Không tự ý mua thuốc kháng virus SARS-CoV-2

Thuốc Molnupiravir. Ảnh: VGP/Hiền Minh
Thuốc Molnupiravir. Ảnh: VGP/Hiền Minh
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều người dân đang săn lùng các loại thuốc để chữa COVID-19, và một trong số những loại thuốc được quan tâm nhất chính là thuốc kháng virus có chứa Monulpiravir. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, không phải ai cũng có thể sử dụng được thuốc này.

Có người thân là F0, ngay khi biết tin thuốc monulpiravir của Việt Nam được cấp phép bán ra thị trường, anh Nguyễn Mạnh Hải (Hà Nội) lập tức ra hiệu thuốc mua thuốc. "Tôi mang theo chỉ định thì các bạn tư vấn cho tôi, thuốc của mình được cấp phép thì yên tâm chứ thuốc trên mạng đắt mà trôi nổi lắm”, anh Hải chia sẻ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết loại thuốc này cần phải có chỉ định của bác sĩ. Đã có không ít người phải ngậm ngùi ra về.

Dược sĩ Nguyễn Minh Hòa, chủ một hiệu thuốc ở quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết: “Có nhiều người dân đến mua nhưng mà chúng tôi yêu cầu phải có đầy đủ giấy tờ, mỗi người cũng chỉ được mua 1 vỉ, để tránh đầu cơ tích trữ, ai không đủ điều kiện thì chúng tôi không bán”.

Molnupiravir là thuốc được sử dụng để điều trị COVID-19 ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng. Việc sử dụng Monulpiravia được quy định rất chặt chẽ, có nhiều đối tượng không được sử dụng hoặc sử dụng thận trọng loại thuốc này trong điều trị COVID-19.

Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương thông tin: “Thuốc cũng có tác dụng phụ liên quan đến việc tăng men gan, tiêu chảy hoặc các rối loạn về mặt tiêu hóa khác Vì vậy, người dân không nên tùy ý sử dụng. Về mặt lâu dài chúng ta không thể nắm được thuốc có gây ảnh hưởng trong tương lai như thế nào vì thế chúng ta cần hạn chế trong việc sử dụng. Chỉ sử dụng trong trường hợp thực sự cần thiết”.

Theo các chuyên gia, không chỉ kháng sinh, mà các thuốc kháng virus cũng phải được sử dụng có chỉ định, bởi nếu dùng tùy tiện có thể kéo theo nhiều hệ lụy.

BS Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện VSDT Trung ương cảnh báo: “Tất cả những thuốc kháng virus đều là những thuốc bán theo đơn, mà sẽ chỉ dùng trên những đối tượng mà bác sĩ thấy rằng bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc đó. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ kháng thuốc và có đủ thuốc cho những đối tượng phù hợp. Còn người dân tự ý mua và sử dụng không theo chỉ định, ngoài vấn đề nguy cơ cho chính người sử dụng bởi loại thuốc đó không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bệnh nhân hoặc dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng mà tình trạng khan hiếm đó có thể giả tạo”.

Bộ Y tế cấp phép 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir sản xuất trong nước được cấp giấy phép lưu hành trong thời hạn 3 năm đã giúp người mắc COVID-19 mức độ nhẹ và vừa có thêm cơ hội lựa chọn thuốc điều trị.

Hiện nay các nhà thuốc vẫn đang ưu tiên bán Monulpiravir cho người có chỉ định. Chính vì điều này mà vẫn nhiều người dân tìm mua thuốc trên các trang mạng xã hội bởi sự tiếp cận dễ dàng hơn, từ đó gián tiếp cho việc đầu cơ, buôn bán thuốc trôi nổi lan tràn. Tuy nhiên, chẳng có ai dám chắc về nguồn gốc xuất xứ những loại thuốc này trên thị trường mạng xã hội ảo.

Để bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc Molnupiravir để điều trị COVID-19 như sau:

- Dùng cho bệnh nhân COVID-19 người lớn từ 18 tuổi trở lên mức độ nhẹ đến trung bình và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

- Thuốc sử dụng trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát các triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính. Bệnh nhân cần nhập viện đã được khởi trị molnupiravir trước đó có thể tiếp tục sử dụng thuốc để hoàn thành phác đồ điều trị 5 ngày tùy theo quyết định của bác sĩ điều trị.

Chống chỉ định: Quá mẫn với monulpiravir hay bất kỳ thành phần nào của thuốc

Liều dùng: 800 mg/lần, uống x 2 lần/ngày.

- Thời gian điều trị: 5 ngày

Chú ý:

- Không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi do quan ngại nguy cơ độc tính trên thai nhi, trên xương, sụn của thuốc.

- Phụ nữ có khả năng mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và có hiệu quả trong quá trình điều trị và trong vòng 04 ngày sau khi sử dụng liều molnupiravir cuối cùng.

- Phụ nữ cho con bú: không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong vòng 04 ngày sau khi sử dụng liều molnupiravir cuối cùng.

- Đối với nam giới trong độ tuổi sinh sản sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều monulpiravir cuối cùng.

- Thông tin chi tiết về thuốc thực hiện theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc được Bộ Y tế phê duyệt.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...