Ngày 1/3 ghi nhận 98.762 ca nhiễm mới, gồm 66.861 ca cộng đồng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
Ảnh minh họa: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết ngày 1/3 ghi nhận 98.762 ca nhiễm mới, trong đó 19 ca nhập cảnh và 98.743 ca ghi nhận trong nước (tăng 4.367 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố.

Tính từ 16h ngày 28/2 đến 16h ngày 1/3, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 98.762 ca nhiễm mới, trong đó 19 ca nhập cảnh và 98.743 ca ghi nhận trong nước (tăng 4.367 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 66.861 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (13.323), Quảng Ninh (4.011), Bắc Ninh (3.933), Nghệ An (3.864), Lào Cai (3.398), Hưng Yên (3.393), Sơn La (3.087), Nam Định (3.072), Phú Thọ (2.966), Vĩnh Phúc (2.913), Thái Nguyên (2.788), Hòa Bình (2.574), Lạng Sơn (2.534), Hà Giang (2.444), Hải Dương (2.355), Hải Phòng (2.309), Bắc Giang (2.209), Ninh Bình (2.174), Yên Bái (2.118), Đắk Lắk (2.116), Tuyên Quang (2.063), TP. Hồ Chí Minh (2.022), Thái Bình (1.960), Khánh Hòa (1.880), Cao Bằng (1.718), Quảng Bình (1.659), Gia Lai (1.392), Đà Nẵng (1.387), Cà Mau (1.303), Bình Phước (1.291), Điện Biên (1.228), Hà Nam (1.095), Lâm Đồng (1.092), Lai Châu (1.045), Bình Định (995), Bà Rịa - Vũng Tàu (856), Đắk Nông (855), Bình Dương (846), Hà Tĩnh (786), Phú Yên (675), Quảng Trị (524), Tây Ninh (507), Thanh Hóa (493), Bắc Kạn (474), Quảng Nam (392), Quảng Ngãi (381), Bình Thuận (375), Thừa Thiên Huế (319), Bạc Liêu (218), Trà Vinh (198), Kon Tum (196), Bến Tre (193), Đồng Nai (163), Vĩnh Long (162), Cần Thơ (154), Long An (88), Kiên Giang (47), Đồng Tháp (32), Sóc Trăng (32), Ninh Thuận (32), An Giang (21), Tiền Giang (8 ), Hậu Giang (5).

Ngày 01/3/2022, Sở Y tế Hà Giang đăng ký bổ sung 15.382 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Hà Giang.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Quảng Ninh (-5.094), Lai Châu (-618), Quảng Trị (-454).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (+1.392), Thái Nguyên (+1.296), Sơn La (+984).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 80.898 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.557.629 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 36.014 ca nhiễm).

Từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 3.550.249 ca, trong đó có 2.477.066 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (536.115), Bình Dương (298.294), Hà Nội (285.273), Đồng Nai (101.399), Tây Ninh (90.932).

Về tình hình điều trị,(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn), bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 40.932 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.479.883 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.851 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 3.119 ca, thở ô xy dòng cao HFNC: 348 ca, thở máy không xâm lấn: 94 ca, thở máy xâm lấn: 281 ca, ECMO: 9 ca.

Từ 17h30 ngày 28/02 đến 17h30 ngày 01/3 ghi nhận 86 ca tử vong tại: Hà Nội (20), Thái Nguyên (6 ca trong 02 ngày), Đà Nẵng (5), Hải Dương (5), Ninh Bình (5), Bình Định (4), Bình Thuận (3), Hà Nam (3), Hà Tĩnh (3 ca trong 02 ngày), Hòa Bình (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bắc Ninh (2), Cao Bằng (2), Gia Lai (2), Kiên Giang (2), Lâm Đồng (2), Nghệ An (2), Quảng Ninh (2), Thanh Hóa (2), Bạc Liêu (1), Cà Mau (1), Đắk Nông (1), Đồng Nai (1), Hà Giang (1), Lạng Sơn (1), Long An (1), Nam Định (1), Quảng Bình (1), TP. Hồ Chí Minh (1), Trà Vinh (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 94 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.338 ca, chiếm tỷ lệ 1,1% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.776.222 mẫu tương đương 79.309.194 lượt người, tăng 99.699 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 28/02 có 1.574.507 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 194.970.502 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 178.190.280 liều: Mũi 1 là 70.744.790 liều; Mũi 2 là 67.456.673 liều; Mũi 3 là 1.444.684 liều; Mũi bổ sung là 13.979.774 liều; Mũi nhắc lại là 24.564.359 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.780.222 liều: Mũi 1 là 8.629.081 liều; Mũi 2 là 8.151.141 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

Bộ Y tế ban hành Quyết định số 457/QĐ-BYT ngày 01/3/2022 về việc sửa đổi Điều 1 Quyết định số 2908/QĐ-BYT ngày 12/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Theo đó, Bộ Y tế cho phép tiêm vaccine Pfizer phòng COVID-19 liều 0,2 ml chứa 10 mcg cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Bộ Y tế ban hành Quyết định số 437/QĐ-BYT sửa đổi, bổ sung một số điểm của "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19" ban hành kèm theo Quyết định 250/QĐ-BYT ngày 28/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trong đó, bổ sung hướng dẫn sử dụng của 02 loại thuốc kháng virus là Remdesivir và Molnupiravir.

Chỉ đạo các đơn vị chức năng địa phương tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19, tổ chức tiêm vaccine mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành trong Quý I năm 2022; tiêm mũi thứ 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, hoàn thành trong tháng 2 năm 2022; chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo quản, địa điểm, nhân lực để tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.