NATO thừa nhận cạn kiệt kho vũ khí

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: Getty.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: Getty.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - NATO cần một ngành công nghiệp "mạnh mẽ hơn" để bổ sung kho vũ khí và đạn dược đã cạn kiệt sau một năm cung cấp cho Ukraine, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết tại một hội nghị công nghiệp ở Đức diễn ra ngày 19/6.

Theo RIA Novosti, ông Stoltenberg nhấn mạnh tại Ngày Công nghiệp ở Berlin, do Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI) tổ chức, rằng, khối quân sự do Mỹ lãnh đạo "phải tiếp tục hỗ trợ Ukraine" như họ đã làm từ năm 2014.

"Chúng ta cũng cần một ngành công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ hơn. Vũ khí và đạn dược dự trữ của chúng ta đã cạn kiệt và cần được bổ sung không chỉ ở Đức mà còn ở nhiều quốc gia trong NATO", ông Stoltenberg cho hay.

Tổng thư ký NATO nói thêm, ông đã gặp các đại diện của ngành công nghiệp quân sự vào tuần trước và thảo luận về cách tốt nhất để tăng cường sản xuất, hợp lý hóa chuỗi cung ứng. Theo ông Stoltenberg, đó là chìa khóa để duy trì sự hỗ trợ của NATO dành cho Ukraine.

Mỹ và các đồng minh đã gửi vũ khí, thiết bị và đạn dược trị giá hơn 100 tỷ USD tới Kiev vào năm 2022, sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.