Vừa qua tại hội nghị sơ kế công tác Tư pháp 6 tháng đầu năm, công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá được ghi nhận triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát các chương trình, kế hoạch công tác và các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Các nhiệm vụ của ngành Tư pháp ngày càng đảm bảo chất lượng, tiến độ so với chương trình, kế hoạch đã đề ra.
Bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, sáu tháng đầu năm, Sở Tư pháp Thanh Hoá được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao thực hiện 147 nhiệm vụ, đã hoàn thành 136 nhiệm vụ, đang tiếp tục thực hiện 11 nhiệm vụ. UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành kế hoạch công tác tư pháp và tổ chức triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực.
Sở Tư pháp Thanh Hoá đã tham gia thẩm định 100% văn bản quy phạm pháp luật trình HĐND, UBND tỉnh ban hành. Tham gia ý kiến 17 dự thảo văn bản của Trung ương; thẩm định 121 dự thảo văn bản của tỉnh (22 Nghị quyết, 99 Quyết định). Các văn bản thẩm định và tham gia ý kiến được chú trọng về thẩm quyền ban hành, nội dung, tính khả thi của văn bản. Sở Tư pháp đã trực tiếp hoặc phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh giải quyết, xử lý 127 vụ việc (tăng 56 vụ việc so với cùng kỳ năm 2019). Tham gia ý kiến về trình tự, thủ tục và tính hợp pháp đối với hồ sơ cưỡng chế thu hồi đất, hồ sơ cưỡng chế quyết định kiểm đếm bắt buộc của các hộ dân để thực hiện dự án thu hồi đất, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án của tỉnh.... Ý kiến tham mưu của Sở Tư pháp đảm bảo các căn cứ pháp lý và thực tế quản lý, đảm bảo hồ sơ cưỡng chế đúng quy định của pháp luật. Nhập vào cơ sở dữ liệu văn bản QPPL quốc gia 05 văn bản.
So với cùng kỳ năm 2019, số lượng văn bản QPPL được ban hành tiếp tục giảm ở hầu hết các cấp, đặc biệt giảm mạnh ở cấp huyện và cấp xã, phù hợp với quy định của Luật Ban hành VBQPPL. Cụ thể, cấp huyện ban hành 02 Quyết định QPPL (giảm 17 VBQPPL so với cùng kỳ 2019); cấp xã không ban hành văn bản QPPL (giảm 67 văn bản so với cùng kỳ 2019). Công tác quản lý Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, hòa giải cơ sở được đẩy mạnh.
Sở Tư pháp đã ký kết phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa và Đời sống, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh trong công tác tuyên truyền PBGDPL; tổ chức tuyên truyền phổ biến các Luật, Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV.
Tham mưu cho UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai các văn bản pháp luật mới: Bộ luật lao động, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và Luật viên chức cho hơn 500 đại biểu là cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh. Sở Tư pháp đã phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 9 hội nghị tuyên truyền, PBGDPL cho gần 3.000 lượt người. Các sở, ban, ngành trong tỉnh đã tổ chức 65 hội nghị cho trên 12.350 lượt người. Các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức 58 hội nghị tuyên truyền, PBGDPL cho 8.425 lượt người là cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Cấp xã đã tổ chức 560 hội nghị tuyên truyền, PBGDPL cho 57.350 lượt người.
Sở Tư pháp Thanh Hoá đã biên soạn, in ấn và phát hành 60.000 tờ gấp pháp luật, 5.000 cuốn hỏi đáp pháp luật để cấp phát cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh; phát hành 2.400 cuốn Bản tin Tư pháp. Các sở, ban, ngành tỉnh đã cấp phát 125.230 tài liệu tuyên truyền, PBGDPL. UBND cấp huyện đã cấp phát 7.652 tài liệu tuyên truyền, PBGDPL . Công tác hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký, quản lý hộ tịch luôn được quan tâm triển khai thực hiện. Sở Tư pháp và Bảo hiểm xã hội tỉnh đã ký kết Quy chế phối hợp trong việc thực hiện kết nối liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh để cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. Sở Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan hữu quan xác minh cấp 11.628 Phiếu LLTP (tăng 2.346 trường hợp so với cùng kỳ năm 2019).
Truyền thông về thực hiện chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Mường Lát |
Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực về giám định tư pháp, luật sư và tư vấn pháp luật, công chứng, bán đấu giá tài sản, thừa phát lại, quản tài viên luật. Các tổ chức luật sư đã thực hiện 712 việc việc (trong đó tham gia tố tụng 161 việc, tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác 484 việc, trợ giúp pháp lý 67 việc), doanh thu 500 triệu đồng. các tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện 61.157 hợp đồng, giao dịch (tăng 4.677 hợp đồng, giao dịch so với cùng kỳ 2019); thu phí công chứng 17,3 tỷ đồng, nộp ngân sách 1,74 tỷ đồng, gần 600 cuộc; trong đó, tổng giá khởi điểm trên 2.300 tỷ đồng, giá bán 2.800 tỷ đồng; thu thù lao dịch vụ đấu giá gần 10 tỷ đồng và nộp ngân sách 600 triệu đồng.
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các Chi nhánh của Trung tâm đã thực hiện hoàn thành 256 vụ việc; trong đó: tham gia tố tụng 245 vụ việc, tư vấn 11 vụ việc; với 256 người được TGPL. Phối hợp với Báo Thanh Hóa xây dựng chuyên mục thông tin về TGPL, tư vấn pháp luật. Biên soạn và cấp phát cuốn Cẩm nang về TGPL để cấp phát cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn; tờ gấp pháp luật về TGPL cho người khuyết tật; các quy định về TGPL.
Trong 6 tháng cuối năm, ngành Tư pháp Thanh Hoá tiếp tục nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện chương trình công tác; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ngành có liện quan thực hiện đúng quy trình, nội dung, yêu cầu trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao chất lượng kiểm tra, rà soát văn bản; tham mưu cho UBND tỉnh triển khai kịp thời các Luật mới được Quốc hội thông qua đến cán bộ chủ chốt cấc cấp. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật PBGDPL, Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017-2021, các đề án, kế hoạch về PBGDPL đã được ban hành. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, con nuôi, lý lịch tư pháp, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý…