Ngáp to không ngậm được miệng, cần đưa ngay đến bệnh viện

Bệnh nhân trước và sau điều trị. Ảnh: Bệnh Viện Nhi Đồng 1
Bệnh nhân trước và sau điều trị. Ảnh: Bệnh Viện Nhi Đồng 1
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khi phụ huynh phát hiện trẻ không ngậm miệng được sau ngáp, há lớn, khóc…, cần đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được khám và điều trị kịp thời.

Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh Viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) mới điều trị một bé gái 13 tuổi không ngậm miệng được, không uống được nước sau khi ngáp lớn.

Khám tổng quát, bác sĩ phát hiện bé bị trật khớp thái dương-hàm 2 bên. Bé được điều trị cấp cứu nắn chỉnh đưa lồi cầu về vị trí chức năng bình thường và băng cố định cằm đầu theo dõi trong vòng 1 giờ.

ThS.Bs. Đinh Thị Như Thảo, Khoa Răng Hàm Mặt - – Bệnh Viện Nhi Đồng 1 cho biết, khớp thái dương-hàm nối hàm dưới với hộp sọ. Bạn có thể cảm nhận khớp thái dương hàm và chuyển động của chúng bằng cách đặt ngón tay trực tiếp trước tai và mở miệng. Những gì bạn đang cảm nhận là các đầu tròn của hàm dưới khi chúng lướt dọc theo ổ khớp của xương thái dương.

Trật khớp thái dương-hàm là sự mất tương quan giải phẫu bình thường giữa lồi cầu xương hàm dưới và lồi khớp xương thái dương. Nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến cứng khớp, dãn dây chằng không hồi phục. Khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây nguy hại cho khớp thái dương hàm: tổn thương khớp thái dương-hàm, làm nhuyễn sụn khớp, rồi thoái hóa và có thể dẫn đến dính khớp thái dương-hàm.

"Khi đó các đầu khớp bắt đầu thoái hóa gây dính giữa đĩa khớp với các đầu xương, có thể dẫn đến thủng đĩa khớp. Vì vậy, khi phụ huynh phát hiện trẻ không ngậm miệng được sau ngáp, há lớn, khóc… cần đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được khám và điều trị kịp thời", chuyên gia Răng Hàm Mặt khuyến cáo.

ThS.Bs. Đinh Thị Như Thảo cũng lưu ý, sau khi nắn chỉnh trật khớp, bệnh nhân cần ăn thức ăn mềm, hạn chế nói chuyện to, cười lớn, há miệng quá mức…

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.