Ngạc nhiên với 7 truyền thống kỳ lạ ở châu Phi

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những cộng đồng dân tộc khắp châu Phi hiện giữ những tập tục kỳ lạ từ xa xưa. Một số phong tục lạ lùng này vẫn tồn tại nhiều năm nay khiến không ít người phải bất ngờ.

1. Cướp vợ - Niger

Lễ hội cướp vợ tại Niger.

Lễ hội cướp vợ tại Niger.

Bộ tộc Wodaabe tại Niger - Tây Phi, đàn ông thường đi cướp vợ của nhau. Cuộc hôn nhân đầu tiên của người Wodaabe do cha mẹ họ sắp đặt từ khi còn thơ ấu và phải là giữa anh em họ cùng dòng dõi. Tuy nhiên, tại Lễ hội Gerewol hàng năm, những người đàn ông Wodaabe trang điểm và mặc trang phục cầu kỳ, nhảy múa để gây ấn tượng với phụ nữ và hy vọng sẽ cướp được một người vợ mới.

Nếu một người đàn ông có thể cướp vợ mà không bị phát hiện, (đặc biệt là từ người chồng hiện tại có thể không muốn chia tay vợ), thì họ sẽ được xã hội công nhận.

2. Khạc nhổ để chào hỏi - Bộ tộc Maasa

Bộ lạc Maasai (được tìm thấy ở Kenya và Tanzania) coi khạc nhổ như một cách để chào hỏi.

Bộ lạc Maasai (được tìm thấy ở Kenya và Tanzania) coi khạc nhổ như một cách để chào hỏi.

Bên cạnh đó, khi một đứa trẻ được sinh ra, những người đàn ông có phong tục nhổ nước bọt vào đứa trẻ sơ sinh. Họ tin rằng điều này sẽ bảo vệ đứa bé khỏi những linh hồn ma quỷ. Các chiến binh Maasai cũng khạc nhổ vào tay trước khi bắt tay một trưởng lão. Hơn nữa, bộ tộc Maasai cũng nổi tiếng với thói quen uống máu động vật tươi.

3. Lễ hội của người chết - Malawi

Cộng đồng Chewa là một bộ lạc Bantu chủ yếu được tìm thấy ở Malawi. Theo phong tục, trong lễ chôn cất của một thành viên bộ tộc, thi thể của người đã khuất phải được rửa sạch. Xác chết được đưa đến một nơi linh thiêng, làm sạch bằng cách rạch cổ họng và đổ nước vào bên trong của người chết. Nước sau đó được vắt bỏ khỏi xác, thu gom và sử dụng để chuẩn bị bữa ăn cho cả cộng đồng.

4. Nhảy bò tót ở Ethiopia

Nghi thức Hamar để chứng minh sức khoẻ và bản lĩnh đàn ông.

Nghi thức Hamar để chứng minh sức khoẻ và bản lĩnh đàn ông.

Ở Ethiopia, các chàng trai trẻ phải trải qua một số hình thức nghi lễ để chứng minh bản lĩnh đàn ông của mình. Một chàng trai trẻ sẽ phải cởi trần, chạy, nhảy và tiếp đất trên lưng một con bò tót. Tiếp theo là chạy ngang qua lưng của một số con bò đực được sắp xếp thành đàn thẳng hàng và gắn bó chặt chẽ với nhau. Việc luyện tập này được gọi là Hamar.

5. Kiểm tra "năng lực" ở Uganda

Ở bộ tộc Banyankole, một bộ tộc thiểu số sống ở Uganda, hôn nhân có nghĩa là gánh nặng đối với dì của cô dâu. Khi một cặp vợ chồng muốn kết hôn, người dì phải quan hệ tình dục với chú rể như một "phép thử" và hơn nữa, cô phải kiểm tra trinh tiết của cô dâu.

6. Đánh nhau để kiếm vợ - Fulani

Các bộ lạc Fulani thực hành nghi thức có tên Sharo trước khi kết hôn. Ở đây, chú rể bị đánh bởi các thành viên lớn tuổi của cộng đồng để kiếm được một người vợ và sự tôn trọng. Nếu người đàn ông không đủ mạnh mẽ để vượt qua nỗi đau, đám cưới sẽ bị hoãn.

Ngoài ra, gia đình cô dâu có thể chọn Koowgal - một lựa chọn trả của hồi môn hoặc Kabbal - một nghi lễ Hồi giáo tương tự như kết hôn nhưng không có cô dâu và chú rể.

7. Căng da môi - Ethiopia và Sudan

Việc làm này được cho là giúp gây thu hút người khác giới và rất có ích trong việc nhận của hồi môn. Kích thước đĩa càng lớn, các cô gái càng được nhận nhiều hồi môn là gia súc khi đi lấy chồng.

Việc làm này được cho là giúp gây thu hút người khác giới và rất có ích trong việc nhận của hồi môn. Kích thước đĩa càng lớn, các cô gái càng được nhận nhiều hồi môn là gia súc khi đi lấy chồng.

Những người thuộc bộ tộc Surma thường được tìm thấy ở miền nam Sudan cũng như tây nam Ethiopia. Trong độ tuổi thanh thiếu niên, phụ nữ trải qua quy trình kéo dài môi bao gồm việc loại bỏ răng dưới để tạo ra một đĩa môi, đĩa môi được tăng kích thước hàng năm cho đến khi nó có kích thước đáng kinh ngạc.

Một số nam giới thực hiện quá trình tương tự này với đôi tai của họ. Họ tin rằng khi càng có nhiều vết sẹo thì bản thân càng hấp dẫn các thành viên nữ trong bộ tộc.

Tin cùng chuyên mục

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.