NATO nỗ lực xóa bất đồng về Libya

Hôm qua, Tổ chức Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) khai mạc cuộc họp giữa Ngoại trưởng của 28 quốc gia thành viên nhằm vượt qua những bất đồng nghiêm trọng liên quan tới việc chỉ huy chiến dịch can thiệp quân sự của phương Tây vào Libya.Cuộc họp kéo dài sang ngày hôm nay tại Berlin, Đức.

Hôm qua, Tổ chức Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) khai mạc cuộc họp giữa Ngoại trưởng của 28 quốc gia thành viên nhằm vượt qua những bất đồng nghiêm trọng liên quan tới việc chỉ huy chiến dịch can thiệp quân sự của phương Tây vào Libya . Cuộc họp kéo dài sang ngày hôm nay tại Berlin , Đức.

NATO nỗ lực xóa bất đồng về Libya ảnh 1

Lực lượng nổi dậy Libya . Ảnh: AFP

Cuộc họp của NATO diễn ra một ngày sau khi Nhóm liên lạc về Libya họp tại Qatar đưa ra quyết định thành lập quỹ hỗ trợ lực lượng chống chính phủ ở Libya .

Trước thềm cuộc họp, các nhận định cho rằng các cuộc thảo luận sẽ diễn ra khó khăn, trong khi Pháp và Anh đòi hỏi cần có thêm đồng minh để không kích vào lực lượng ủng hộ nhà lãnh đạo Libya Muammar Gadhafi. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Anh David Cameron nhất trí về sự cần thiết tăng cường “sức ép quân sự” đối với Gadhafi.

Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tố cáo “các cuộc tấn công dã man và liên tục” của chính quyền Gadhafi chống dân thường, cũng như “những việc làm dã man mới” cho thấy lực lượng của ông sử dụng cả đại pháo và súng cối nhằm vào các khu dân cư ở Misrata và cắt điện, nước trong thành phố này.

Tại cuộc họp hôm 13/4 ở Doha, Qatar, Nhóm liên lạc nhấn mạnh tính cần thiết phải cung cấp cho lực lượng chống chính phủ đang giành quyền kiểm soát ở phía Đông Libya các phương tiện phòng vệ, đồng thời phủ nhận việc trợ giúp các trang thiết bị quân sự. Khoảng 20 quốc gia và tổ chức đã tham gia cuộc họp này dưới sự đồng chủ trì của Anh và Qatar , sau gần 4 tuần diễn ra chiến dịch can thiệp quân sự đa quốc gia vào Libya .

Theo thông cáo cuối cùng, Nhóm liên lạc đã quyết định “thiết lập cơ chế tài chính tạm thời” để trang bị cho Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (TNC) – tổ chức chính trị của lực lượng nổi dậy ở Libya – các phương tiện trợ giúp và đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các khu vực do lực lượng nổi dậy kiểm soát. Nhóm liên lạc cũng công nhận TNC là “đại diện hợp pháp” của nhân dân Libya và nhắc lại sự cần thiết phải ra đi của Đại tá Gadhifi để chấm dứt cuộc khủng hoảng tại nước này.

Ngoài ra, Nhóm liên lạc về Libya cũng quyết định ủng hộ lực lượng nổi dậy, kể cả về vật chất trong khuôn khổ các nghị quyết 1970 và 1973 của Liên Hợp Quốc trong đó có cả biện pháp cấm vận vũ khí. Khi được hỏi về quyết định này, các Ngoại trưởng Anh và Italia đã tỏ ra có ý kiến khác nhau. Ngoại trưởng Anh William Hague nhắc tới việc cung cấp các phương tiện truyền thông, nhưng Ngoại trưởng Italia Franco Frattini cho rằng “nghị quyết 1973 không cấm cung cấp vũ khí, khí giới không tấn công, khí giới tự vệ”.

Thủ tướng Qatar Hamad ben Jassem ben Jabr Al-Thani thì nhấn mạnh, nhân dân Libya có quyền đảm bảo sự an toàn của mình trước các cuộc tấn công không ngớt của lực lượng ủng hộ ông Gadhafi, rằng việc phòng vệ cần thiết phải có các trang thiết bị, không phải để tấn công mà để phòng vệ. Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe thì nhắc tới sự ủng hộ về mặt tài chính chứ không phải là vấn đề “giao vũ khí”.

Lực lượng chống chính phủ ở Libya cho biết họ có thể đề nghị một số quốc gia thành viên liên quân giúp đỡ vũ khí phòng vệ để bảo vệ dân thường. Ông Mahmud Chamman, người phụ trách thông tin của TNC, đã loại trừ việc TNC bỏ tiền mua vũ khí nhờ vào các khoản quỹ mới, đồng thời khẳng định Hội đồng sẽ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân Libya.

Trong một diễn biến khác, 5 nước thuộc nhóm Brics gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi hôm 13/4 nhóm họp tại Sanya, Trung Quốc đã tuyên bố phản đối việc sử dụng vũ lực tại Libya và Trung Đông. Trong số những nước này, chỉ có Nam Phi đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của LHQ, mở đường cho các cuộc không kích của liên quân vào Libya, trong khi 4 nước còn lại, đặc biệt là Trung Quốc và Nga, đã bỏ phiếu trắng, lo ngại thường dân sẽ trở thành nạn nhân của hành động sử dụng vũ lực.

Trên chiến trường Libya , hôm 13/4 Mỹ tiết lộ máy bay chiến đấu của Mỹ vẫn không kích vào hệ thống phòng không của Libya . Lực lượng nổi dậy đã giành lại quyền kiểm soát thành phố chiến lược Ajdabiya, cách Benghazi 160km về phía Nam, song lực lượng ủng hộ ông Gadhafi vẫn gây sức ép đối với họ tại đây.

Tại Tripoli hôm 13/4 xảy ra hai vụ nổ lớn. NATO thông báo đã đánh bom các kho đạn ở gần Al-Aziziya, cách thủ đô Tripoli khoảng 20km về phía Tây Nam . Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Kaaim tối 23/4 nói rằng, Qatar đã cung cấp tên lửa chống tăng của Pháp cho lực lượng nổi dậy ở Benghazi .

Q.M (theo AFP, BBC)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.