Ngày 1/10 giảm 996 ca COVID-19 so với ngày hôm qua

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết ngày 1/10 có 6.957 ca mắc COVID-19 tại TP HCM, giảm 996 ca so với ngày hôm qua , Hà Nội và 35 tỉnh, thành phố khác. Trong ngày số ca khỏi lại lập kỷ lục mới với 27.520 bệnh nhân.

Tính từ 17h ngày 30/9 đến 17h ngày 01/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 6.957 ca nhiễm mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 6941 ca ghi nhận trong nước (giảm 996 ca so với ngày trước đó) tại 37 tỉnh, thành phố (có 3.897 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (3.670), Bình Dương (1.787), Đồng Nai (735), An Giang (116), Long An (107), Kiên Giang (81), Tiền Giang (71), Bình Thuận (61), Tây Ninh (50), Hà Nam (50), Cần Thơ (30), Quảng Bình (17), Quảng Trị (16), Khánh Hòa (15), Ninh Thuận (15), Đồng Tháp (13), Bà Rịa - Vũng Tàu (13), Bình Định (13), Bạc Liêu (13), Bình Phước (11), Hà Nội (8 ), Gia Lai (6), Phú Yên (6), Quảng Ngãi (6), Thanh Hóa (5), Vĩnh Long (4), Đắk Nông (3), Hà Tĩnh (3), Bến Tre (3), Nam Định (3), Bắc Giang (2), Đà Nẵng (2), Phú Thọ (2), Quảng Nam (1), Nghệ An (1), Hưng Yên (1), Cà Mau (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-702), Bình Dương (-316), An Giang (-56).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (109), Bình Thuận (23), Tiền Giang (22).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 8.665 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 797.712 ca nhiễm, đứng thứ 44/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.104 ca nhiễm).

Kể từ đợt dịch thứ 4 đến nay, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 793.149 ca, trong đó có 657.902 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 12/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình, Lạng Sơn.

Có 07 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Nam Định.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (392.329), Bình Dương (212.843), Đồng Nai (49.330), Long An (32.575), Tiền Giang (14.071).

Về tình hình điều trị, (Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn), bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 27.250. Tổng số ca được điều trị khỏi là 636.081

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.131 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 4.297, thở ô xy dòng cao HFNC là 902, thở máy không xâm lấn là 99, thở máy xâm lấn là 808, ECMO là 25.

Trong ngày ghi nhận 136 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (96), Bình Dương (19) Long An (5), Đồng Nai (5), Cần Thơ (3), An Giang (2), Tiền Giang (2), Đồng Tháp (1), Bình Phước (1), Cà Mau (1), Kiên Giang (1). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 167 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 19.437 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Về tình hình xét nghiệp, trong 24 giờ qua đã thực hiện 221.111 xét nghiệm cho 655.644 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 18.693.337 mẫu cho 53.346.601 lượt người.

Về tình hình tiêm chủng, trong ngày 30/9 có 707.132 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 42.888.157 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 33.069.709 liều, tiêm mũi 2 là 9.818.448 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

Bộ Y tế chỉ đạo, hỗ trợ BV Việt Đức xây dựng kế hoạch chi tiết phòng chống dịch và tổ chức khám, chữa bệnh, ngăn chặn, khống chế, không để nguồn lây lan ra cộng đồng.

Chỉ đạo ngành Y tế TP. Hà Nội, CDC tiếp tục thông báo tìm người bệnh và người nhà từng đến khám và điều trị tại BV Việt Đức từ ngày 15-30/9, những người này cần liên hệ với trạm y tế gần nhất hoặc gọi điện đến đường dây nóng phòng chống dịch để được hỗ trợ kịp thời.

Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục kiểm soát người ra, vào TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An; các tỉnh, thành phố trong cả nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để tuyên truyền, vận động và có sự hỗ trợ cần thiết để động viên nhân dân không tự ý di chuyển về quê. Phối hợp đưa công nhân, người lao động đã về quê trở lại địa phương để khôi phục sản xuất, kinh doanh.

TP. Hà Nội: Bệnh viện Việt Đức phân luồng, cách ly trong khám, chữa bệnh, công tác phòng chống dịch COVID-19. Lập danh sách người bệnh đến khám, điều trị, ra viện có liên quan đến các nhân viên y tế bị nhiễm SARS-CoV-2 trong thời gian từ 19/9/2021 đến ngày 30/9/2021 và gửi cho Sở Y tế các tỉnh, thành phố nơi người bệnh cư trú để tổ chức quản lý, cách ly, theo dõi, xét nghiệm người bệnh, người nhà người bệnh theo quy định hiện hành.

Các lực lượng chức năng cũng đã điều tra các trường hợp liên quan, rà soát F1, F2 và đã lấy toàn bộ hơn 4.000 mẫu xét nghiệm các nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân trong bệnh viện.

Tỉnh Kiên Giang: Từ ngày 1-3/10, TP. Phú Quốc tiến hành tiêm vaccine COVID-19 cho hơn 112.000 người dân. Đây là đợt tiêm chủng vắc xin lớn nhất tại TP. Phú Quốc. Hoàn thành đợt tiêm chủng này, xem như 100% người dân Phú Quốc (trong độ tuổi tiêm vaccine) được tiêm mũi 1 và phấn đấu đến cuối tháng 10 sẽ hoàn thành mũi 2 cho toàn bộ cư dân TP. Phú Quốc.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.