyệt vọng, nàng rút dao tự vẫn.

Vở diễn dự kiến ra mắt khán giả vào cuối tháng 10. (Ảnh: NHK)
Vở diễn dự kiến ra mắt khán giả vào cuối tháng 10. (Ảnh: NHK)

“Cuộc chơi” mạo hiểm?

Trong bối cảnh sân khấu “ế ẩm,” hài kịch cũng đã mất đi một lượng khán giả không nhỏ so với với trước đây, công chúng cũng không mặn mà với kịch hiện đại, liệu việc dựng lại một vở kịch cổ điển như “Romeo và Juliet” (với đòi hỏi đầu tư lớn, công phu về trang phục, sân khấu, diễn viên…) có là cuộc chơi mạo hiểm?

Đó là chưa kể, hai vai chính (Romeo, Juliet) là những vai “nặng ký,” đa chiều, đòi hỏi diễn viên thực sự “có nghề.” Nhân vật của Shakespeare không chỉ đẹp mà còn thuộc dòng dõi quý tộc với cốt cách, thần thái đặc trưng.

Ở Romeo, vẻ si mê, đắm đuối trong tình yêu hòa lẫn cùng sự can trường, quyết liệt. Juliet là một thiếu nữ nhưng đôi lúc lại có những diễn biến tâm lý như một phụ nữ từng trải. Cô vừa có những dại khờ của một thiếu nữ lại vừa có những ưu tư của một người đàn bà đa đoan.

“Việc dựng lại một kiệt tác sân khấu thế giới như ‘Romeo và Juliet’ không hề đơn giản. Thế nhưng, nếu cứ nghĩ rằng có nhiều khó khăn, thách thức, diễn viên chưa đủ độ ‘chín’ trong nghề và dựng xong sẽ không ai xem, để rồi ngồi im, không làm gì hoặc thu mình vào vòng an toàn thì sẽ không thể có được những tác phẩm nghệ thuật thực sự. Từ đó, tất cả sẽ thiệt thòi,” nghệ sỹ nhân dân Anh Tú quả quyết.

Khán giả sẽ khó có cơ hội được thường xuyên xem trực tiếp những tác phẩm kinh điển, những kiệt tác sân khấu của nhân loại. Những người làm nghề, đặc biệt là các diễn viên, sẽ không có cơ hội để thử sức ở những vai diễn nặng ký để rèn luyện, trưởng thành. “Như vậy, khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới trong việc sáng tạo, thưởng thức nghệ thuật sẽ ngày càng lớn,” đạo diễn Anh Tú phân tích.

Ở góc độ khác, vị đạo diễn này cho rằng, trong kịch mục của các nhà hát, đơn vị nghệ thuật, bên cạnh những vở hài kịch, kịch lịch sử, kịch hiện đại thì không thể được những vở kịch cổ điển.

“Điều này sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo nên thương hiệu, dấu ấn riêng cho nhà hát; đồng thời giúp các nhà hát tiếp cận được với nhiều đối tượng khán giả khác nhau. Thưởng thức nghệ thuật cũng giống như thưởng thức một bữa tiệc, có người thích món này nhưng lại có người có cảm tình với món kia. Hơn nữa, việc đứng bằng nhiều chân chắc chắn sẽ vững hơn đứng bằng một chân!” - nghệ sỹ nhân dân Anh Tú vui vẻ nói.

Tính thời đại của “Romeo và Juliet” nằm ở thông điệp nhân văn về tình yêu và lòng thủy chung. Sức mạnh của tình yêu và sự chung thủy đã vượt qua được những hận thù truyền kiếp. Chính bởi vậy, dù ra đời từ cách đây hơn bốn thế kỷ nhưng “Romeo và Juliet” không hề cũ mòn và chưa bao giờ là câu chuyện của ngày hôm qua!

Lương Bổng của "Người phán xử" sẽ tham gia vở kịch "Romeo và Juliet." (Ảnh: VFC)
Lương Bổng của "Người phán xử" sẽ tham gia vở kịch "Romeo và Juliet." (Ảnh: VFC)

Cùng với nghệ sỹ ưu tú Trung Anh, vở “Romeo và Juliet” còn có sự tham gia của các diễn viên: nghệ sỹ ưu tú Thúy Phương, nghệ sỹ ưu tú Việt Thắng, nghệ sỹ Ba Duy, nghệ sỹ Ngô Thuận.

Dự kiến, vở kịch sẽ ra mắt khán giả vào cuối tháng 10.

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.