Nâng tuổi nghỉ hưu lên 62 với nam và 60 với nữ từ ngày 1/1/2021?

Đa số công nhân không muốn kéo dài tuổi nghỉ hưu
Đa số công nhân không muốn kéo dài tuổi nghỉ hưu
(PLO) -Thời gian qua, vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu luôn được dư luận quan tâm và từng được đặt ra nhiều lần trong quá trình soạn thảo Luật Bình đẳng giới năm 2007, Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Mới đây nhất, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lần thứ 3 đề xuất các phương án nâng tuổi nghỉ hưu trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Nhằm bảo đảm cân đối quỹ hưu

 “Từ ngày 1/1/2021, lao động nam đủ 60 tuổi, nữ 55 cứ mỗi năm tăng thêm 6 tháng làm việc cho đến khi nam đủ 62, nữ 60 tuổi sẽ nghỉ hưu”. Đây là một trong hai phương án được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đưa ra nhằm sửa đổi quy định hiện hành và đề xuất cho phép nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động theo lộ trình, từ năm 2021. Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH cũng có phương án giữ nguyên như hiện nay, nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

Theo dự thảo tờ trình của Bộ LĐ-TB&XH, hiện có nhiều ý kiến đề nghị không nên tăng tuổi nghỉ hưu vì người lao động không muốn kéo dài thời gian làm việc mà mong được nghỉ hưu ở độ tuổi hiện hành để hưởng lương hưu. Việc kéo dài tuổi nghỉ hưu cũng được cho không phù hợp với người lao động làm việc trong các ngành nghề lao động chân tay. Với cán bộ công chức, hành chính nhà nước dẫn đến tình trạng "tham quyền cố vị".

Tuy nhiên, theo Bộ LĐ-TB&XH, việc đề xuất tăng tuổi hưu được cho là một trong những giải pháp nhằm bảo đảm cân đối quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn. Bởi, nếu tiếp tục giữ nguyên các quy định hiện nay về mức đóng - mức hưởng, thời gian đóng - thời gian hưởng thì sẽ mất cân đối quỹ.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng có tính toán cho thấy từ năm 2023, quỹ hưu trí và tử tuất sẽ rơi vào trạng thái thu trong năm không đủ bù chi, bắt đầu trích từ phần quỹ kết dư để chi trả; từ năm 2034, phần quỹ kết dư được chi trả hết dẫn đến nhà nước phải bố trí ngân sách để bù đắp.

Cụ thể, một nam giới có 30 năm đóng BHXH, về hưu ở tuổi 60 sẽ được hưởng lương hưu bằng 75% lương trung bình đã đóng BHXH. Trong 30 năm (360 tháng) tham gia BHXH, mỗi tháng đóng 22% tiền lương thì NLĐ đóng vào quỹ 79 tháng lương trung bình. 

Số tiền này chỉ đủ chi trả trong 105 tháng lương hưu (hoặc 9 năm), nếu tính cả lãi suất đầu tư quỹ thì có thể trả đủ cho 12 năm lương hưu. Trong khi tuổi nghỉ hưu trung bình của lao động nam ở nước ta là 54,2, nữ 52,6, tuổi thọ trung bình của lao động nam 70,8 tuổi (16,6 năm hưởng lương hưu), nữ 76,1 tuổi (23,5 năm hưởng lương hưu). Muốn bảo đảm bền vững tài chính của quỹ, nếu không tăng tuổi nghỉ hưu, chỉ có 2 cách: nâng mức đóng của người lao động và doanh nghiệp hoặc giảm mức hưởng lương hưu.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, nâng mức đóng là rất khó vì tăng gánh nặng tài chính của người lao động và làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Giảm mức hưởng cũng dẫn đến khó bảo đảm cuộc sống của người hưởng lương hưu. 

Bộ LĐ-TB&XH cho rằng phương án được tính đến là đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu để cân bằng giữa thời gian đóng, mức đóng và thời gian hưởng, mức hưởng. Dự kiến. dự thảo này sẽ được trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 5/2019, biểu quyết vào kỳ họp tháng 10/2019.

Lao động chân tay không đồng tình

Trao đổi với báo chí, Viện trưởng Viện Công nhân, Công đoàn Vũ Quang Thọ nêu quan điểm: "Hai lần thất bại của Bộ LĐ-TB&XH là do đặt vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu thời điểm không hợp lý bởi liên quan nhiều vấn đề xã hội. Những người thích kéo dài tuổi đi làm theo tôi chủ yếu là chị em phụ nữ, các nhà lãnh đạo nên Bộ quyết tâm đưa ra thêm một lần nữa để phục vụ cho tầng lớp này. Còn công nhân lao động họ chỉ muốn rút ngắn thời gian làm việc, với lao động nữ chỉ cần 45 tuổi, quá hơn thì 50 tuổi chứ không cần nhiều, lao động nam cũng 55-58 tuổi là cùng, không cần 60 tuổi. Khảo sát của Viện tôi đối với 4.000 công nhân lao động thì có 30% muốn nghỉ sớm. Đặc biệt là công nhân ngành dệt may, chế biến thủy sản, làm đường giao thông đều mong muốn nghỉ sớm vì rất vất vả, 10 người thì 9 người muốn nghỉ sớm.

Lần này, Bộ LĐ-TB&XH đưa ra điểm mới là tăng theo lộ trình, nhưng ông Thọ nghĩ vẫn không hợp lý, nên giữ mức cũ. 

“Rõ nhất là nhìn vào cung cầu thị trường lao động, chúng ta đang có nguồn nhân lực khá dồi dào đang dư thừa, hiện nay cung lao động đang nhiều hơn cầu lao động nên phải tính toán khi tăng tuổi nghỉ hưu sẽ có bao nhiêu người thất nghiệp, làm sao thu hút được lao động trẻ sáng tạo. Trong khi, những người muốn làm thêm là làm trong lĩnh vực nghiên cứu, quản lý lãnh đạo, mưa không đến mặt, nắng không đến đầu, lương cao, bổng lộc nhiều” – ông Thọ phân tích.

PGS.TS Nguyễn Hữu Tri - Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý cho rằng: "Việc tăng tuổi nghỉ hưu theo tôi cần phải làm theo từng nhóm đối tượng lao động. Theo đó, vẫn nên giữ nguyên độ tuổi nghỉ hưu đối với bộ phận lao động công việc nặng nhọc độc hại (nữ 50 và nam 55 tuổi). Việc tăng tuổi nghỉ hưu có thể triển khai trước đối với khối hành chính, sự nghiệp; còn những lao động trực tiếp sản xuất sẽ là nhóm đối tượng tăng tuổi nghỉ hưu sau cùng". 

Cũng theo ông Tri, với nền kinh tế trí thức sau này phát triển công nghiệp thì kéo dài tuổi nghỉ hưu của lao động trực tiếp là khó khăn. Nhưng ở Việt Nam lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ khá lớn, đó là điểm mấu chốt có thể chỉ ra thời điểm này là chưa hợp lý để giải quyết.

Còn tại Hội nghị ngành LĐ-TB&XH diễn ra ngày 17/1 vừa qua, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp giải thích một số cơ sở về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu. 

Cụ thể, thứ nhất, tuổi nghỉ hưu hiện hành đã thực hiện đến nay khoảng 50 năm mà chưa từng điều chỉnh lần nào. Thứ hai là trên thế giới, các nước đều theo xu hướng nâng dần tuổi nghỉ hưu. Nhiều nước đã thực hiện tuổi nghỉ hưu hiện nay là 65 – 67 tuổi. Thứ ba, chúng ta đều mong muốn thu hẹp khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ. Đây là một trong những nội dung của Công ước CEDAW về chống phân biệt đối xử về giới. Thứ tư, rất nhiều tính toán, khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, của Ngân hàng Thế giới kiến nghị với Việt Nam để bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội.

Ông Diệp cho biết, việc điều chỉnh lộ trình nâng tuổi nghỉ hưu có nhiều phương án. Phương án hiện được đưa ra trong Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi là mỗi năm tăng 6 tháng, đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Về lâu dài sẽ nâng đến tuổi 65. Còn phương án nữa là mỗi 1 năm nâng dần tuổi nghỉ hưu của nam và nữ 3 tháng với lý do nếu điều chỉnh tốc độ nhanh quá có thể có những cú sốc cho thị trường lao động. Cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đang là cao nhất và hàng năm lại có thêm lực lượng tham gia vào thị trường lao động. 

“Nhưng chúng ta cũng phải nhìn vào bối cảnh dân số Việt Nam đang già hóa. Trước đây, mỗi năm tăng thêm 1,5 – 1,7 triệu người tham gia vào thị trường lao động, còn hiện nay con số này chỉ dao động 800 – 900 nghìn và trong tương lai với tốc độ già hóa dân số thì khi Việt Nam có cơ cấu dân số già, số người ra khỏi độ tuổi lao động so với số người bước vào độ tuổi lao động sẽ mất cân bằng. Vì vậy, điều chỉnh lộ trình nâng tuổi nghỉ hưu là điều chỉnh lâu dài, chứ không phải điều chỉnh ngay lập tức. Trên cơ sở đó, trong Bộ luật Lao động sửa đổi, chúng tôi đang đề xuất nâng dần độ tuổi nghỉ hưu” – ông Diệp nói.

Đọc thêm

Ra mắt Câu lạc bộ Pickleball VNPT Đắk Lắk

Câu lạc bộ Pickleball VNPT Đắk Lắk chính thức ra mắt từ ngày 24/11/2024.
(PLVN) - Theo lãnh đạo của VNPT Đắk Lắk, việc thành lập Câu lạc bộ (CLB) Pickleball VNPT Đắk Lắk là minh chứng rõ nét cho sự quan tâm của lãnh đạo, công đoàn, Bưu chính viễn thông Đắk Lắk đến sức khỏe và đời sống tinh thần cán bộ công nhân viên và người lao động...

Lấy ý kiến sửa quy chế tuyển sinh đại học

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ GD&ĐT lấy ý kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư số 08 ngày 6/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân, lãnh đạo Bộ GTVT giai đoạn 2011-2021

Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra liên quan đến Bộ GTVT.
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bảo đảm quyền lợi khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nằm trong quy hoạch?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn đọc Minh Phúc (Hà Nội): Tôi vừa ký hợp đồng chuyển nhượng 1 thửa đất tại huyện Đông Anh vào đầu tháng 10 năm 2024, đang làm thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai thì phát hiện thửa đất nằm trong quy hoạch, có khả năng sẽ bị thu hồi để mở rộng đường. Xin hỏi, trong trường hợp này tôi phải làm gì để bảo đảm quyền lợi của mình?

Quy định mới về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng: Một số doanh nghiệp cho rằng cần thêm khoảng thời gian phù hợp để chuẩn bị

DN ủng hộ việc tăng cường quản lý để phát triển bền vững thị trường VLXD, nhưng đề xuất có lộ trình phù hợp. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Ủng hộ việc tăng cường quản lý nhà nước để phát triển bền vững, ổn định thị trường vật liệu xây dựng (VLXD), song một số doanh nghiệp (DN) cho rằng quy định của Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa VLXD vừa ban hành sẽ có hiệu lực từ 16/12/2024 là hơi gấp gáp, DN nêu ý kiến cần thêm thời gian để chuẩn bị; do thực hiện chứng nhận hợp quy đối với hàng nhập khẩu phải qua nhiều bước, mất nhiều thời gian.

Sở Xây dựng Hà Nội: Kiểm tra xác minh phản ánh “tháo dỡ công trình gây hư hại nhà hàng xóm”

Căn nhà ông Cảnh liền kề công trình đang được phá dỡ. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan đơn thư của ông Nguyễn Trọng Cảnh (ngụ ngách 23, ngõ 82, phố Chùa Láng, quận Đống Đa, TP Hà Nội) phản ánh nhà liền kề phá dỡ gây mất an toàn, ảnh hưởng tài sản, kết cấu nhà mình; đại diện Sở Xây dựng cho biết đã thực hiện kiểm tra, xác minh cũng như hỗ trợ UBND quận Đống Đa giải quyết theo thẩm quyền.

Lừa đảo qua mạng bị xử lý ra sao?

Lừa đảo qua mạng bị xử lý ra sao?
(PLVN) - Vừa qua, trên mạng xuất hiện nhiều người bị chiếm quyền điều khiển tài khoản Telegram, sau đó bị lừa chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Vậy, hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?

Tiếp vụ dấu hiệu gian dối trong một hồ sơ khai tử tại Quận 8 (TP HCM): Cần giám định chữ ký trong bộ hợp đồng chuyển nhượng tài sản

Tiếp vụ dấu hiệu gian dối trong một hồ sơ khai tử tại Quận 8 (TP HCM): Cần giám định chữ ký trong bộ hợp đồng chuyển nhượng tài sản
(PLVN) - Sau khi PLVN có bài viết “Dấu hiệu gian dối trong hồ sơ khai tử “đại gia” nổi tiếng quận 8, TP HCM”, nhiều độc giả quan tâm, thắc mắc, đặt câu hỏi “chết thực tế ngày 20 nhưng gian dối khai tử lùi ngày thành 27/12 để làm gì?”. Đây cũng chính là vấn đề mà một số người liên quan sự việc đã có đơn đề nghị cơ quan chức năng làm rõ.

Hà Nội: Thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hội nghị công bố Quyết định của UBND Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí .
(PLVN) - Ngày 20/11/2024 , UBND Thành phố quyết định ban hành Quyết định số 6037/QĐ-UBND thành lập “Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội” do đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Sự việc thu hồi đất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản Cảnh Long (Thanh Hóa): Trả lời của UBND TX Nghi Sơn

Sự việc thu hồi đất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản Cảnh Long (Thanh Hóa): Trả lời của UBND TX Nghi Sơn
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 4148/UBND-GPMB của UBND TX Nghi Sơn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo, trả lời Báo PLVN về giải quyết đơn thư của ông Lê Ngọc Thách (ngụ tổ dân phố Nam Châu, phường Hải Châu) theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 11186/UBND-TD ngày 2/8/2024.

Tiêu chuẩn khám sức khoẻ lái xe từ năm 2025

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ Y tế mới ban hành Thông tư số 36 ngày 16/11/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'
(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của bạn đọc cho rằng có dấu hiệu nâng khống hóa đơn trong việc thi công dự án xây dựng mới trụ sở làm việc TAND huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh): mới đây, TAND tối cao đã có Văn bản 312/TANDTC-KHTC phản hồi Báo PLVN, cho biết, việc lập dự toán của dự án đã bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Chủ đầu tư căn cứ trên kết quả thẩm tra, thẩm định của các bên liên quan để phê duyệt dự toán, tổ chức đấu thầu. Không có dấu hiệu nâng khống giá trong việc lập dự toán xây dựng công trình.