Ngân hàng Nhà nước “bác” thông tin thay đổi điều hành tỷ giá

Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước. (Ảnh: NHNN)
Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước. (Ảnh: NHNN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (CSTT), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định, với cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm và biên độ ±5% hiện nay, tỷ giá thị trường đã có đủ dư địa để diễn biến linh hoạt. Như vậy, một số thông tin gần đây về thay đổi điều hành tỷ giá của NHNN là không chính xác.

VND mất giá chỉ là ngắn hạn

Thông tin với báo chí cuối tuần qua, Vụ trưởng Vụ CSTT Phạm Chí Quang cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, VND giảm giá khoảng 5% so với USD, tương tự xu hướng mất giá của các đồng tiền trong khu vực: Baht Thái (-6,31%); Won Hàn Quốc (-5,66%); Yên Nhật (-10,87%); Rupiah Indonesia (-3,87%); Peso Philippines (-4,82%); Nhân dân tệ Trung Quốc (-2,04%)… Nguyên nhân là do lạm phát duy trì cao tại Mỹ, khiến thị trường quốc tế liên tục điều chỉnh dự báo và lùi thời điểm dự kiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất. Sự thay đổi kỳ vọng của thị trường về lộ trình CSTT, cắt giảm lãi suất của Fed, cùng với gia tăng căng thẳng địa chính trị tại một số vùng lãnh thổ, khiến đồng USD quốc tế tăng giá mạnh, có thời điểm chỉ số USD (DXY) tăng 5% so với đầu năm 2024, tạo áp lực mất giá lên các đồng tiền khác, trong đó có VND.

Một nguyên nhân khác là từ đầu năm đến giữa tháng 5/2024, nhập khẩu của nền kinh tế phục hồi mạnh, ước đạt 132,23 tỷ USD, tăng 19,7 tỷ USD (tăng 17,5%) so với cùng kỳ năm 2023, làm gia tăng nhu cầu mua ngoại tệ, đặc biệt nhu cầu ngoại tệ để thanh toán nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu thiết yếu phục vụ sản xuất trong nước.

Ngoài ra, trong khi Mỹ tiếp tục giữ lãi suất USD ở mức cao, lãi suất VND thấp hơn so với lãi suất USD quốc tế (khiến chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền âm), thúc đẩy tổ chức kinh tế mua ngoại tệ kỳ hạn để phục vụ thanh toán trong tương lai - chuyển nhu cầu ngoại tệ trong tương lai về hiện tại; trong khi khách hàng có nguồn thu ngoại tệ lại có tâm lý trì hoãn bán ngoại tệ cho hệ thống tổ chức tín dụng, khiến cân đối cung - cầu ngoại tệ kém thuận lợi trong ngắn hạn và gây áp lực lên tỷ giá.

Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Phạm Chí Quang, tất cả các khó khăn, thách thức của thị trường ngoại tệ trong nước chỉ là ngắn hạn, vì trong thời gian tới với đà phục hồi khả quan của xuất khẩu thì nguồn cung ngoại tệ của thị trường sẽ được hỗ trợ gia tăng, trong khi doanh nghiệp vừa qua tăng mạnh mua ngoại tệ kỳ hạn là yếu tố làm giảm bớt nhu cầu ngoại tệ trong tương lai, qua đó cân đối cung - cầu ngoại tệ có nhiều khả năng được cải thiện tích cực hơn tới đây. Đồng thời, giới tài chính quốc tế duy trì quan điểm dự báo nhiều khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm 2024, từ đó giảm bớt áp lực mất giá cho các đồng tiền trên thế giới, trong đó có VND. “Dựa trên các yếu tố căn bản trong và ngoài nước như đề cập nêu trên, nhiều tổ chức quốc tế dự báo khả năng VND tăng giá trở lại khi các yếu tố căn bản này dần được hiện thực hóa trong thời gian tới…” - ông Quang cho biết.

Linh hoạt chính sách điều hành tiền tệ

NHNN khẳng định với cơ chế điều hành tỉ giá trung tâm và biên độ ±5% hiện nay, tỉ giá đã có đủ dư địa để diễn biến linh hoạt. (Ảnh: baochinhphu.vn)

NHNN khẳng định với cơ chế điều hành tỉ giá trung tâm và biên độ ±5% hiện nay, tỉ giá đã có đủ dư địa để diễn biến linh hoạt. (Ảnh: baochinhphu.vn)

Chia sẻ về các biện pháp để ổn định thị trường ngoại tệ, hạn chế áp lực lên tỷ giá, Vụ trưởng Vụ CSTT Phạm Chí Quang cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về điều hành linh hoạt, hài hòa, hợp lý, cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá, phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu CSTT, thời gian qua NHNN đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các giải pháp, công cụ CSTT theo sát diễn biến thị trường.

Thứ nhất, NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường, hấp thụ các cú sốc bên ngoài. Đồng thời, để hỗ trợ ổn định thị trường ngoại tệ, làm dịu sức ép lên tỷ giá trong điều kiện thanh khoản VND của các TCTD tương đối dư thừa, thu hẹp mức chênh lệch lãi suất âm trên thị trường liên ngân hàng như đề cập ở trên, NHNN đã phát hành tín phiếu với kỳ hạn và khối lượng phù hợp nhằm điều tiết lượng tiền VND dư thừa, hạn chế các yếu tố gia tăng áp lực lên tỷ giá.

Thứ hai, từ ngày 19/4/2024, NHNN bán ngoại tệ can thiệp hỗ trợ thanh khoản thị trường để phục vụ các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế, đồng thời bình ổn tâm lý thị trường, từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. “Giải pháp điều tiết thanh khoản và bán ngoại tệ can thiệp được NHNN thực hiện nêu trên cũng tương tự các giải pháp được các ngân hàng trung ương trong khu vực triển khai thời gian qua” - ông Quang cho biết thêm, đồng thời lưu ý, mức giảm giá của VND thời gian qua là mức trung bình so với các đồng tiền khác trong khu vực và trên thế giới.

“Với cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm và biên độ ±5% hiện nay, tỷ giá thị trường đã có đủ dư địa để diễn biến linh hoạt. Như vậy, một số thông tin gần đây về thay đổi điều hành tỷ giá của NHNN là không chính xác và không phù hợp với mục tiêu bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, tạo tâm lý bất ổn trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp và người dân cần thận trọng trước những tin đồn” - Vụ trưởng Phạm Chí Quang đưa ra lời khuyên.

Cũng theo lãnh đạo Vụ CSTT, mặc dù tình hình quốc tế vẫn còn nhiều thách thức, khó lường, nhưng với nền tảng kinh tế vĩ mô, đối ngoại vững chắc và việc Fed dự kiến bắt đầu giảm lãi suất từ cuối năm nay, áp lực đối với tỷ giá sẽ giảm bớt. “Trong thời gian tới, NHNN sẽ điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường thông qua việc tiếp tục kết hợp đồng bộ các công cụ CSTT với việc bán ngoại tệ can thiệp hỗ trợ thanh khoản thị trường, qua đó phục vụ các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế, góp phần bình ổn tâm lý thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát” - ông Quang nhấn mạnh.

Đọc thêm

Trung tâm logistics Cái Mép Hạ (Bà Rịa - Vũng Tàu): 'Trái tim' mới của chuỗi cung ứng toàn cầu

Một góc cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải.

(PLVN) - Không chỉ là “hậu phương” cho cụm cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, Trung tâm logistics (TTLG) Cái Mép Hạ kỳ vọng trở thành một trong những mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu, nơi tích hợp đầy đủ cảng biển, kho vận, chế biến, phân phối, dịch vụ giá trị gia tăng… Nếu được phát triển đúng hướng, đây sẽ là trung tâm logistics quốc tế đầu tiên của Việt Nam mang tầm khu vực.

Hộ kinh doanh có bị truy thu khi áp dụng hóa đơn điện tử?

Doanh thu khai báo tăng lên khi sử dụng hóa đơn điện tử không phải là cơ sở để truy thu.
(PLVN) - Liên quan đến những lo ngại bị truy thu thuế của hộ kinh doanh khi áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, lãnh đạo Cục Thuế khẳng định, cơ quan thuế chỉ truy thu số thuế đã bị bỏ sót hoặc khai báo không trung thực từ các kỳ trước đó.

Kỳ 2: Tháo gỡ “điểm nghẽn” - Nhà nước và doanh nghiệp cùng đồng hành

Các doanh nghiệp kỳ vọng chính quyền xác lập tư duy đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tác phát triển để tháo gỡ khó khăn, đưa kinh tế tư nhân phát triển.
(PLVN) -  Kinh tế tư nhân tỉnh Lào Cai đã có những bước chuyển mình rõ rệt, song để vươn tới vị trí “động lực quan trọng của nền kinh tế” khu vực này vẫn đang đối diện với nhiều “nút thắt” còn tồn tại. Từ thể chế, hạ tầng đến thị trường và nguồn nhân lực, tất cả đều cần được khơi thông nếu muốn tư nhân thực sự “bứt phá”.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Nhiều địa phương đã chuyển động tích cực trong giải phóng mặt bằng

Bộ Xây dựng kiến nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Trao đổi với Báo PLVN, ông Vũ Hồng Phương - Giám đốc Ban Quản lý dự án (QLDA) đường sắt cho biết, đơn vị đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Sau khi trình Bộ Xây dựng và Chính phủ thông qua, hồ sơ dự án đã bàn giao cho các tỉnh, thành phố có tuyến đường sắt đi qua để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ tái định cư phục vụ thi công vào năm 2026.

'Siết' hàng giả trên môi trường số, Bộ Công Thương sẽ phân cấp, phân quyền cho địa phương quản lý giao dịch thương mại điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình các nhóm vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tình trạng hàng giả, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt trên môi trường số. Để tăng cường quản lý lĩnh vực này, Bộ sẽ phân cấp, phân quyền cho địa phương trong quản lý giao dịch thương mại điện tử. Đồng thời, trình Quốc hội Luật Thương mại điện tử, dự kiến Dự thảo Luật sẽ được trình trong Kỳ họp thứ 10.

Phê duyệt bổ sung hơn 38.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC

VEC cần bổ sung vốn để đủ điều kiện huy động vốn nhằm thực hiện đầu tư các dự án. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc quyết định phê duyệt phương án bổ sung vốn điều lệ cho Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), nâng tổng vốn điều lệ lên 39.366 tỷ đồng đến hết năm 2026, tăng 38.251 tỷ đồng so với mức vốn điều lệ đã được phê duyệt đến năm 2023.

Thay đổi trong áp dụng thuế khoán: Cần giải pháp để hộ kinh doanh thích nghi - Bài 2: Xây dựng hệ thống thuế hiện đại, minh bạch

Nghị định số 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ là một trong nhiều bước trong lộ trình xây dựng một hệ thống thuế hiện đại, minh bạch.
(PLVN) - Sau nhiều năm tồn tại như một công cụ thu thuế mang tính ước lượng, thuế khoán (TK) đang dần được thay thế bởi cơ chế khai thuế và nộp thuế theo doanh thu thực tế. Đây không chỉ là bước chuyển mình của chính sách thuế, mà còn là phép thử đối với năng lực quản trị, tính minh bạch và khả năng thích nghi của hệ thống quản lý nhà nước và hàng triệu hộ kinh doanh (HKD) cá thể trên cả nước…

Kỳ 1: Kinh tế tư nhân Lào Cai - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng các đại biểu tham quan không gian trưng bày các sản phẩm của tỉnh Lào Cai tại Chương trình “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc”.
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, kinh tế tư nhân đang ngày càng khẳng định vai trò là một động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai. Từ một khu vực từng bị xem là “manh mún, nhỏ lẻ”, kinh tế tư nhân đã và đang tiếp sức cho hành trình vươn lên của tỉnh, từng bước đưa địa phương trở thành trung tâm kinh tế, thương mại và du lịch năng động vùng Tây Bắc.

Mời nhà đầu tư Cảng cạn 1.700 tỷ tại Thái Nguyên

Mời nhà đầu tư Cảng cạn 1.700 tỷ tại Thái Nguyên
(PLVN) - Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên mời các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu tham gia đầu tư Dự án Cảng cạn Tiên Phong. Quy mô Cảng cạn khoảng 14,35ha với tổng mức đầu tư khoảng 1.700 tỷ, thời gian hoạt động 50 năm.

Cục Hải quan hoàn thành chuyển đổi sang mô hình tổ chức bộ máy mới chỉ trong 15 ngày

Tại buổi gặp mặt Phó Cục trưởng Trần Đức Hùng đã thông tin về một số kết quả của ngành Hải quan 6 tháng năm 2025. (Ảnh HP)
(PLVN) - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Trần Đức Hùng cho biết, chỉ sau 15 ngày Quyết định số 382/QĐ-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực (từ 1/3/2025 đến 0 giờ ngày 15/3/2025), toàn bộ công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy, nhân sự các đơn vị bên trong Cục Hải quan đã hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình tổ chức bộ máy mới.

Đầu tư hơn 251 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp trường THPT Chu Văn An

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ (TP. Hà Nội) vừa mới phát đi thông báo mời thầu gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị thuộc Dự án Cải tạo, nâng cấp Trường THPT Chu Văn An với tổng mức đầu tư 251,591 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Quận.

Liên danh Công ty Khánh Hòa - Miền Trung trúng gói thầu hơn 976 tỷ đồng tại tỉnh Khánh Hòa

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Thông tin từ Mạng đấu thầu Quốc gia, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và giao thông tỉnh Khánh Hòa vừa mới công bố kết quả trúng thầu Gói thầu số 11 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án thành phần 1 Dự án Xây dựng đường giao thông liên vùng huyện Diên Khánh thuộc Dự án Đường giao thông liên vùng huyện Diên Khánh có giá trúng thầu hơn 976,73 tỷ đồng.

So sánh thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Dù là gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa hay tư vấn, việc xác định rõ thời gian thực hiện không chỉ giúp đảm bảo tiến độ dự án mà còn là căn cứ để đánh giá năng lực, trách nhiệm của các bên liên quan. Tuy nhiên, thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn trong quá trình đấu thầu. Mặc dù có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng chúng lại mang những ý nghĩa và phạm vi khác nhau.