Nên cho tư nhân đầu tư hệ thống truyền tải điện

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Ảnh: Quochoi.vn
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Ảnh: Quochoi.vn
(PLVN) - Đây là ý kiến của một số đại biểu khi thảo luận về dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), tại phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Dự luật được thảo luận ngay sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khai mạc phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 20/4. Tuy chuẩn bị trình Quốc hội thông qua nhưng nhiều ý kiến vẫn kêu đây là dự án luật "rất khó".

Trình bày dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật đầu tư PPP, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo chỉnh lý dự án Luật theo hướng thu hẹp lĩnh vực, chỉ tập trung đầu tư PPP ở những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, quan tâm đến các dự án lớn có tính liên kết vùng miền, tính lan tỏa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.

Dự thảo Luật lần này quy định 5 nhóm lĩnh vực được lựa chọn là những lĩnh vực quan trọng, thiết yếu liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông), cung cấp dịch vụ thiết yếu (điện, nước, xử lý môi trường), bảo đảm an sinh xã hội (y tế, giáo dục), phù hợp với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 (hạ tầng công nghệ thông tin).

Theo ông Thanh, có ý kiến đề nghị rà soát quy định về lĩnh vực đầu tư dự án PPP đối với hệ thống truyền tải điện để thống nhất với quy định của Luật Điện lực, vì cho rằng truyền tải điện là lĩnh vực độc quyền của Nhà nước nhằm bảo đảm an ninh nhà nước trong lĩnh vực truyền tải điện.

Còn dự thảo Báo cáo phân tích, "đầu tư PPP không phải là đầu tư tư nhân thuần túy nên quyền kiểm soát, quyết định các yếu tố liên quan đến phát triển điện, cung ứng dịch vụ truyền tải điện vẫn phải do cơ quan có thẩm quyền thực hiện, do đó việc cho phép đầu tư PPP trong lĩnh vực lưới điện không trái với quy định độc quyền của Nhà nước tại Luật Điện lực".

Trình bày thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định nguyên tắc là lĩnh vực nào doanh nghiệp làm được thì Nhà nước không cần làm, vì thế thu hẹp lĩnh vực đầu tư PPP là đúng. 

Tuy vậy, theo ông Dũng, thực tế hiện nay có một số dự án doanh nghiệp muốn có sự tham gia của Nhà nước, "ví dụ như các dự án điện, nước thì họ muốn Nhà nước tham gia để thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng".

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cơ bản tán thành quy định về lĩnh vực đầu tư của dự luật. Nhưng về lưới điện, truyền tải điện mà không cho đối tác công tư thì cần tính toán lại. “Nhiều dự án, ngân sách Nhà nước chưa đủ để làm như ở Ninh Thuận, Khánh Hòa, nhà máy điện mặt trời rất nhiều, nhưng không có truyền tải điện vì quá tải, vậy tại sao không cho PPP?”, ông Lưu đặt vấn đề.

Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khẳng định chỉ những lĩnh vực đầu tư công do Nhà nước phải đảm nhiệm nhưng doanh nghiệp không làm hoặc không đủ sức làm thì mới áp dụng PPP có hỗ trợ của Nhà nước thông qua giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đầu tư… 

Đồng ý với Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển cho rằng, truyền tải điện là đang độc quyền. Truyền tải điện và các lĩnh vực nêu trong dự án Luật vừa rồi cũng đã được Thường vụ Quốc hội đồng tình đề nghị bổ sung, "sản xuất điện thì phải cân nhắc" -  ông Hiển lưu ý.

Tin cùng chuyên mục

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Đọc thêm

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng nay (16/9) tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'

Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'
Phát biểu tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về 6 điểm tựa để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, ấm no.