NATO điều hành mọi hoạt động quân sự tại Libya

Sau những cuộc đàm thoại căng thẳng, liên minh cuối cùng đã đi đến nhất trí về vấn đề quân sự và chính trị ở Libya: NATO sẽ nắm quyền điều hành mọi hoạt động quân sự nơi đây.

Sau những cuộc đàm thoại căng thẳng, liên minh cuối cùng đã đi đến nhất trí về vấn đề quân sự và chính trị ở Libya : NATO sẽ nắm quyền điều hành mọi hoạt động quân sự nơi đây.

NATO điều hành mọi hoạt động quân sự tại Libya ảnh 1
Con trai út Khamis Gaddafi (bên trái).

Sau những cuộc đàm thoại căng thẳng, cuối cùng ba nước Anh, Pháp và Mỹ đã đi đến nhất trí về vấn đề quân sự và chính trị ở Libya: NATO sẽ tiến hành kiểm soát hoạt động quân sự vùng cấm bay ở Libya dưới sự chỉ huy của Đô đốc James Stavridis, người Mỹ, chỉ huy tối cao của liên minh.

Còn việc giám sát chính trị sẽ được giao cho một cơ quan riêng biệt được thành lập từ các thành viên của liên minh không nằm trong khối NATO, bao gồm các quốc gia Ả Rập như Qatar và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.

Điều này cho thấy NATO không hoàn toàn là chỉ huy của cả cuộc chiến như trong chiến dịch ném bom vào các mục tiêu ở Serbia trong chiến tranh Kosovo 1999, bởi thông thường NATO sẽ kiêm nhiệm luôn việc kiểm soát chính trị, từ đó dẫn đến đưa ra những hành động quân sự phù hợp.

Kế hoạch này đã được đưa ra trước hội đồng liên minh hôm thứ 4 (23/3) và được 28 nước thành viên nhất trí. Sự kiện này thể hiện sự thất bại của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, trong nỗ lực làm giảm bớt vai trò của liên minh.

Mục tiêu ban đầu của ông Sakorzy là thuyết phục Anh xây dựng một liên minh Anh – Pháp nhằm điều khiển toàn bộ hoạt động quân sự ở Libya . Nhưng đề nghị ngày đã vấp phải sự phản đối gay gắt của Thủ tướng Anh David Cameron khi ông này khăng khăng rằng NATO là sự lựa chọn tốt nhất cho vị trí đó. Trước đó mấy ngày, các thành viên mới của NATO như Rumania và Cộng hoà Séc tuyên bố sẽ chỉ tham gia chiến dịch nếu NATO chỉ huy.

Mục tiêu của Mỹ hiện nay là gia tăng sức ép “từ trên không xuống mặt đất” bằng cách tăng cường các đợt tấn công bởi quân đội của Gaddafi vẫn đang vây hãm những thành phố quân nổi dậy chiếm đóng và giết hại dân thường.

Liên quân hiện đang triển khai một kế hoạch nhằm vào đội tàu chiến gồm 10.000 quân do con trai út của Gaddafi, Khamis Gaddafi, 27 tuổi chỉ huy. Kế hoạch này do Đô đốc Samuel Locklear chỉ huy. Hạm đội 32 của anh đang đóng quân ở bờ biển Libya . Các tàu ngầm tuần tra dày đặc quanh vùng. Hơn 160 quả tên lửa Tomahawk cũng đã được bắn ra.

Có thông tin cho rằng Khamis Gaddafi đã bị thương nặng trong một trận không kích giữa quân đội Gaddafi với phe nổi dậy và chết trong bệnh viện hôm 21/3. Tuy nhiên chính quyền Gaddafi đang ra sức phủ nhận điều này.

Trong khi lãnh đạo liên minh đang cân nhắc về số phận của Libya , các cuộc không kích vẫn diễn ra quyết kiệt, nhằm tiêu diệt quân đội của ông Muammar Gaddafi. Quân đội của ông Gaddafi đã bị tổn thất khá nặng nề trong trận chiến thảm khốc hôm thứ ba (22/2).

Về phần mình, ông này đã lên tiếng chỉ trích các cuộc không kích của liên minh mà ông gọi là  “một nhóm phát-xít và cho rằng chúng “vi phạm” các điều ước của Liên Hợp Quốc.

Trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông tuyên bố sẽ giành chiến thắng. Ông cũng đưa ra lời cảnh báo về một “cuộc thánh chiến do các chiến binh thần thánh Hồi giáo lãnh đạo”.

Vân Anh (tổng hợp)

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.