New Zealand không từ bỏ chiến lược "zero COVID-19" khi số ca vẫn tăng

Biển chỉ dẫn trung tâm tiêm vaccine tại Auckland, New Zealand. Ảnh: Reuters (chụp ngày 26/8/2021).
Biển chỉ dẫn trung tâm tiêm vaccine tại Auckland, New Zealand. Ảnh: Reuters (chụp ngày 26/8/2021).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với số ca nhiễm ở Auckland được báo cáo hàng ngày, Bộ trưởng Ứng phó COVID-19 của New Zealand cho biết Chính phủ sẽ không từ bỏ chiến lược "zero COVID-19".

“Chúng tôi không từ bỏ việc đưa các ca COVID-19 về con số không. Đó hoàn toàn là những gì chúng tôi đang phấn đấu”, ông Chris Hipkins nói trong một cuộc họp báo vào thứ Tư, ngay sau khi có qui định nới lỏng các hạn chế phòng dịch ở thành phố lớn nhất của đất nước này.

Sau năm tuần áp dụng qui định phòng dịch ở cấp độ bốn, Auckland đã được chuyển lên cấp độ ba vào tối thứ Ba, mặc dù một loạt các hạn chế về quyền tự do đi lại vẫn được áp dụng. Người dân chỉ được ra đường vì “những lý do được phép” như đi làm hoặc đi học, hoặc để thực hiện việc mua sắm cần thiết.

Cư dân có thể được yêu cầu cung cấp bằng chứng đảm bảo việc di chuyển đến một điểm đến cụ thể. Họ cũng được khuyến khích nhà càng nhiều càng tốt. Người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang trong các cửa hàng, trên phương tiện giao thông công cộng và trong bệnh viện, giữ khoảng cách hai mét khi ở bên ngoài. Các nhà hàng được phép mở cửa trở lại, nhưng chỉ đối với dịch vụ nhận hàng không tiếp xúc, giao hàng hoặc nhận hàng tận nơi. Tất cả các hoạt động tập trung, ngoại trừ đám cưới và đám tang, vẫn bị cấm.

Thông báo việc Auckland chuyển sang một giai đoạn chống dịch mới, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã nhanh chóng xua tan mọi ảo tưởng rằng cuộc sống đã trở lại bình thường. "Các hạn chế cấp độ ba được thiết lập để kéo dài ít nhất hai tuần và thành phố “không mở cửa”, Thủ tướng nói. Bà cũng tiếp tục khẳng định chiến lược COVID-19 gây tranh cãi của Chính phủ, lưu ý rằng New Zealand vẫn có chính sách “không khoan nhượng đối với các ca COVID-19”.

Việc Chính phủ của bà từ chối đi theo đường lối được thực hiện bởi phần còn lại của thế giới - bao gồm cả Australia, quốc gia gần đây đã từ bỏ câu thần chú "zero COVID" - khi các nhà chức trách đang phải nỗ lực ngăn chặn một ổ dịch COVID-19 ở Auckland, nơi có 23 ca bệnh mới được báo cáo vào hôm nay (22/9), nâng tổng số trường hợp trong ổ dịch cộng đồng hiện tại lên 1.108 trường hợp.

Cho đến khi sự gia tăng mới nhất này, do chủng virus Delta thúc đẩy, New Zealand đã cố gắng giữ số ca ở mức rất thấp. Kể từ khi bắt đầu đại dịch, New Zealand chỉ có 3.763 trường hợp được xác nhận và 27 trường hợp tử vong vì COVID-19.

Trong khi Chính phủ kiên quyết bám sát cách tiếp cận không khoan nhượng đối với virus, một quan chức y tế hàng đầu lại cho rằng, "có thể sẽ không bao giờ đạt được con số vô hiệu đáng mơ ước, và đề xuất thay vào đó nên tập trung vào việc tăng cường chiến dịch tiêm chủng".

Tổng Giám đốc Y tế Ashley Bloomfield nói với Radio NZ hôm thứ Tư rằng, “Chúng tôi có thể không trở lại con số 0, nhưng điều quan trọng là chúng tôi sẽ tiếp tục tìm ra bất kỳ ca nhiễm nào để truy vết, xét nghiệm và cách ly”. Ông nói thêm rằng, để lấy lại "Quyền tự do", khoảng 90% người New Zealand cần được tiêm chủng đầy đủ.

“Đó hoàn toàn là phương tiện mới, nhờ đó chúng tôi có thể quay trở lại các quyền tự do mà chúng tôi đã có ở cấp độ một và tất cả chúng tôi đều muốn làm điều đó”, ông Bloomfield nói. Cho đến nay, chỉ có 30% trong tổng số 1,67 triệu người của New Zealand đã được tiêm vaccine đầy đủ, trong khi khoảng 60% đã được tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.