Nên có giám định pháp y khu vực?

 Cho rằng, việc thành lập Trung tâm pháp y tỉnh và Phòng giám định pháp y là dàn trải, lãng phí nhân lực, vật lực, Dự thảo Luật Giám định Tư pháp hướng tới thành lập Trung tâm giám định pháp y khu vực. Tuy nhiên, chủ trương này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Cho rằng, việc thành lập Trung tâm pháp y tỉnh và Phòng giám định pháp y là dàn trải, lãng phí nhân lực, vật lực, Dự thảo Luật Giám định Tư pháp hướng tới thành lập Trung tâm giám định pháp y khu vực. Tuy nhiên, chủ trương này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Giám định “nóng” mà chờ khu vực: không ổn

Thực hiện Pháp lệnh giám định tư pháp, đến nay hầu hết các địa phương đều thành lập Trung tâm pháp y tỉnh hoặc Phòng giám định pháp y. Tuy nhiên theo Bộ Tư pháp do một số nơi lượng việc ít dẫn đến lãng phí về nhân lực. Một số nơi khác chưa được đầu tư về cơ sở vật chất nên hoạt động hạn chế.

Dự thảo Luật Giám định Tư pháp mới quy định tổ chức giám định pháp y vẫn duy trì ở cả 3 ngành: y tế, công an, quân đội, trong đó hệ thống tổ chức giám định pháp y trong ngành y tế là nòng cốt, tổ chức ở Trung ương và khu vực (một số tỉnh, thành phố trực thuộc TW là một khu vực, tùy theo nhu cầu và điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương đó). Bên cạnh các tổ chức này thì vẫn phát huy việc trưng cầu các bệnh viện, tổ chức y tế.

“Tử thi chết không rõ nguyên nhân mà đợi Giám định pháp y khu vực thì chỉ có… chết”, ông Đoàn Văn Kỉnh, Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, lên tiếng. Ông Kỉnh dẫn chứng nhiều vụ việc chết không rõ nguyên nhân, dân bức xúc mang cả quan tài đến UBND gây sức ép. “Nếu không làm ngay mà chờ khu vực đến nơi thì không biết hậu quả sẽ thế nào?”. Nhìn xa hơn, theo ông Kỉnh “mô hình khu vực sẽ không đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm” và việc thành lập khu vực chỉ nên đối với Pháp y tâm thần.

Quan điểm của ông Kỉnh được Viện Pháp y Quốc gia tán thành cao: Nếu là giám định tư pháp thuộc các lĩnh vực khác ( để giám định các ca không cần phải làm ngay, mà một vài ngày, hoặc vài tuần chuyển cũng không sao) thì mô hình Trung tâm pháp y khu vực là hoàn toàn phù hợp. Nhưng với các ca giám định “nóng” để xác định ngay dấu vết, hoặc thu thập chứng cứ thì mô hình trên là “không khả thi”. Viện này đề nghị giữ nguyên mô hình như hiện nay hoặc có thể thành lập thêm các Phân viện hoặc Trung tâm cụm.

“Xóa sổ” pháp y tỉnh?

Chung lo lắng, bác sỹ Phạm Văn Vân - Giám đốc Trung tâm pháp y tỉnh Quảng Trị - đặt câu hỏi: “ Việc trưng cầu giám định sẽ được thực hiện như thế nào? Có còn trưng cầu tại Trung tâm pháp y tỉnh nữa hay không, nếu không ta thừa nhận “xóa sổ” Trung tâm pháp y tỉnh?”.

Khẳng định hoạt động giám định tư pháp có đặc thù riêng và mang tính chất kịp thời, Sở Tư pháp Vĩnh Phúc đề nghị Dự thảo Luật cần quy định mỗi tỉnh phải có tổ chức giám định tư pháp trong các lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự, kết hợp với việc quy định có các Trung tâm giám định lớn ở mỗi khu vực (như mô hình của Tòa án).

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị, nếu đưa ra mô hình Trung tâm giám định pháp y khu vực thì cần phải có đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc về hoạt động giám định của pháp y tỉnh thành để có cơ sở khoa học và thực tiễn, xây dựng các quy định đáp ứng tốt hoạt động giám định trong điều kiện hiện nay.

Có ý kiến cho rằng, nếu thành lập các Trung tâm giám định pháp y khu vực mà xóa bỏ các tổ chức giám định pháp y ở các tỉnh, thành hiện có thì giám định pháp y tử thi sẽ không bảo đảm, gây khó khăn, nhất là đối với các địa phương có địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, miền núi, biên giới, hải đảo….
Đông Bình

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Phiên thảo luận.

Nhiều kết quả tích cực trong thúc đẩy bình đẳng giới

(PLVN) - Ngày 6/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới nhằm tăng cường thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp – Cam kết quốc tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của Việt Nam”.

Đọc thêm

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Dao - tang vật trong nhiều vụ án. (Ảnh minh họa: anninhthudo.vn)
(PLVN) - Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.