Ngành ô tô Việt Nam: Cần chuyển đổi để vượt qua thách thức

Trong 8 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất xe có động cơ tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2023, sản lượng các linh kiện cũng đều tăng trưởng đáng kể. (Ảnh minh họa)
Trong 8 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất xe có động cơ tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2023, sản lượng các linh kiện cũng đều tăng trưởng đáng kể. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang trên đà phát triển, nhưng vẫn gặp nhiều thách thức do phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu và chi phí sản xuất cao. Để khai thác tối đa tiềm năng, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào chuyển đổi số, nâng cao năng lực và mở rộng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nhằm tạo bước đột phá cho sự phát triển bền vững.

Tăng trưởng nhanh nhưng tỷ lệ nội địa hóa vẫn còn thấp

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã có sự phát triển tích cực, đặc biệt là trong việc tăng cường tỷ lệ nội địa hóa. Theo Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), tỷ lệ tổng giá trị sản phẩm công nghiệp ô tô nội địa đã tăng nhanh, từ 12% năm 2018 lên 25% vào năm 2023. Các doanh nghiệp ngày càng chú trọng sản xuất cụm linh kiện, hướng tới thiết bị gốc (OEM) và thương hiệu gốc (OBM).

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất xe có động cơ tháng 8/2024 tăng 3,5% so với tháng trước và tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong 8 tháng đầu năm 2024, chỉ số này tăng 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, sản lượng các linh kiện như bộ dây đánh lửa, thiết bị động cơ và phụ tùng khác đều tăng trưởng đáng kể.

Số liệu từ Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, hiện cả nước có hơn 377 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, trong đó 46,43% là doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, số nhà cung cấp trong nước vẫn hạn chế, chưa đến 100 nhà cung cấp cấp 1 và khoảng 150 nhà cung cấp cấp 2 và 3. Tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân dưới 9 chỗ ngồi vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan và Indonesia.

Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ hiện tại chủ yếu có hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, đóng góp không đáng kể vào tổng giá trị của một chiếc ô tô.

Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tập trung vào sản xuất những linh kiện cồng kềnh, cần nhiều nhân công như săm, lốp, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa,… Trong tổng số 1.221 sản phẩm, chỉ có 287 chi tiết, cụm chi tiết đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 20%. Phần còn lại, bao gồm các linh kiện chính như động cơ, hộp số, hệ thống truyền động và hệ thống điện tử, đặc biệt là các bộ phận bán dẫn và chip, vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài.

Một chiếc ô tô có thể có tới 30.000 chi tiết linh kiện, trong đó có hàng trăm bộ phận bán dẫn và khoảng 1.400 loại chip. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước chưa có khả năng sản xuất toàn bộ các linh kiện này mà phải nhập khẩu với giá trị từ 2 đến 3,5 tỷ USD mỗi năm. Điều này làm cho tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam trong ngành ô tô thấp hơn so với các quốc gia phát triển trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và Malaysia, với tỷ lệ trung bình từ 65% đến 70%.

Ngoài ra, chi phí sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam cao hơn từ 10% đến 20% so với các nước trong khu vực do phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu. Điều này khiến cho giá bán xe lắp ráp trong nước cao hơn khoảng 20% so với các nước láng giềng.

Theo Cục Công nghiệp, tỷ lệ sở hữu ô tô ở Việt Nam chỉ đạt 23 chiếc trên 1.000 người dân, chỉ bằng 1/10 của Thái Lan và 1/20 của Malaysia. Mặc dù vậy, thị trường ô tô Việt Nam lại có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, chứng tỏ tiềm năng phát triển rất lớn.

Tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam trong ngành ô tô vẫn thấp hơn so với các quốc gia phát triển trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia...

Tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam trong ngành ô tô vẫn thấp hơn so với các quốc gia phát triển trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia...

Nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất

Để cải thiện năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô, thời gian qua Bộ Công Thương đã tích cực triển khai nhiều hoạt động hợp tác quốc tế với các đối tác phát triển, các Tập đoàn, công ty đa quốc gia.

Trong hợp tác với Nhật Bản, trong 8 Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, hai bên đã thống nhất thành lập thêm tổ công tác số 9 nhằm hợp tác phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Năm 2022, trong khuôn khổ Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản, hai bên đã thống nhất “Kế hoạch hành động hợp tác” với nhiều nội dung quan trọng như nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, đào tạo các nhà sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô, và tăng cường năng lực của các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp.

Trong đó, việc Bộ Công Thương và Toyota Việt Nam cùng đồng hành và thực hiện dự án hợp tác hỗ trợ và phát triển các nhà cung cấp nội địa trong ngành ô tô đã nhận được nhiều kết quả tích cực, bao gồm việc đào tạo cải tiến sản xuất cho hơn 60 nhà cung cấp mới, tổ chức các buổi tọa đàm và hỗ trợ 2 nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn 5S mức 3. Đặc biệt, Toyota Việt Nam đã tuyển dụng thêm 1 nhà cung cấp mới và chọn 7 nhà cung cấp tiềm năng, nâng tổng số nhà cung cấp nội địa lên 13 trong số 60 nhà cung cấp của hãng. Tổng số sản phẩm nội địa hóa đạt trên 1.000 sản phẩm các loại.

Trong năm 2024, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và Toyota Việt Nam tiếp tục triển khai Chương trình Hỗ trợ, tư vấn cải tiến cho 5 doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại SIGMA VIỆT NAM, Intech, Công ty Xuất nhập khẩu Hoa An, Nhà máy Z131 và Công ty TNHH Công nghiệp Haast Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực, tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu, và góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí và tự động hóa tại Việt Nam.

Cụ thể, Toyota Việt Nam sẽ cử chuyên gia đến làm việc với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dập, đúc, nhựa và cao su để phân tích vấn đề và cùng đưa ra biện pháp cải tiến. Thông qua sự hợp tác này, các doanh nghiệp Việt Nam hy vọng sẽ nâng cao năng lực quản trị, kỹ thuật, và tái cấu trúc sản xuất theo kinh nghiệm từ Nhật Bản, đồng thời phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp.

Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp lớn như Thaco, Hyundai Thành Công và VinFast đã mở rộng đầu tư sản xuất. Nhiều dự án lớn đã được thực hiện nhằm phục vụ cả thị trường nội địa và xuất khẩu, cho thấy dư địa phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

Cần sự chuyển đổi toàn diện

Để nâng cao hiệu quả và giá trị của ngành công nghiệp ô tô, cần thúc đẩy sự chuyển đổi toàn diện từ mục đích sản xuất đến quy trình và nhân lực.

Để nâng cao hiệu quả và giá trị của ngành công nghiệp ô tô, cần thúc đẩy sự chuyển đổi toàn diện từ mục đích sản xuất đến quy trình và nhân lực.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thị trường ô tô Việt Nam có tiềm năng rất lớn, nhờ dân số 100 triệu người và mức thu nhập bình quân đang tăng dần. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô hiện vẫn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu, chủ yếu tập trung vào sản xuất các linh phụ kiện có giá trị thấp và chưa có tính cạnh tranh cao. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ quy mô thị trường ô tô trong nước còn nhỏ, dẫn đến việc sản xuất quy mô nhỏ và khó mở rộng chuỗi cung ứng.

Về chuỗi cung ứng toàn cầu, VAMA nhận định rằng để lắp ráp một chiếc xe ô tô hoàn chỉnh, cần tới khoảng 30.000 linh kiện khác nhau. Các linh kiện này bao gồm linh kiện kim loại (như thân xe, động cơ), linh kiện cao su nhựa (cản xe, nội thất), linh kiện sợi vải (ghế nỉ), và các linh kiện điện tử. Do đó, ngành công nghiệp ô tô đòi hỏi một nền tảng công nghiệp lớn và phức tạp để có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất này.

Hiện tại, việc sản xuất linh kiện ô tô tại Việt Nam chia thành hai hướng chính: các hoạt động có giá trị cao do các doanh nghiệp FDI và thương hiệu lớn thực hiện, và các hoạt động có giá trị thấp do các doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm nhiệm. Để nâng cao hiệu quả và giá trị của ngành, cần thúc đẩy sự chuyển đổi toàn diện từ mục đích sản xuất đến quy trình và nhân lực. Đồng thời, cần đẩy mạnh chuyển đổi số và tiến tới sản xuất bền vững, hướng đến chuyển đổi xanh, phù hợp với xu hướng toàn cầu.

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước để tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện, phụ tùng ô tô toàn cầu là yếu tố quyết định. Điều này sẽ tạo động lực lớn cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng hiện đại, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp ô tô trong tương lai.

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam đối mặt với 207 vụ việc nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. (Ảnh minh họa)

'Lối thoát' cho doanh nghiệp trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

(PLVN) -  Trước sự gia tăng các vụ điều tra phòng vệ thương mại từ những thị trường lớn như Mỹ và Canada, các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khuyến nghị doanh nghiệp cần chủ động theo dõi thông tin cảnh báo, tích cực phối hợp, cung cấp thông tin... để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ lợi ích của mình trong các cuộc điều tra.

Đọc thêm

Vinachem đặt mục tiêu 3 năm để hoàn thành Dự án muối mỏ kali tại Lào

Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp (bìa trái) làm việc với đại diện Ủy ban Hợp tác Lào - Việt.
(PLVN) - “Đoàn công tác của Tập đoàn vừa có một chương trình làm việc rất hiệu quả với các Bộ, ngành, địa phương phía nước bạn Lào. Sau chuyến đi này, chúng tôi đặt mục tiêu tập trung mọi nguồn lực triển khai dự án trong vòng 3 năm”, ông Phùng Quang Hiệp - Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) trao đổi với PLVN.

Sớm áp dụng giá điện 2 thành phần cho tất cả khách hàng

Áp dụng giá điện 2 thành phần sẽ phản ánh đúng chi phí đầu tư của ngành điện. (Ảnh minh họa: EVN)
(PLVN) - Theo Bộ Công Thương, giá điện 2 thành phần đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, phản ánh đầy đủ chi phí sử dụng điện của khách hàng. Áp dụng cơ chế này ở Việt Nam sẽ quyết định bước tiến trong xác lập thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Đề xuất hoàn thiện thể chế từ cơn bão số 3

Tan hoang sau bão (ảnh: Phạm Công)
(PLVN) - Theo Bộ NN&PTNT, tổng thiệt hại kinh tế do bão số 3 và hoàn lưu sau bão ước tính ban đầu là trên 81,5 nghìn tỷ đồng. Về lâu dài, Bộ đang đề xuất hoàn thiện thể chế hướng đến mục tiêu “Từ ứng phó đến hành động sớm, tăng cường khả năng chống chịu”…

Dư địa thị trường xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc còn rất lớn

Dư địa thị trường xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc còn rất lớn
(PLVN) -  Hiện trái cây Việt Nam mới chỉ cung cấp cho các tỉnh phía Nam Trung Quốc và một vài địa phương sát biên giới, trong khi đó, thị trường nội địa Trung Quốc có nhu cầu rất lớn với mặt hàng này… Đây là ý kiến được đưa ra tại lễ khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất tại Bắc Kinh, Trung Quốc, vừa diễn ra sáng 29/9.

Thay đổi để mua bán qua Sở giao dịch phải có giao dịch hàng hóa thật

Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương chủ trì Hội thảo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (MXV) đang như một... “game”, không có hàng hóa giao dịch thật sự, trong khi đó mặt hàng cà phê đã được xuất khẩu và giao dịch thật trên sàn giao dịch hàng hóa ở nước Anh, do đó, cần phải đưa quy định hàng hóa trên Sở giao dịch hàng hóa phải là hàng thật.

Bước chuyển vượt bậc của thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng phổ biến. (Ảnh: TCTT).
(PLVN) - Trả tiền mua rau, tiền photocopy vài nghìn đồng, quét mã QR để thanh toán tiền gửi xe... là các hoạt động đã hiện diện ở nhiều nơi trên toàn quốc, thậm chí cả ở những bản làng xa xôi. Có thể nói, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã có một bước chuyển vượt bậc khi tỷ lệ thực hiện đã vượt mục tiêu tại Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025.

Để doanh nghiệp 'bắt kịp' chuyển đổi xanh

Cần ban hành sớm tiêu chuẩn phân loại xanh để doanh nghiệp có thể bắt kịp xu thế chuyển đổi xanh. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư).
(PLVN) -  Chuyển đổi xanh đang là xu hướng tất yếu trên toàn cầu. Doanh nghiệp Việt Nam đã ít nhiều biết đến xu thế này, nhưng để tiếp cận, bắt kịp và đáp ứng được chuyển đổi xanh thì đang còn gặp rất nhiều khó khăn.

'Đi trước một bước' trong quy hoạch

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sự phát triển nhanh, bền vững, đồng bộ của quốc gia, vùng, địa phương và các ngành, lĩnh vực là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Muốn làm được điều này, trước hết phải bắt đầu từ quy hoạch và quản trị quy hoạch.

Ngân hàng nhà nước ban hành Chỉ thị hỗ trợ khó khăn do bão số 3

Ngân hàng nhà nước ban hành Chỉ thị hỗ trợ khó khăn do bão số 3
(PLVN) - Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị 04/CT-NHNN về các giải pháp của ngành ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.

Khuyến nông Hà Nội: Bứt phá sau 9 tháng, tạo đà phát triển nông nghiệp bền vững

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội kiểm tra mô hình Khuyến nông trồng trọt sau cơn bão số 3 tại huyện Phúc Thọ.
(PLVN) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã ghi dấu với nhiều kết quả quan trọng trong việc phát triển các mô hình nông nghiệp bền vững. Từ việc ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đến liên kết tiêu thụ sản phẩm, các mô hình trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nông nghiệp thủ đô.

Để có những doanh nghiệp 'đầu đàn' dẫn dắt nền kinh tế

Cần chính sách dài hơi để có không gian cho doanh nghiệp công nghiệp phát triển, dẫn dắt nền kinh tế. (Nguồn: TCTC)
(PLVN) - Việt Nam đã đặt vấn đề xây dựng được những doanh nghiệp dẫn đầu, có năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế, đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phải xây dựng chính sách như thế nào để tạo dựng được những doanh nghiệp dẫn đầu này?

Phát động 2 giải thưởng về sử dụng năng lượng hiệu quả

Phát động 2 giải thưởng về sử dụng năng lượng hiệu quả
(PLVN) -  Ngày 25/9, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam tổ chức phát động “Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong Công nghiệp - Công trình xây dựng năm 2024” và “Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Chuyển đổi xanh trong lĩnh vực công nghiệp khí

PV GAS vận chuyển khí LNG từ Nam ra Bắc bằng đường sắt.
(PLVN) - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) là doanh nghiệp dẫn dắt ngành công nghiệp khí Việt Nam, đang nỗ lực chuyển đổi năng lượng xanh, coi đây là động lực mới để phát triển trong hiện tại và tương lai.