Nếu không minh bạch thì đừng nói chống tham nhũng

Thiếu tướng Lê Văn Cương.
Thiếu tướng Lê Văn Cương.
(PLO) - Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an – khẳng định như vậy khi trả lời phỏng vấn Báo Pháp luật Việt Nam về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) ở nước ta. Theo ông, khi mọi hoạt động đều công khai, minh bạch thì sẽ ngăn chặn được tham nhũng.

 

Ông khẳng định, tham nhũng ở Việt Nam đã có từ lâu và chúng ta cũng đã có rất nhiều nghị quyết về PCTN. Tuy nhiên, phải nói là từ sau Nghị quyết TƯ 4 khóa XII, đặc biệt là sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp làm Trưởng ban Chỉ đạo TƯ về PCTN, công tác đấu tranh PCTN đã có bước chuyển mang tính bước ngoặt, phát triển sang một trạng thái hoàn toàn mới. Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng có 4 thành tựu PCTN nổi bật trong 2 năm vừa rồi. 

Thứ nhất, số lượng vụ trọng án được đưa ra xét xử đã nhiều hơn của 30 năm trước cộng lại. Thông qua xét xử, số cán bộ trung và cao cấp phải vào tù và bị xử lý kỷ luật Đảng cũng đã nhiều gấp 10 lần con số của 30 năm trước đây. 

Thứ hai, thông qua công tác đấu tranh PCTN, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Đảng cũng đã phát hiện ra những sơ hở, yếu kém trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội để khắc phục. Thứ ba, lần đầu tiên chúng ta đấu tranh PCTN “không có tham nhũng” như Tổng Bí thư nói. Điều này thể hiện ở việc Ủy viên Bộ Chính trị, hàng chục cán bộ cấp thứ trưởng, Chủ tịch hay Bí thư Tỉnh ủy cũng phải vào tù vì sai phạm. Thành tựu này không thể đo đếm được vì nó có tác dụng răn đe, giáo dục rất lớn đối với những người đang trong bộ máy công quyền khiến họ khiếp sợ, không dám tham nhũng. Tác dụng thứ tư là thông qua công tác PCTN này đã củng cố, khôi phục lòng tin của đảng viên và người dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Quyền lực không giám sát thì tha hóa

Thưa ông, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi phát biểu kết luận tại Hội nghị toàn quốc về PCTN vừa qua có nói về việc xây dựng cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”. Theo ông, cơ chế này cần có những yếu tố nào?

- Tôi hoàn toàn đồng tình với Tổng Bí thư là cần phải có cơ chế phòng ngừa để quan chức không thể tham nhũng được. Xuất phát từ kinh nghiệm của Singapore, một quan chức từ thủ tướng, bộ trưởng tới cấp dưới khi làm việc có 4 cơ quan theo dõi, giám sát, hệ thống luật pháp của họ rất chặt chẽ nên rõ ràng là quan chức không “cựa” được. Do đó, quan điểm của Tổng Bí thư là hoàn toàn đúng. Chúng ta cần thiết phải giám sát, vì quyền lực không giám sát thì tha hóa, đó là quy luật muôn đời, 5.000 năm vừa rồi và 5.000 năm sau cũng không có ngoại lệ. Thực tiễn công tác đấu tranh PCTN đang đặt ra vấn đề bức bách phải tăng cường hệ thống giám sát quyền lực. Vậy, giám sát bằng cách nào? Theo tôi có mấy vấn đề như sau: 

Một là, phải sửa luật pháp, làm rõ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị. Ví dụ, một việc trong bộ ấy mà sai thì Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm; một tỉnh mà sai thì Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm. Trong hệ thống luật pháp hiện nay của chúng ta không quy định trách nhiệm cá nhân rõ ràng. Luật pháp các nước trên thế giới quy định rất rõ trách nhiệm cá nhân, vì thế nên điều trước tiên là phải sửa hệ thống luật pháp, làm rõ trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị. 

Thứ hai là phải tổ chức lại cơ quan giám sát quyền lực. Với tư cách là người nghiên cứu, tôi đã phản đối việc Thanh tra Chính phủ thuộc Chính phủ, thanh tra tỉnh trực thuộc Chủ tịch tỉnh. Phải có một cơ quan độc lập, đủ quyền năng giống như Kiểm toán Nhà nước đang thực hiện chức năng kiểm toán về mặt kinh tế. Kiểm toán Nhà nước thuộc Quốc hội nên trong 2 năm qua đã làm được nhiều việc. Không ai “lấy đá ghè chân” cả, cho nên để kiểm toán tài sản thì phải có cơ quan kiểm toán thuộc Quốc hội để giám sát quyền lực cơ quan hành pháp. Thanh tra Nhà nước phải thành lập một ủy ban giám sát quyền lực quốc gia trực thuộc Quốc hội, do một Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị trực tiếp làm chủ nhiệm. 

Thứ ba là cần giao thêm nhiệm vụ, quyền hạn cho Ủy ban Kiểm tra của Đảng. Vừa rồi, tôi thấy Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã giao cho Ủy ban Kiểm tra TƯ nhiều nhiệm vụ nhưng tôi cho rằng cần phải tiếp tục mở rộng thêm nữa, giao cho Ủy ban Kiểm tra nhiều quyền năng hơn để họ làm việc. 

Thứ tư là phải minh bạch. Chính phủ phải hoạt động minh bạch, nếu không minh bạch thì đừng nói chống tham nhũng. Người ta ăn vụng trong bóng tối chứ không ai ăn vụng ngoài ánh sáng cả. Khi mọi hoạt động đều công khai, minh bạch thì sẽ ngăn chặn được tham nhũng. Các dự án nhà nước phải minh bạch, phải tổ chức đấu thầu. 

Thứ năm là phải thực hiện theo Nghị quyết của Đảng, theo Điều lệ Đảng về việc tạo điều kiện cho người dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, Đảng viên và cán bộ. Nghị quyết Đại hội Đảng đã 10 lần nói rằng phải tạo một cơ chế để người dân giám sát hoạt động của Đảng, của cán bộ, công chức, đảng viên.

Thứ sáu là phải trao quyền cho Mặt trận Tổ quốc, cho nhân dân, cho giới khoa học thực hiện chức năng giám định, phản biện xã hội đối với các phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nước phải nghe trí thức, phải nghe người dân nói. Tôi cho rằng đó là 6 vấn đề cần chú ý để thực hiện ý kiến của Tổng Bí thư.

Ý Đảng hoàn toàn hợp với lòng dân

Khi nói về phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp PCTN trong thời gian tới tại Hội nghị toàn quốc về PCTN vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh rằng bên cạnh việc xử lý nghiêm đối với những trường hợp sai phạm, chúng ta cũng cần có cơ chế để bảo vệ, khuyến khích những cán bộ, đảng viên, người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, mạnh dạn, đi đầu trong đổi mới vì sự phát triển của đất nước. Ông nhận định như thế nào về ý kiến chỉ đạo này của Tổng Bí thư?

- Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Tổng Bí thư. Bởi 10 người không chịu làm việc mà 1 người dám làm thì 9 người kia người ta không chịu. Do đó, phải hết sức ủng hộ những nhân tố mới, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Chúng ta cũng cần công khai, minh bạch trong công tác đánh giá cán bộ mà trong đó quần chúng là “bộ lọc” tốt nhất, không ai giỏi bằng quần chúng cả. Phải để cho quần chúng, đảng viên đánh giá cán bộ, như vậy sẽ tránh được các nhóm lợi ích. 

Có một vài ý kiến cho rằng, nếu quá tập trung vào chống tham nhũng có thể sẽ làm “chậm” sự phát triển của đất nước? Xin ông cho biết quan điểm về ý kiến này?

- Đấy là quan điểm ngụy biện, dối trá. Làm gì có chuyện đó. Người dân hoàn toàn ủng hộ chống tham nhũng. Trong công tác này, ý Đảng hoàn toàn hợp với lòng dân. Chống tham nhũng chỉ giúp Đảng mạnh, đất nước mạnh thêm. Công khai, minh bạch chống tham nhũng sẽ càng khiến người dân ủng hộ Đảng.

Trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh Lào Cai.

Lào Cai cần khai thác tối đa lợi thế để sớm trở thành trung tâm du lịch, kinh tế cửa khẩu của vùng và cả nước

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng tỉnh Lào Cai sẽ sớm vươn lên trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp; thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập cao nhất cả nước; có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, thân thiện, hấp dẫn...

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.