Nghệ An: “Đặt danh nghĩa bảo tồn vào tay đối tượng buôn bán hổ”

Nghệ An: “Đặt danh nghĩa bảo tồn vào tay đối tượng buôn bán hổ”
(PLO) - Thông tin về việc tỉnh Nghệ An đã tiến hành kiểm tra và đồng tình về việc UBND tỉnh Nghệ An cấp phép cho CTy TNHH Bạch Ngọc Lâm nuôi, chăm sóc hổ đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận và Trung tâm Giáo dục thiên nhiên thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (ENV). Theo cơ quan này, chồng của giám đốc công ty từng mang tiền án tiền sự về mua bán động vật hoang dã, quý hiếm. 

Những lo ngại, phản ứng của ENV

Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc ENV bày tỏ sự bức xúc: “ENV cho rằng việc cấp phép gây nuôi hổ và các loài động vật hoang dã (ĐVHD) nguy cấp, quý, hiếm cho một đối tượng đã có hai tiền án tội phạm liên quan đến ĐVHD là một việc làm hết sức vô lý của các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An. Cấp phép cho vợ chồng ông Phạm Văn Tuấn gây nuôi hổ đồng nghĩa với việc các cơ quan này đã chính thức thỏa hiệp và tạo điều kiện cho đối tượng có cơ hội lợi dụng danh nghĩa cơ sở được cấp phép để tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD trong tương lai.”

Bà Hà chia sẻ thêm: “ENV rất lo ngại về sự phát triển các trang trại hổ tại Việt Nam. Qua nhiều năm điều tra, ENV có thể khẳng định rằng hầu hết các trại nuôi hổ hiện nay không hoạt động vì mục đích giáo dục và bảo tồn mà thực chất là để hợp pháp hóa các hoạt động buôn bán hổ bất hợp pháp. Với quyết định của cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, chúng ta đang đặt số phận của những cá thể hổ mang danh nghĩa phục vụ lợi ích giáo dục bảo tồn trong tay đối tượng buôn bán, tàng trữ hổ.”

Trước đó, ngày 29/1/2016, UBND tỉnh đã ký Quyết định số 615 về việc đồng ý cho Cty Bạch Ngọc Lâm nuôi hổ tại khu sinh thái Hòn Nhạn (xã Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An). Không nhất trí quyết định trên, ENV đã nhiều lần có công văn gửi UBND Nghệ An về việc cấp phép nói trên. 

Ngày 18/5/2016, ENV tiếp tục có Công văn số 275 về những điều không đồng tình việc cấp phép nuôi hổ cho Cty Bạch Ngọc Lâm. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hoàng Viết Đường đã giao Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức buổi làm việc với thành phần là đại diện các cơ quan có liên quan để kiểm tra, rà soát lại cơ sở pháp lý, thủ tục, quy trình tham mưu UBND tỉnh ban hành Giấy phép nuôi loài được ưu tiên bảo vệ số 615 như đã nêu, xem xét nội dung kiến nghị của EVN.

Cấp phép cho vợ, không liên quan đến chồng?

Ngày 7/7/2016, Sở NN&PTNT có Văn bản số 1737 báo cáo việc cấp Giấy phép nuôi loài thuộc danh mục ưu tiên bảo vệ cho Công ty Bạch Ngọc Lâm. Báo cáo nêu Bạch Ngọc Lâm có giấy phép Đăng ký kinh doanh do Sở KHĐT cấp ngày 12/6/2014 với 11 ngành kinh doanh, trong đó có hoạt động về vườn bách thú, bách thảo và khu bảo tồn tự nhiên. Ngày 21/5/2015, UBND tỉnh có Quyết định 1972 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án; Đơn đề nghị đăng ký nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ 15 cá thể hổ. Các giấy tờ chứng minh đảm bảo điều kiện nuôi trồng loài hổ theo quy định của pháp luật; Hồ sơ nguồn gốc động vật thuộc loài được ưu tiên bảo vệ…

Vẫn theo báo cáo này, dựa trên đơn đề nghị cấp giấy phép nuôi hổ của Bạch Ngọc Lâm, Chi cục Kiểm lâm Nghệ An chủ trì phối hợp UBND huyện Diễn Châu, Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục Thú y… tổ chức kiểm tra điều kiện nuôi hổ tại Cty này. Kết quả kiểm tra thực tế tại biên bản làm việc ngày 27/1/2016 các hạng mục nuôi nhốt đều phù hợp với việc nuôi hổ theo quy định. ENV cho rằng UBND tỉnh Nghệ An đã căn cứ Điều 13 Nghị định 160/NĐ-CP của Chính phủ, có tham chiếu Điều 42 Luật Đa dạng sinh học, để cấp phép cho Bạch Ngọc Lâm nuôi hổ là sai. Hơn nữa thời gian cấp giấy phép trong vòng 10 ngày là vội vàng, dẫn đến sự nghi ngờ của dư luận. 

Sở NN&PTNT cho rằng, Bạch Ngọc Lâm đã không làm đơn đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo khoản 3, Điều 42 Luật Đa dạng sinh học và khoản 2 Điều 17 Nghị định 65/2010/NĐ-CP. Tuy nhiên cơ quan này nại lý do thực tế Luật Đa dạng sinh học đã ban hành 7 năm, Nghị định 65 đã ban hành 6 năm nhưng Bộ TN-MT vẫn chưa ban hành biểu mẫu để áp dụng thống nhất cho việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; mà chỉ ban hành mẫu đơn đề nghị đăng ký nuôi và giấy phép nuôi loài thuộc danh mục nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên bảo vệ theo Nghị định 160/2013. Vì thế, Bạch Ngọc Lâm không có căn cứ để làm đơn thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, mà làm đơn nuôi loài ưu tiên bảo vệ theo mẫu số 11 (phụ lục Nghị định 160/2013). 

“Du di” những sai sót trên, báo cáo cho rằng “thực tiễn đặt ra cho chính quyền địa phương điều bức thiết phải giải quyết nhu cầu chính đáng của dân...”. Từ quan điểm đó, dù thời gian xem xét cấp Giấy phép nuôi trồng loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định tối đa là 30 ngày, nhưng báo cáo cho rằng do đã kiểm tra đầy đủ hồ sơ, điều kiện, nên tỉnh có thể cấp Giấy phép trong vòng 10 ngày. 

Trước ý kiến của ENV cho rằng Cty TNHH Bạch Ngọc Lâm do bà Nguyễn Thị Liên làm chủ sở hữu có chồng là Phạm Văn Tuấn đã vi phạm pháp luật hình sự về buôn bán động vật quý hiếm, thì không được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và Giấy phép nuôi hổ, Sở NN&PTNT Nghệ An trả lời: Theo Luật Doanh nghiệp, ông Phạm Văn Tuấn không có quyền gì định đoạt với Bạch Ngọc Lâm.

Bạch Ngọc Lâm là một pháp nhân đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Theo các Điều 63, 64 và 65 Luật Doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Liên là chủ cơ sở của công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty.

Các tổ chức cá nhân thuộc công ty đều phải chịu sự điều hành của bà Liên. Không có điều khoản nào cho phép ông Tuấn được can thiệp vào tổ chức và hoạt động của công ty. Không có điều khoản nào của pháp luật hay điều lệ nào của công ty cho phép ông Tuấn được quyền sử dụng hay định đoạt tài sản của công ty nếu không có sự đồng ý của bà Liên. 

Văn bản “chốt” vấn đề: Kiến nghị của ENV yêu cầu UBND tỉnh Nghệ An thu hồi Giấy phép nuôi hổ đã cấp cho Cty Bạch Ngọc Lâm là không có căn cứ để thực hiện. Theo quan điểm của Sở NN&PTNT, áp dụng quy định tại Điểm a, Khoản 6, Điều 13 Nghị định số 160/2013, UBND tỉnh chỉ được thu hồi giấy phép nuôi trồng loài thuộc danh mục loài ưu tiên bảo vệ trong các trường hợp như: Không thực hiện đúng nội dung quy định trong Giấy phép, cơ sở nuôi trồng loài không đảm bảo điều kiện nuôi trồng, vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật Đa dạng sinh học và văn bản pháp lệnh hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học.  

Xin nhắc lại phản ứng của đại diện ENV trước quan điểm này: “Với quyết định của cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, chúng ta đang đặt số phận của những cá thể hổ mang danh nghĩa phục vụ lợi ích giáo dục bảo tồn trong tay đối tượng buôn bán, tàng trữ hổ”./.

Đọc thêm

Đồng Nai: Lực lượng 161 phát hiện và bắt giữ nhiều đối tượng vi phạm pháp luật

Đồng Nai: Lực lượng 161 phát hiện và bắt giữ nhiều đối tượng vi phạm pháp luật
(PLVN) -Ngày 11/11, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết trong thời gian quan lực lượng phòng, chống tội phạm đường phố trên địa bàn tỉnh (tổ 161) đã tổ chức tuần tra, kiểm soát giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Qua đó đã phát hiện, bắt giữ nhiều đối tượng vi phạm pháp luật và nhiều trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông.

Trần Khắc Đức bị bắt về hành vi chống phá nhà nước

Trần Khắc Đức bị bắt về hành vi chống phá nhà nước. (Ảnh: Công an TP HCM)
(PLVN) -  Công an TP HCM đã khởi tố, bắt tạm giam Trần Khắc Đức (SN 1995, ngụ quận 7, TP HCM) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây vận chuyển trái phép tiền xuyên quốc gia

Nguyễn Thị Kim Trang (trái) và Lê Văn Hòa là nhân viên tiệm vàng Đức Long (địa chỉ phường 5, quận Tân Bình) vừa bị bắt về tội "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới" (Ảnh: Công an TP HCM).
(PLVN) -  Mở rộng điều tra, Cơ quan CSĐT công an TP HCM vừa khởi tố, bắt tạm giam thêm 2 đối tượng về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Tính đến nay, đường dây phạm tội xuyên quốc gia và vận chuyển tiền trái phép từ Campuchia về Việt Nam và ngược lại, Cơ quan CSĐT đã khởi tố 15 đối tượng về các tội “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Ra đầu thú sau gần 10 năm lẩn trốn

Ra đầu thú sau gần 10 năm lẩn trốn
(PLVN) -  Nguyễn Văn Gia (sinh năm 1982, trước khi bỏ trốn Gia ĐKHK thường trú: tại thôn 11, xã Lại Xuân, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng) đã đến Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Quảng Ninh để đầu thú về hành vi “Giết người”.

Công an Đồng Nai: Đồng loạt ra quân triệt phá nhiều tụ điểm nóng về an ninh trật tự

Đại tá Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai (ngoài cùng bên phải) trực tiếp lấy lời khai một đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.
(PLVN) -  Đêm ngày 5, rạng sáng 6/11, Công an tỉnh Đồng Nai đã đồng loạt ra quân tổng kiểm tra, truy quét các điểm, tụ điểm nóng liên quan đối tượng hình sự, thanh, thiếu niên hư tụ tập có dấu hiệu vi phạm pháp luật, sử dụng trái phép chất ma túy. Qua đó đã phát hiện bắt giữ nhiều đối tượng vi phạm, thu giữ nhiều hung khí, có cả súng, đạn.

Truy nã đặc biệt đối tượng Bạch Công An trong "Hội những người vỡ nợ muốn làm liều"

Quyết định Truy nã đối tượng Bạch Công An
(PLVN) - Cơ quan cảnh sát điều tra CATP Hà Nội đã ra quyết định truy nã đặc biệt đối với Bạch Công An (sinh năm: 1997; Nơi thường trú: Thôn 9, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) về tội Cướp tài sản, quy định tại khoản 4 Điều 168 và tội Bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật, quy định tại khoản 2 Điều 157 Bộ luật Hình sự.