Ngành Tư pháp có số người trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV cao nhất từ trước đến nay

(PLVN) - Theo danh sách Hội đồng bầu cử Quốc gia vừa công bố chiều 10/6, nhiệm kỳ 2021-2026, Quốc hội Khóa XV, ngành Tư pháp có 16 người trúng cử đại biểu Quốc hội. Đây là lần đầu tiên ngành Tư pháp có số lượng Đại biểu tham gia một nhiệm kỳ Quốc hội cao như vậy.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, trúng cử tại Kiên Giang:

Với tư cách đại biểu Quốc hội Khóa XIV (nhiệm kỳ 2016-2021) đơn vị tỉnh Kiên Giang, với sự hỗ trợ của cử tri, lãnh đạo các cấp của tỉnh Kiên Giang cùng với sự cố gắng của bản thân, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long đã hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của người đại biểu Quốc hội trong công tác xây dựng pháp luật, đặc biệt là các dự án luật liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp, nhất là vùng đồng bào khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.

Đối với những lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ, ngành Tư pháp, với vai trò người đứng đầu, Bộ trưởng đã kịp thời xem xét, giải quyết. Trong nhiệm kỳ, Bộ trưởng cũng tham gia vận động kinh phí thực hiện một số hoạt động xã hội, góp phần chăm lo đời sống nhân dân, đồng bào cử tri tại các địa phương thuộc các đơn vị bầu cử.

Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp tục đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền nhà nước trong các hoạt động cụ thể thuộc thẩm quyền của Quốc hội về lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao các hoạt động của cơ quan nhà nước và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Riêng những vấn đề thuộc lĩnh vực tư pháp, với vai trò là người đứng đầu ngành tư pháp, Bộ trưởng sẽ trực tiếp lãnh đạo xem xét, xử lý.

Đối với tỉnh Kiên Giang và các địa phương thuộc đơn vị bầu cử, Bộ trưởng mong muốn được tiếp tục tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri , từ đó kịp thời phản ánh đến các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương, địa phương; tiếp tục nghiên cứu những thế mạnh, ưu tiên của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng, từ đó tham mưu những quyết sách đúng đắn đối với từng khu vực, trong đó có tỉnh Kiên Giang.

Ông Đỗ Đức Hiển - Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính, Bộ Tư pháp, trúng cử tại TP. Hồ Chí Minh:

Lần đầu tham gia nhiệm kỳ Quốc hội, ông Đỗ Đức Hiển cho biết, bản thân ông nhận thức được rằng, là đại biểu Quốc hội trên địa bàn thành phố HCM là cơ hội để được gắn bó với thành phố mang tên Bác, do đó ông tiếp tục trau dồi bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nỗ lực tận tâm hết mình để có những đóng góp cho đất nước, cho TP.HCM, xây dựng và phát triển thành phố với mục tiêu đến năm 2025 là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ công nghiệp theo hướng hiện đại, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại và nghĩa tình.

Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính Đỗ Đức Hiển. Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính Đỗ Đức Hiển.

Để làm tốt nhiệm vụ cư tri gửi gắm, tín nhiệm, với vai trò ĐBQH ông sẽ tham mưu cho Quốc hội xây dựng và ban hành kịp thời các đạo luật bảo đảm khả thi, phù hợp với thực tế, với mong muốn của cử tri và ổn định hơn, ít phải sửa đổi, bổ sung. Việc này sẽ tạo cơ chế thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có tính đến đặc thù của các đô thị lớn như TP.HCM. Ông cũng chú trọng việc đề nghị TPHCM nâng cao kỷ luật, kỷ cương, thu hút sự tham gia của cử tri, doanh nghiệp vào quá trình xây dựng luật, đề cao vai trò phản biện xã hội.

Ông Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp, trúng cử tại Bình Định:

Cục trưởng Đồng Ngọc Ba từng có 26 năm công tác trong lĩnh vực pháp luật, trong đó 13 năm công tác tại Bộ Tư pháp (gần 6 năm làm Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật). Trúng cử ĐBQH khóa mới, ông Ba cho biết sẽ nỗ lực trong việc làm cầu nối giữa địa phương và Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành ở Trung ương để tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ của Trung ương, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xây dựng Bình Định phát triển nhanh và bền vững; thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu của khu vực miền Trung, vì mục tiêu cao nhất là làm cho đời sống cả về vật chất và tinh thần của bà con ngày càng tốt hơn.

Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Đồng Ngọc Ba.

Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Đồng Ngọc Ba.

Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cam kết là ĐBQH ông sẽ luôn rèn luyện, phấn đấu, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, năng lực, kinh nghiệm công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ông Lã Thanh Tân - Giám đốc Sở Tư pháp TP Hải Phòng, trúng cử tại TP Hải Phòng:

Là Đại biểu QH khóa XIV và trúng cử Đại biểu QH khóa XV tại TP Hải Phòng, ông cam kết sẽ tích cực nghiên cứu, lắng nghe những ý kiến, quan điểm khác nhau, lựa chọn thông tin; từ kinh nghiệm công tác thực tiễn của mình để cân nhắc, đánh giá và tham gia ý kiến có chất lượng, phù hợp với thực tế, có dự kiến, dự báo sát hợp với tình hình đất nước và TP Hải Phòng vào các dự án luật được trình trong các kỳ họp của QH; quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu nguyện vọng của Nhân dân trong quá trình xây dựng luật, góp phần đưa pháp luật hiện hữu trong cuộc sống, đáp ứng nhu cầu chính đáng, thiết thực của xã hội và Nhân dân.

Ông Lã Thanh Tân - Giám đốc Sở Tư pháp TP Hải Phòng.

Ông Lã Thanh Tân - Giám đốc Sở Tư pháp TP Hải Phòng.

Ông cũng sẽ nghiên cứu đề xuất QH tập trung giám sát có hiệu quả những lĩnh vực, vấn đề mà Nhân dân quan tâm để đảm bảo cho các chủ trương, chính sách hợp lòng dân đi vào cuộc sống, đảm bảo cho luật pháp được thực hiện nghiêm minh, quan tâm đến những vấn đề gắn bó mật thiết đến đời sống Nhân dân. Đồng thời, cùng Đoàn đại biểu QH TP Hải Phòng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có trách nhiệm của TP để báo cáo, thông tin với các cơ quan có trách nhiệm của QH trong việc xem xét, thẩm tra để trình cấp có thẩm quyền cho phép Hải Phòng thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, có tính đột phá, khả thi cao...

Bà Hồ Thị Kim Ngân - Giám đốc Sở Tư pháp Bắc Kạn, trúng cử tại Bắc Kạn:

Đã từng tham gia ĐBQH khóa XIV, tái cử khóa XV, bà Kim Ngân cho biết, với những kinh nghiệm được tích lũy sau một nhiệm kỳ là ĐBQH, bà sẽ không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực; thường xuyên trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người đại biểu nhân dân; là thành viên tích cực của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn góp phần vào mỗi quyết sách của Quốc hội đều đảm bảo tính khả thi, phù hợp thực tiễn.

Giám đốc Sở Tư pháp Bắc Kạn Hồ Thị Kim Ngân, ĐBQH Bắc Kạn.

Giám đốc Sở Tư pháp Bắc Kạn Hồ Thị Kim Ngân, ĐBQH Bắc Kạn.

Trong hoạt động xây dựng pháp luật, bà sẽ tập trung nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung những văn bản luật còn mâu thuẫn chồng chéo, không phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn nhằm tạo dựng môi trường pháp luật hoàn chỉnh hướng tới bảo vệ quyền công dân, quyền con người, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức trong xã hội; sẽ kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan xem xét, cân nhắc trong quyết định các chính sách về các vấn đề quan trọng của đất nước; đề nghị Quốc hội tập trung thực hiện giám sát việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức triển khai các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt đề xuất những chính sách phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn nói chung.

Bà Phạm Thị Minh Huệ - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Sóc Trăng, trúng cử tại Sóc Trăng:

Là người gắn bó nhiều năm với công tác tư pháp, đặc biệt lĩnh vực tuyên truyền phổ biến pháp luật, bà Huệ cho biết sẽ nỗ lực để thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cử tri với Quốc hội, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Sóc Trăng Phạm Thị Minh Huệ.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Sóc Trăng Phạm Thị Minh Huệ.

Với kinh nghiệm và thực tiễn công tác trong ngành Tư pháp, trong thời gian tới, bà tích cực tham gia công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội, đặc biệt là pháp luật bảo vệ quyền con người, quyền công dân... Đặc biệt, sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức, đưa pháp luật thật sự đi vào đời sống nhân dân, góp phần nâng cao hơn nữa trình độ dân trí, ý thức sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cho mọi người dân. Tiếp tục tham mưu phát triển đội ngũ luật sư bảo đảm về chất lượng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp nhằm góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và nhu cầu của xã hội.

Bà Đỗ Thị Việt Hà - Giám đốc Sở Tư pháp Bắc Giang, trúng cử tại Bắc Giang:

Trên cương vị người đứng đầu ngành Tư pháp ở địa phương, trong nhiệm kỳ Quốc hội XV, Giám đốc Sở Tư pháp Bắc Giang cho biết sẽ không ngừng nỗ lực thực hiện tốt trách nhiệm của người ĐBQH với cử tri; luôn hành động vì quyền, lợi ích chính đáng của cử tri, Nhân dân; luôn lắng nghe, liên hệ mật thiết với cử tri để có những đề xuất, kiến nghị các giải pháp hữu hiệu cho địa phương, giải quyết kịp thời những nguyện vọng chính đáng của Nhân dân.

Giám đốc Sở Tư pháp Bắc Giang Đỗ Thị Việt Hà.

Giám đốc Sở Tư pháp Bắc Giang Đỗ Thị Việt Hà.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của ngành Tư pháp, bà Hà sẽ tiếp tục tích cực đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền và Nhân dân đề ra những giải pháp để đưa công tác tư pháp của địa phương có sự chuyển biến mạnh mẽ, đạt được chất lượng, hiệu quả tốt hơn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền PBGDPL để trang bị, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở để góp phần hạn chế đơn thư, khiếu kiện, tranh chấp; thực hiện công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, chứng thực nhanh gọn, chính xác, linh hoạt để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. Là đại biểu nữ nên Giám đốc Sở Tư pháp Bắc Giang sẽ tập trung nhiều hơn nữa vào việc thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, trẻ em, người yếu thế theo quy định để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mọi người.

Ông Bùi Sỹ Hoàn - Giám đốc Sở Tư pháp Hải Dương, trúng cử tại Hải Dương:

Trao đổi với PV Báo PLVN ngay sau khi danh sách ĐBQH được công bố, Giám đốc Bùi Sỹ Hoàn cho biết, được bầu làm ĐBQH khóa XV là một niềm vinh dự lớn. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới, ông Hoàn sẽ gắn bó chặt chẽ, thường xuyên với cử tri để phản ánh trung thực, kịp thời với Quốc hội, giúp Quốc hội ban hành những chủ trương, quyết sách sát hợp với tình hình kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng tỉnh Hải Dương phát triển bền vững.

Giám đốc Sở Tư pháp Hải Dương Bùi Sỹ Hoàn.

Giám đốc Sở Tư pháp Hải Dương Bùi Sỹ Hoàn.

Bên cạnh đó, theo Giám đốc Hoàn, ông sẽ tích cực tham gia xây dựng và giám sát thi hành pháp luật, đề xuất tập trung sửa đổi, xây dựng mới các đạo luật có liên quan chặt chẽ đến đời sống của nhân dân bảo đảm minh bạch, toàn diện, dễ tiếp cận, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong sinh sống, phát triển sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, sẽ tích cực đề nghị Quốc hội tập trung giám sát có hiệu quả việc thi hành pháp luật ở những lĩnh vực mà nhân dân quan tâm như nước sạch nông thôn, an toàn thực phẩm; hàng giả, hàng nhái; rác thải sinh hoạt, ô nhiễm môi trường; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc phòng chống tham nhũng; giám sát thực hiện pháp luật về đất đai để bảo đảm quyền lợi cho người có đất bị thu hồi…

Ông Phạm Đình Thanh, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum, trúng cử tại tỉnh Kon Tum:

Được trúng cử ĐBQH khóa XV, ông sẽ tích cực tham gia thảo luận, hiến kế trong quá trình QH bàn và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, nhất là về đảm bảo quốc phòng, an ninh; về phát triển kinh tế xã hội; về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.

Ông Phạm Đình Thanh, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum

Ông Phạm Đình Thanh, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum

Với vai trò cá nhân là một Tỉnh ủy viên - Thành viên UBND tỉnh, ông sẽ cùng Đoàn ĐBQH tỉnh nghiên cứu sâu để đề xuất, hiến kế với QH, với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về những vấn đề liên quan mật thiết đến địa phương tỉnh Kon Tum, như: Việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số; Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống của người dân, nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số; Việc bàn và quyết định về các chủ trương, giải pháp cụ thể để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương (tỉnh Kon Tum) như bảo vệ, phát triển rừng, phát triển dược liệu, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến; Nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương… để góp phần cùng với các cấp, các ngành thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Ông Bùi Mạnh Khoa - Cục trưởng Cục THADS Thanh Hóa, trúng cử tại Thanh Hóa:

Được tín nhiệm bầu là ĐBQH, ông Khoa cho biết sẽ tham gia tích cực vào hoạt động lập pháp của Quốc hội với trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng và tính khả thi của các đạo luật; nghiên cứu, kiến nghị với Quốc hội sửa đổi kịp thời các quy định của pháp luật hiện hành không còn phù hợp, đặc biệt là sửa đổi Luật đất đai, ưu tiên ban hành các luật để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững; gắn công tác xây dựng pháp luật với việc tổ chức triển khai thi hành, nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, sẽ tham gia cùng Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; thực hiện nghiêm túc chức năng giám sát của ĐBQH đối với công tác chấp hành pháp luật, nhất là về các vấn đề bức xúc mà cử tri và Nhân dân quan tâm.

Cục trưởng Cục THADS Thanh Hóa Bùi Mạnh Khoa.

Cục trưởng Cục THADS Thanh Hóa Bùi Mạnh Khoa.

Ông Khoa cho biết, sẽ cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa là cầu nối giữa địa phương với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành ở trung ương trong việc trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của địa phương nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đề ra. Đặc biệt trong công tác chuyên môn sẽ cùng tập thể lãnh đạo Cục chỉ đạo các cơ quan Thi hành án dân sự trong tỉnh bám sát chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ về công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính.

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, trúng cử tại TP. Hồ Chí Minh:

Được cử tri tín nhiệm lựa chọn làm đại biểu Quốc hội, bà Hạnh cam kết luôn tìm hiểu, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của cử tri, nhất là những vấn đề liên quan đến thể chế gắn với quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, những vấn đề bức xúc đang là điểm nghẽn của TP hiện nay về ô nhiễm môi trường, hạ tầng giao thông, an toàn thực phẩm,... phản ánh kịp thời, trung thực đến QH và các cơ quan chức năng, đồng thời tích cực giám sát các cơ quan trong việc thực hiện các kiến nghị này.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM Nguyễn Thị Hồng Hạnh.

Với kinh nghiệm và hiểu biết trong xây dựng thể chế, chủ động nghiên cứu và nắm bắt thực tiễn tại TP HCM, bà sẽ tích cực đóng góp ý kiến tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; góp phần tạo cơ chế, hành lang pháp lý cho sự phát triển chung của đất nước và cơ chế đặc thù cho sự phát triển TP HCM; đề xuất các giải pháp góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày càng minh bạch, khả thi, hiệu quả.

Là đại biểu nữ, bà cũng sẽ luôn quan tâm việc xây dựng thể chế để tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội và điều kiện học tập, lao động một cách bình đẳng thực chất; tham gia tích cực các họat động, chương trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em.

Bà Phan Thị Mỹ Dung - Giám đốc Sở Tư pháp Long An, trúng cử tại Long An:

Là đại biểu QH khóa XIV, nay được cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu QH khóa XV, bà Mỹ Dung sẽ quyết tâm thực hiện tốt vai trò là “chiếc cầu nối” giữa Nhân dân với QH; thường xuyên sâu sát cơ sở để gặp gỡ, chân thành lắng nghe dân nói để hiểu tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, những khó khăn vướng mắc trong thực thi pháp luật của Nhân dân, từ đó tham gia đề xuất cấp thẩm quyền kịp thời giải quyết. Với kinh nghiệm và thực tiễn của 23 năm công tác trong ngành Tư pháp, bà sẽ thuận lợi hơn trong việc trực tiếp tham gia xây dựng văn bản pháp quy của QH, góp phần đạt được mục đích là các chính sách, quy định của luật phải điều chỉnh kịp thời, hiệu quả cho phát triển kinh tế xã hội; mà còn phải khả thi, sát với thực tiễn, thực sự đi vào đời sống, mang lại ấm no hạnh phúc cho Nhân dân.

Giám đốc Sở Tư pháp Long An Phan Thị Mỹ Dung.

Giám đốc Sở Tư pháp Long An Phan Thị Mỹ Dung.

Bà còn cam kết sẽ quan tâm đóng góp tích cực vào việc xây dựng chính sách, pháp luật về đầu tư, quản lý đầu tư, tạo hành lang pháp lý an toàn cho nhà đầu tư với những quy định ổn định, bền vững, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần định hướng phát triển các huyện trọng điểm của tỉnh Long An thành huyện công nghiệp trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Hữu Thông – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận, trúng cử tại Bình Thuận:

Được cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu QH, Giám đốc Nguyễn Hữu Thông cho biết sẽ giữ vững chế độ tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp của QH; sẵn sàng gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri cả ngoài kỳ họp để lắng nghe, tiếp thu và phản ánh một cách đầy đủ, trung thực tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến các cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, theo dõi, giám sát việc giải quyết của các cơ quan bảo đảm mọi ý kiến của cử tri phải được tôn trọng và giải quyết có lý, có tình, đúng theo quy định của pháp luật.

Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hữu Thông.

Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hữu Thông.

Với vai trò Giám đốc Sở Tư pháp, ông sẽ nghiên cứu sâu, tích cực trong tham gia quá trình xây dựng pháp luật, nhất là tập trung sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế là những quy định pháp luật còn bất cập trong thực tiễn, tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo chức năng của QH đã được luật định. Bên cạnh đó, ông sẽ kết hợp nghiên cứu, kiến nghị với QH, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và các cấp có thẩm quyền những vấn đề có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của tỉnh, đặc biệt là chính sách cụ thể để tháo gỡ những khó khăn trong thực tế để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đồng thời, kiến nghị quan tâm đúng mức đến thủy lợi, giao thông, nông nghiệp công nghệ cao, khai thác có hiệu quả kinh tế biển gắn với phát triển công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến và các loại hình dịch vụ - du lịch, vấn đề biến đổi khí hậu và nước biển dâng…

Ông Lê Văn Thìn – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên, trúng cử tại Phú Yên:

Được cử tri tín nhiệm bầu làm ĐBQH khóa XV, người đứng đầu ngành Tư pháp Phú Yên nguyện sẽ tập trung nghiên cứu, nắm chắc diễn biến xã hội và đời sống của nhân dân để đề xuất với QH tăng cường nâng cao chất lượng và đổi mới quy trình xây dựng pháp luật; sửa đổi, bổ sung những luật còn thiếu, chưa đồng bộ, không còn phù hợp nhằm tạo dựng môi trường pháp luật hoàn chỉnh và hành lang pháp lý thông thoáng. Đồng thời kiến nghị với QH, Chính phủ và các cơ quan hữu quan xem xét thận trọng, có chính sách và biện pháp hợp lý, kiên quyết giữ vững chủ quyền quốc gia, biển đảo, bảo đảm việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế, tài nguyên của đất nước…

Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên Lê Văn Thìn.

Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên Lê Văn Thìn.

Ông cũng sẽ nghiên cứu, đề xuất với QH, Đoàn đại biểu QH của tỉnh về chương trình giám sát của QH và của Đoàn đại biểu QH tỉnh. Trong đó, tập trung giám sát việc thực hiện những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước hiện nay mà Nhân dân đang quan tâm như cải cách hành chính, chống quan liêu, nhũng nhiễu trong thi hành công vụ, chương trình xây dựng nông thôn mới, các chính sách lớn về y tế, văn hóa, giáo dục, việc làm, phòng chống oan sai trong hoạt động tư pháp, đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng chống tham nhũng lãng phí.

Ông Nguyễn Văn Quân – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang, trúng cử tại Hậu Giang:

Được cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu QH khóa XV, ông sẽ tiếp tục phấn đấu góp sức thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, của tỉnh nhà, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, gương mẫu trong công tác, sinh hoạt. Thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe, tiếp thu ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, của cử tri để phản ánh đầy đủ, trung thực với QH, thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa cử tri với QH. Ông nguyện sẽ luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri nhằm thu thập và phản ánh trung thực những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của cử tri với Đảng, QH, Chính phủ và các cơ quan có trách nhiệm của Trung ương; cương quyết bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người dân.

Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang Nguyễn Văn Quân.

Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang Nguyễn Văn Quân.

Với cương vị Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp Hậu Giang cho biết sẽ giải quyết các thủ tục liên quan đến ngành một cách công khai, minh bạch, hiệu quả, đảm bảo thời gian cho các tổ chức, cá nhân. Với trách nhiệm được giao, những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo và những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình công tác, ông sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để làm tốt nhiệm vụ của Giám đốc Sở Tư pháp cũng như nhiệm vụ của người đại biểu QH.

Ông Trịnh Minh Bình, Trưởng Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long, trúng cử tại tỉnh Vĩnh Long:

Được trúng cử ĐBQH, ông sẽ tích cực làm việc, cống hiến hết khả năng của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, xem đây là trách nhiệm của một công chức nhà nước, nghĩa vụ của một công dân phục vụ cho quê hương, đất nước mình.

Ông Trịnh Minh Bình, Trưởng Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long

Ông Trịnh Minh Bình, Trưởng Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long

Ngoài thực hiện nhiệm vụ chung của một ĐBQH theo quy định, ông hứa sẽ dùng trí lực, thể lực của bản thân để tập trung thực hiện một số nội dung như thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết của QH kết hợp với việc tìm hiểu, nắm bắt thực tế địa phương, từ đó kiến nghị, đề xuất với QH, Chính phủ những vấn đề còn chồng chéo, mâu thuẫn, gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Ở cương vị Trưởng phòng, ông sẽ tham mưu cho Ban Giám đốc Sở thực hiện hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực quản lý của Phòng như hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp…

Ông cam kết học tập kinh nghiệm của các ĐBQH khóa trước, tích cực nghiên cứu, tham gia thảo luận các vấn đề quan trọng của đất nước, các chính sách liên quan đến đầu tư, chính sách người có công, chính sách dân tộc – tôn giáo. Ông tâm niệm, ĐBQH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri, nhân dân nên sẽ không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.