Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cam kết “thượng tôn pháp luật”

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu tại buổi làm việc.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu tại buổi làm việc.
(PLO) - Hôm qua (24/5), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc dẫn đầu đoàn liên ngành đã có buổi làm việc nhằm  kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật (THPL) năm 2017 tại  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH -TT&DL).

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Huỳnh Vĩnh Ái cùng đại diện các đơn vị thuộc Bộ đã làm việc với đoàn trên tinh thần trao đổi thẳng thắn.

Báo cáo với đoàn kiểm tra, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ VH-TT&DL) Ngô Thị Ngọc Oanh cho biết những kết quả tích cực đạt được trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện theo dõi tình hình THPL cũng như tình hình THPL theo ngành, lĩnh vực được giao phụ trách, lĩnh vực theo dõi trọng tâm. Từ năm 2015 đến nay, Bộ đều ban hành các kế hoạch theo dõi THPL từng năm khá sớm (trước 15/12 của năm trước). Các kế hoạch đều xác định nhiệm vụ trọng tâm, ví dụ như năm 2016 là theo dõi thi hành trong lĩnh vực di sản văn hóa; năm 2017 là theo dõi thi hành trong lĩnh vực quản lý lễ hội… 

Đặc biệt từ khi triển khai Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 67/2013/QH13 của Quốc hội, Bộ không nợ đọng văn bản quy định chi tiết. 

Về đội ngũ cán bộ, ở Vụ Pháp chế, các đơn vị thuộc Bộ và các Sở địa phương đều quan tâm giao nhiệm vụ cho cán bộ làm công tác theo dõi THPL kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác. Tuy nhiên, đây chính là một tồn tại, hạn chế trong công tác theo dõi THPL khiến kết quả theo dõi THPL ở từng lĩnh vực khác nhau chưa đồng đều.

Bà Oanh đã chia sẻ một số bất cập như: không có nguồn kinh phí riêng phục vụ công tác theo dõi THPL; quá trình thực thi pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóa gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; không ít tổ chức, cá nhân chưa tự giác chấp hành quy định của pháp luật, cố ý vi phạm trong khi lực lượng kiểm tra xử phạt ít, kinh phí tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm hạn hẹp…

Bộ VH-TT&DL kiến nghị đoàn kiểm tra tổng hợp đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi quy định tại một số luật để tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động quảng cáo, bảo tồn giá trị di sản văn hóa…; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển VH-TT&DL. Bộ cũng cho rằng cần quan tâm đến đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế, có chế độ phụ cấp đối với đội ngũ cán bộ làm công tác này nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ theo dõi THPL trên phạm vi toàn quốc, đồng thời tăng cường nhân lực làm công tác pháp chế, sớm kiện toàn tổ chức pháp chế các Sở VH-TT&DL/Sở Văn hóa và Thể thao/Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…

Theo Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, lãnh đạo Bộ VH-TT&DL luôn quan tâm đến công tác này, chỉ đạo ban hành đầy đủ quy chế xây dựng văn bản, quy chế kiểm tra và rất hoan nghênh Bộ Tư pháp tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 55 quy định thành lập Phòng Pháp chế ở các sở, ngành. 

Thẳng thắn chia sẻ một số vướng mắc của Bộ, ngành, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái nêu quan điểm, quá trình phát triển thường đi kèm với bất cập, đòi hỏi sự phối hợp để hạn chế những bất cập ấy. Mong Bộ Tư pháp tiếp tục phối hợp, đồng hành với Bộ VH-TT&DL theo đúng tinh thần “thượng tôn pháp luật”.

Đánh giá Bộ VH-TT&DL đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống cùng “vào cuộc” trong công tác theo dõi THPL, 2 lĩnh vực theo dõi trọng tâm được xác định rất đúng và rất trúng, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh: thành quả nổi bật của Bộ VH-TT&DL là không nợ đọng văn bản quy định chi tiết; trong bối cảnh hiện nay đã rất quan tâm tạo điều kiện cho công tác theo dõi THPL, thể hiện qua lời cam kết sẽ tăng thêm biên chế cho Vụ Pháp chế khi mà đội ngũ hiện còn mỏng. 

Cho rằng VH-TT&DL là những lĩnh vực được dư luận quan tâm và mỗi sự kiện văn hóa ngay lập tức tác động đến con người, Thứ trưởng Ngọc mong Bộ VH-TT&DL kịp thời phản ứng chính sách để dư luận hiểu đúng. Các đề xuất, kiến nghị của Bộ sẽ được đoàn ghi nhận và báo cáo cấp có thẩm quyền.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.