Ngành chăn nuôi: Cần có thống kê chặt chẽ

Chăn nuôi nông hộ nên chuyển hướng chăn nuôi hữu cơ để phù hợp trong giai đoạn tới - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Chăn nuôi nông hộ nên chuyển hướng chăn nuôi hữu cơ để phù hợp trong giai đoạn tới - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Giữa năm 2017, giá thịt lợn đã giảm sâu kỷ lục trong hàng chục năm qua, đến nay giá thịt lợn lại chạm ngưỡng 50.000 đồng/kg – một con số cao cũng ở mức kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Biên độ dao động quá lớn này đang phản ánh những bất cập trong lĩnh vực chăn nuôi hiện nay.

Nông hộ thiếu thông tin

Chăn nuôi nông hộ được xác định là một hình thức chăn nuôi vẫn có những giá trị riêng trong quá trình hướng đến công nghiệp hóa chăn nuôi. Tuy vậy, sau thời kỳ giá giảm kỷ lục vào cuối năm 2017, tình trạng nông hộ “treo chuồng” đã diễn ra và ngày càng phổ biến hơn ở các vùng quê.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) nhìn nhận, hiện nay các hộ chăn nuôi thiếu thông tin về tín hiệu thị trường, thiếu hiểu biết thị trường nếu chăn nuôi rời rạc, nhỏ lẻ thì họ sẽ không biết bán cho ai.

“Về thống kê, chúng ta có Tổng cục Thống kê, mỗi năm họ thống kê 4 kỳ để nắm được số lượng trong chăn nuôi, tuy nhiên cũng chỉ ở mức tương đối. Để thống kê sát nhất số đầu gia súc, chúng ta nên phối hợp với Tổng cục Thống kê để có số liệu chính xác, từ đó đưa ra chỉ đạo sát thực hơn. Chúng tôi cũng đã xác định chỉ cần 3 triệu nái với năng suất 1 nái là 21-24 con, như thế chúng ta vẫn đủ lượng thịt cung cấp cho thị trường”, ông Dương nhấn mạnh.

Ông Dương cũng đưa ra khuyến cáo: “Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ tôi cho rằng cần chuyển hướng sang chăn nuôi lợn hữu cơ, đặc sản phù hợp cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ. Nếu các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không theo được con đường chăn nuôi chuyên nghiệp thì phải có chính sách chuyển nghề cho họ hơn là buộc họ phải chăn nuôi. Còn trường hợp nào có năng lực thì tiếp tục hỗ trợ để phát triển, đặc biệt hỗ trợ cho các doanh nghiệp có ký hợp đồng với nông dân, sản xuất theo chuỗi”.

Dưới góc độ là doanh nghiệp hàng đầu trong thị trường chăn nuôi Việt Nam hiện nay, Ông Montri Suwanposri, Tổng giám đốc công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam cũng đưa ra nhận định: “Ước tính nền công nghiệp hóa chăn nuôi Việt Nam mới đi được nữa chặng đường, vẫn còn một tỉ lệ khá lớn chăn nuôi nông hộ nhỏ. Ưu thế của chăn nuôi nông hộ nhỏ là linh hoạt, dễ dàng giảm đàn để cắt lỗ cũng như tái đàn khi thuận lợi. Sự biến động này dẫn đến việc thống kê tổng đàn của cả nước còn khó khăn, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất và dễ mất cân đối cung cầu sản phẩm chăn nuôi”.

Do thiếu thông tin nên mặc dù giá lợn tăng cao, nhưng theo ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi hiện nay bà con chăn nuôi lại không được hưởng nhiều lợi ích. “Vì thời điểm này, đại đa số các hộ nuôi lợn nhỏ đã không còn lợn để bán do tác động của đợt khủng hoảng thừa trước đó. Đối tượng hưởng lợi lớn nhất lại là các trang trại lớn, các công ty, tập đoàn chăn nuôi bởi họ có nguồn cung dồi dào”, ông Vang nhìn nhận.

Giá thịt vẫn cao đến cuối năm

Dự báo về giá thịt lợn từ nay đến cuối năm, ông Nguyễn Đăng Vang, cho rằng giá sẽ vẫn ở mức cao. “Mức giá này có thể cao hơn trong thời gian tới, tuy nhiên cũng không thể cao hơn nhiều so với mức giá hiện tại nhiều do vào mùa nóng, nhu cầu tiêu dùng thịt lợn giảm đi. Còn mức giá cao thế này có thể duy trì đến bao giờ thì chưa thể dự báo được”, ông Vang đánh giá. 

Cùng với đó, ông Vang cũng cảnh báo nếu thịt lợn trong nước tiếp tục tăng giá, khả năng phải nhập khẩu thịt lợn rất cao. Bởi hiện nay giá lợn ở các tỉnh phía nam Trung Quốc giáp ranh với Việt Nam, giá lợn đang ở mức 35.000-36.000 đồng/kg.

Ông Vang cũng đưa ra lời khuyên, người chăn nuôi đang có xu hướng tái đàn, nhưng do lợn thịt sốt giá khiến cho giá lợn giống cũng tăng cao. Do vậy, người chăn nuôi không nên tăng đàn ồ ạt, nếu mua con giống với giá cao thì chi phí chăn nuôi lớn, ngoài ra cần theo dõi thêm biến động của thị trường để quyết định việc mở rộng sản xuất cho phù hợp.

Một trong những “kênh” dự báo được người chăn nuôi nghe ngóng nhất là từ các doanh nghiệp lớn có thể tạo được “cú hích” cho thị trường. Ông Montri Suwanposri, Tổng giám đốc công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, nhìn nhận: “Các yếu tố sản xuất để cung cấp sản phẩm chăn nuôi cho thị trường từ nay đến cuối năm 2018 đã được hình thành tại thời điểm hiện tại, do vậy mức độ biến động giá cả do thay đổi nguồn cung là không nhiều. Người chăn nuôi heo hiện đang có lãi thì không ai giảm đàn, mà có thể sẽ tăng đàn heo nái, nhưng tăng đàn heo nái bây giờ thì một năm sau mới làm thay đổi nguồn cung cho thị trường”.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng khuyến cáo: “Trước mắt cần tăng năng suất, tăng khối lượng thịt, đưa các sản phẩm ra thị trường nhanh nhất có thể. Đối với lợn thịt, người chăn nuôi cần có biện pháp vỗ béo tốt, như thế chúng ta sẽ có một khối lượng thịt đáng kể. Chúng ta cần tăng cao ngay năng suất sinh sản lợn giống thương phẩm phục vụ giết thịt. Để tăng cao năng suất chúng ta cần cho lợn ăn thức ăn tốt và sử dụng vắc xin đầy đủ làm cho lợn khoẻ, có như thế lợn sinh sản mới cao”.

Cụ thể, với lợn hậu bị, ông Dương cho rằng không nên vào giống ồ ạt bởi vì vào giống bây giờ thì 15 tháng sau mới có lợn con, lúc đó giá có còn cao hay không. “Chúng tôi khuyến cáo nông dân chỉ vào giống từ 10-15%, nếu chúng ta vào giống như thế sẽ không phá vỡ quy mô đàn nái”, ông Dương khẳng định.

Đọc thêm

FPT bắt tay đối tác Ireland phát triển nhân lực công nghệ và thúc đẩy ứng dụng AI

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại sự kiện.
(PLVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác của một số trường Đại học và doanh nghiệp Việt Nam với một số trường Đại học và doanh nghiệp của Ireland.

Tiếp cận thị trường dệt may EU trong bối cảnh mới

Dệt may Việt Nam phải tiến tới phát triển bền vững để giữ được thị trường EU.
(PLVN) - EU là thị trường lớn và hấp dẫn cho ngành dệt may với kim ngạch nhập khẩu từ các nước thứ ba năm 2023 là 115 tỷ Euro, trong đó, Việt Nam mới chỉ đạt 4,5 tỷ Euro. Do vậy, dư địa cho hàng Việt Nam mở rộng thị phần còn rất lớn. Vấn đề là doanh nghiệp Việt cần cập nhật và tuân thủ nhiều quy định của EU để giữ vững và phát triển thị trường lớn này.

9 tháng năm 2024, cả nước xuất siêu 20,79 tỷ USD

Hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. (Ảnh: Thái Bình)
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 81,09 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại 9 tháng năm 2024 xuất siêu 20,79 tỷ USD.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Định vị phân khúc sản xuất lúa gạo xuất khẩu phù hợp

Bộ NN&PTNT khuyến cáo vụ đông xuân 2024 - 2025 cần hạn chế phát triển sản xuất phân khúc lúa gạo chất lượng thấp.
(PLVN) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati với mức giá sàn 490 USD/tấn, thị trường gạo toàn cầu đang có nhiều biến động. Việt Nam buộc phải điều chỉnh giá gạo để cạnh tranh và nguồn cung vẫn duy trì mức ổn định.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị để được cạnh tranh bình đẳng

Doanh nghiệp bán lẻ và thương nhân phân phối xăng dầu tiếp tục kiến nghị về nội dung của dự thảo. (Ảnh: nld.com.vn)
(PLVN) - Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (thay thế hoàn toàn cho 3 nghị định về kinh doanh xăng dầu hiện hữu) đang tiếp tục được lấy ý kiến góp ý. Kiên trì đấu tranh để có được quyền cạnh tranh bình đẳng, đội ngũ thương nhân phân phối (TNPP) và doanh nghiệp bán lẻ (DNBL) xăng dầu đã tiếp tục gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ.

Khánh Hòa ứng dụng công nghệ trong chống khai thác IUU

Kỹ thuật viên Đài Thông tin duyên hải Nha Trang kiểm tra thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá. (Ảnh: Báo Khánh Hòa)
(PLVN) - Để phục vụ công tác chống các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU), tỉnh Khánh Hòa triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý tàu cá và truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Nhà đầu tư ngoại mua ròng hơn 44 tỷ đồng trên HNX trong tháng 9

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 9/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại sau 2 tháng bán ròng cổ phiếu trên HNX. Trong đó, giá trị mua vào 1.128 tỷ đồng và bán ra hơn 1.084 tỷ đồng. Tính chung trong tháng 9/2024, khối này mua ròng 44,2 tỷ đồng.

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ
(PLVN) - Tính đến hết tháng 8/2024, công tác thu nợ thuế tăng đến 29% so với cùng kỳ, song Tổng cục Thuế đánh giá, tổng số tiền thuế nợ toàn quốc vẫn ở mức cao. Tổng cục Thuế vừa có Công văn chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường công tác quản lý, thu hồi tiền nợ thuế.

Nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán

Thời gian qua, KTNN đã có nhiều đổi mới trong hoạt động và thực hiện các giải pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của đội ngũ công chức, kiểm toán viên.
(PLVN) - Nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán. Đặc biệt, khi có phát hiện kiểm toán quan trọng thì dựa trên cơ sở pháp luật, chuẩn mực kiểm toán nhà nước, các quy định của Ngành, phải báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền và đi tới tận cùng của vấn đề để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, củng cố vững chắc cho các phát hiện, kiến nghị kiểm toán.

Chuyển dịch năng lượng trong ngành Dầu khí

Kho cảng LNG Thị Vải. Ảnh: PetroVietNam
(PLVN) -  Thời gian qua, doanh nghiệp ngành Dầu khí nước ta đang có những bước đi mạnh mẽ, rõ nét trong dịch chuyển năng lượng từ đen sang xanh. Mới đây nhất, doanh nghiệp ngành Dầu khí đã ký hàng loạt văn bản với các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhằm phát triển năng lượng bền vững.