Bắt đầu từ giảm bội chi và nợ công
Theo ĐB Bùi Đức Thụ, chính sách tài khóa những năm qua đã đem lại kết quả tích cực góp phần ổn định tình hình kinh tế, xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng đã bộc lộ bất cập.
ĐB phân tích cơ cấu chi ngân sách của chúng ta bất hợp lý, tốc độ tăng chi thường xuyên lớn hơn chi đầu tư, cân đối NSNN gặp nhiều khó khăn, bội chi kéo dài nhiều năm và liên tục cao 4,5 đến 5,3% dẫn đến dư nợ công tăng cao năm 2014 60,3% GDP và 2015 tăng lên 64% DGP dẫn đến nghĩa vụ trả nợ lớn khiến việc cân đối không thực hiện đầy đủ mà phải vay đảo nợ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ: 40 nghìn tỷ 2013, 77 nghìn tỷ 2014 và 2015 chỉ cân đối 150 nghìn tỷ trả nợ và phải đảo nợ 130 nghìn tỷ.
ĐB đề nghị biện pháp tháo gỡ cho tình trạng này là phải coi nợ công là quan trọng và cấp bách, cần có giải pháp quyết liệt tập trung giải quyết từ 2014 và những năm tiếp theo.
Biện pháp thứ hai theo ĐB là cần cơ cấu lại nợ vay theo hướng tăng vay trung và dài hạn, giảm vay ngắn hạn từ đó giảm áp lực chi trả nợ trong năm, thắt chặt, triệt để tiết kiệm, kiên quyết cắt bỏ các khoản chi không cần thiết. Phải tiến dần cân đối NSNN, giảm bội chi, nợ công.
Chính sách thu cũng phải hết sức thận trọng, ngoài cắt giảm theo cắt giảm thuế quan, theo các cam kết, cần cân nhắc thận trọng cân đối thu NSNN để tiến tới giảm dần mức bội chi và giảm nợ công.
ĐB Đinh Trịnh Hải (Ninh Bình) nhận định còn nhiều tồn tại trong thu chi NSNN. Nổi bật là tình trạng có nhiều DN lợi dụng cơ chế kê khai không đúng, giả mạo giấy tờ, mua bán hóa đơn để chiếm dụng tiền thuế… 1 số DN thành lập để trốn thuế, nợ thuế rồi chây ỳ, xin phá sản thành lập DN mới mà PL không làm gì được. 1 bộ phận DN cố tình dây dưa, chậm nộp, nợ đọng thuế lên đến 10% tổng thu NSNN (8 tháng đầu năm 2014), so với tỷ lệ cho phép là 3-4%, có địa phương nợ thuế đến 20% thu NS địa phương. Nếu kéo dài không thu được “hóa bùn” tạo ra sự không công bằng cho các DN.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng cho rằng nền kinh tế chưa ra khỏi khó khăn, nợ công đang rất đáng lo. Trong tình hình như vậy, nhưng kỷ luật tài khóa của chúng ta chưa nghiêm. Báo cáo của Chính phủ về tình hình chi ngân sách Nhà nước năm nay cho thấy hầu hết các ngành đều vượt chi. Tiêu biểu như chi sự nghiệp y tế vượt trên 4.000 tỷ đồng; chi giáo dục, đào tạo, dạy nghề vượt chi hơn 1.500 tỷ đồng.
Theo đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng, ngành nào lĩnh vực nào cũng vượt chi, chỉ có ngành dân số kế hoạch hóa gia đình và chi KHCN không vượt. Kỷ luật tài khóa như vậy là kém. "Trong tình hình khó khăn ngân sách như hiện nay, nơi nào, ngành nào vượt chi thì cần phải biết xấu hổ. Người dễ dãi cho phép vượt chi cũng nên phải biết xấu hổ." - ông nói.
Theo đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng, ngành nào lĩnh vực nào cũng vượt chi, chỉ có ngành dân số kế hoạch hóa gia đình và chi KHCN không vượt. Kỷ luật tài khóa như vậy là kém. "Trong tình hình khó khăn ngân sách như hiện nay, nơi nào, ngành nào vượt chi thì cần phải biết xấu hổ. Người dễ dãi cho phép vượt chi cũng nên phải biết xấu hổ." - ông nói.
Ngân sách hạn hẹp nhưng thất thoát nhiều
ĐB Trần Đình Nhã (Thừa Thiên Huế) nhìn nhận vấn đề NSNN từ những thất thoát trong các vụ án tham nhũng, ĐB nói: Những vụ án tham nhũng làm “bốc hơi” tiền, nên dự toán NSNN năm 2015 cần bổ sung 50-70 tỷ đồng cho hoạt động này để thu hồi được tài sản tham nhũng hoặc có thể trích từ phần tài sản đã thu hồi để đầu tư cho hoạt động giám định.
Thất thoát trong NSNN còn được ĐB tỉnh Thừa Thiên Huế phân tích từ sự lãng phí nguồn cán bộ. 139.000 CQHC sự nghiệp, tương đương cấp trưởng và gấp 3-4 lần là cấp phó, phân bố không đều, có nơi 1 có nơi đến 8. Tại sao nhiều cấp phó đến vậy, do quản lý nhiều lĩnh vực, địa bàn, họp hành nhiều, giẫm chân lên nhau, làm thay cấp trưởng thậm chí cả cấp dưới. Có cấp trưởng phòng còn có cấp phó phụ trách lĩnh vực, bội chi NSNN. 30 triệu đồng/ phụ cấp chức vụ…/cấp phó sẽ tốn khoảng hơn 4.000 tỷ đồng/năm và tăng theo số lượng cấp phó. ĐB đề nghị cần phải có quy định rõ ràng về vấn đề này.
Phân tích kế hoạch chi tiêu nhân sách, ĐB Trần Du Lịch cho rằng: Chi thường xuyên tăng/tổng chi dẫn đến làm không đủ ăn, phải vay nợ nên cắt mạnh 10% trong dự toán NSNN 2015 vẫn tốt. Ông cũng cho rằng càng tăng lương càng tăng bất công.
Quan điểm này của ĐB Trần Du Lịch cũng được ĐB Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) đồng tình. “Tôi nhất trí chưa nên tăng lương. Nhưng đề nghị CP làm rõ: thời gian qua tăng lương nhanh hơn tốc độ do đó khó khăn như hiện nay phải điều chỉnh như vậy để mọi người hiểu. Trong số người hưởng lương, trừ khối DN, 3 triệu người còn 60 triệu NLĐ khác và hơn 80 triệu thì sao, chỉ quan tâm đến cán bộ công chức thôi, thì những người dân khác tính sao? – ĐB tỉnh Tiền Giang nói.
Tại phiên thảo luận sáng nay, các ĐB khá trăn trở khi báo cáo giám sát của UBTVQH cho thấy có 72.000 hộ người có công cần hỗ trợ nhà ở, quyết định dùng vượt thu 2012 bố trí một phần để giải quyết và cố gắng hoàn thành trong năm 2015 song thống kê từ địa phương là 355.000 căn hộ, vượt quá khả năng cân đối NS.
Đây là áp lực, là các khoản chi chưa có trong dự toán, làm tăng áp lực cho NS khi chưa cân đối được. Đề nghị NS 2015 bố trí để chi cho khoản này trong điều kiện không cho tăng bội chi.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân giải thích thêm, do căn cứ vào báo cáo giám sát cho thấy có 72.000 hộ cần hỗ trợ về nhà ở nên Quốc hội quyết định cho sử dụng số vượt thu của NSNN năm 2012 để bố trí. Nhưng với số thực tế gấp 5 lần như vậy nên không thể giải quyết ngay mà cần tập trung giải quyết những vấn đề trước mắt rồi NS sẽ bố trí dần.
Bình luận
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu