Nâng niu từng phím dương cầm

Nâng niu từng phím dương cầm
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hà Nội có thể coi là phố nghề, người ta làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Nghề đây hầu hết là cha truyền con nối và nghề sửa đàn dương cầm cũng vậy.

Tôi quen anh Thắng và đến thăm xưởng đàn của anh nằm sâu trong ngõ nhỏ ở con phố Vạn Phúc. Ở đây không gian như không hề có mối liên hệ với sự ồn ã của phố phường, chỉ có tiếng rao theo con ngõ và tiếng đàn vang lên mỗi khi anh Thắng lên cung đàn hay kiểm tra cường độ âm thanh. Không gian lặng thinh lý tưởng cho người thợ để khi một tiếng đàn vang lên họ biết được cây dương cầm này đang “mắc bệnh gì”. Đó cũng là một khả năng tinh tế về mặt âm nhạc tuyệt vời mà hiếm người có được.

Tôi biết bố anh Thắng là bác Quý - một thợ sửa đàn dương cầm hàng đầu ở Hà Thành trong Khu tập thể Khâm Thiên. “Ông cụ đã mất rồi, bây giờ anh vẫn tiếp tục con đường cụ đi” – con trai ông cụ nói giọng bùi ngùi.

Tôi vẫn còn nhớ bác Quý, đó là hình ảnh một ông già cao lớn, với bộ râu dài, lọc cọc chiếc xe đạp với túi đồ nghề, đi tới những khách sạn sang trọng bậc nhất Thủ đô hay những gia đình khá giả để “khám bệnh” cho cây piano. Hồi đó, ông được coi là bậc thầy trong nghề sửa dương cầm ở Hà thành và sự ra đi của ông khiến anh Thắng có một khoảng trống ghê gớm. “Ông cụ là người học ngành cơ khí từ thời Pháp. Cụ đến với nghề bằng sự mày mò, ham học hỏi và sáng tạo từ năng khiếu của mình. Cụ không được học nhạc như tôi, nhưng nhạy cảm về âm thanh thì cụ bậc thầy. Hàng chục năm làm công tác tuyên huấn, rồi làm nghề cho Hội Nhạc sỹ Việt Nam, cụ đã truyền lại cho tôi cả kinh nghiệm và sự tử tế trong công việc” – anh Thắng hồi tưởng về cha.

Ở Hà Nội, hồi trước người làm nghề sửa đàn dương cầm như bác Quý là rất hiếm hoi, có thể nói là chỉ có vài người. Nhưng cuộc đời truân chuyên của anh Thắng khiến anh đã không theo nghiệp bố từ khi nhỏ cho dù theo học ngành nhạc tại Nhạc viện Hà Nội.

Anh Thắng từng tốt nghiệp ngành Violon, rồi tham gia giải phóng miền Nam, nhưng khi đoàn quân đi đến Đà Nẵng thì hoà bình đã lập lại, non sông thu về một mối. Anh trở về Thủ đô làm văn công đường sắt, rồi văn công quân khu II. Cuộc sống biểu diễn của các đoàn văn công bình lặng và anh quyết định vào Đà Lạt vào năm 1984.

Tại vùng cao nguyên duyên dáng này, anh đã có nhiều năm làm công việc biểu diễn. Nhưng bốn năm ở đây, cũng không làm anh thôi mong về Hà Nội và những quyến rũ của miền đất hoa không níu giữ được anh. Anh trở về Hà Nội và bắt đầu theo nghiệp chữa đàn dương cầm của bố.

Nói vậy chứ ngày đầu, anh Thắng vẫn chưa bắt quen với cái nghề mẫn cán, tỷ mỉ, cẩn trọng và cần không gian im lặng này. Hằng ngày thấy bố mình lặng lẽ với chiếc xe đạp cọc cạch trên từng con phố Hà Nội làm công việc âm thầm, tiền công không là bao, anh cũng nản. Nhưng rồi tự lúc nào anh gắn với nghề và từ năm 1992 cùng người cha thương yêu của mình lắng nghe từng âm thanh của biết bao tiếng đàn trong thị thành. Từ ngày nắng hay mưa, giá rét hay nóng nực, người ta gọi là hai bố con lên rong ruổi lên đường.

“Nghề chữa đàn cũng như mọi nghề khác, đòi hỏi phải có cái tâm trong sáng. Tôi sợ nhất là làm nghề bịp bợm” - anh thổ lộ. Anh nói rằng nghề chữa dương cầm đòi hỏi tính kiên nhẫn, sự tinh tế và hiểu biết về sự xuất xứ của từng loại đàn. Đàn của Nhật thuộc loại phổ thông, âm thanh không thể bằng các loại đàn xuất xứ từ Đông Âu. Những cây đàn từ Đông Âu luôn có âm thanh sang trọng và du dương. Anh ví vậy để nói rằng, nghề chữa đàn thì nhiều người biết, những sửa để có tiếng đàn “trong, đục” ví như cụ Nguyễn Du là chuyện khó. Nó đòi hỏi tính chuyên môn và năng khiếu.

Từ ngày bố mất, anh Thắng mở riêng một xưởng đàn để nhận sửa đàn và mua các loại đàn cũ bị hỏng về sửa lại. Anh cho biết là nhiều cây đàn tuy cũ nhưng có âm thanh hay hơn những chiếc đàn mới bây giờ. Nhiều người đôi khi lầm tưởng giữa cây dương cầm mới và cũ, cũng như lầm tưởng về mặt thanh âm của tiếng đàn. Có nhiều nhà giàu mua đàn chủ yếu để trang trí, nhưng cũng có những gia đình khiêm tốn yêu cây đàn như máu thịt, vì nó gắn bó với họ từ chiến tranh cho đến hoà bình.

Lên dây một cây đàn tiền công từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu. Nhưng với những người yêu tiếng đàn thì điều quan trọng đối với họ là nghe được tiếng đàn thực của nó, nên một cây đàn hỏng nặng sửa mất vài triệu đồng cũng không phải là cái giá quá đắt. “Sửa đàn để đánh được và sửa đàn để nghe hay là hai chuyện khác nhau. Nó thuộc về kỹ năng của thợ. Tôi sửa đàn đúng giá và không bắt bí ai cả. Đó là tiền nghề nghiệp” - anh tâm sự khi tôi hỏi về chuyện giá cả.

… Hai cha con anh Thắng, cùng những người bạn làm cùng nghề, họ là những con người rất đời thường giữa phố phường náo nhiệt. Với chiếc xe máy cà tàng và túi đồ nghề lỉnh kỉnh, như bố mình, anh vẫn mải miết với từng cung đàn, thớ gỗ để tiếng dương cầm lại vang lên thánh thót từ nhà hát sang trọng cho đến ngôi nhà nhỏ của một người yêu đàn trong ngõ nhỏ…

Đọc thêm

Tìm kiếm 2 nạn nhân rơi theo xe rác xuống sông

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực tìm kiếm 2 người trên xe chở rác mất tích khi rơi xuống sông.
(PLVN) - Chiều 21/11, lực lượng chức năng huy động tối đa lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ ô tô chở rác đâm lan can cầu treo Bình Thành (Thừa Thiên Huế) rồi lao xuống sông khiến hai người mất tích.

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Đề xuất nhân văn của TP Hồ Chí Minh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong một báo cáo mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ, TP HCM đề xuất muốn dùng ngân sách để xử lý một số khoản vay với người nghèo, là khoản vay tín dụng ưu đãi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; nhưng quá hạn, khó thu hồi. Trong bối cảnh cả nước đang thực hiện các phong trào hỗ trợ người nghèo như xóa nhà tạm, nhà dột nát (dự kiến hoàn thành trong năm 2025); “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”… thì đây là một động thái được dư luận rất quan tâm.

Kêu gọi hành động vì một hành tinh đáng sống cho trẻ em

Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam Silvia Danailov. (Ảnh: Thanh Hương)
(PLVN) - Ngày 20/11, Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em Thế giới tại Việt Nam năm nay do UNICEF và các đối tác thực hiện đã đưa ra lời kêu gọi hành động vì khí hậu - để mọi trẻ em có thể được lớn lên khỏe mạnh và an toàn trước các mối đe dọa về khí hậu và môi trường.

Phụ nữ bị bạo lực rất cần nơi tạm lánh trong trường hợp khẩn cấp

Bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ Đồng Bằng Sông Cửu Long
(PLVN) - Hành trình 30 năm tham gia Cương lĩnh và hành động Bắc Kinh,  Việt Nam đã có nhiều sự tiến triển vượt bậc. Góp phần không nhỏ vào những thành quả này là những mô hình như Ngôi Nhà Bình Yên. Tuy nhiên vẫn cần sự nỗ lực, chung sức để những người phụ nữ nạn nhân của bạo lực, buôn bán được hỗ trợ nhiều hơn nữa.  Bà Ngô Thị Tuyết Em - Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có cuộc trò chuyện với Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam về vấn đề này:

Xúc động với món quà đặc biệt “bông hoa gà” tặng thầy dịp 20/11

Xúc động với món quà đặc biệt “bông hoa gà” tặng thầy dịp 20/11
(PLVN) - Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, một học sinh trường tiểu học Kim Đồng (thôn 1, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) đã chuẩn bị một bông hoa bằng... con gà để tặng thầy chủ nhiệm của mình. Món quà đặc biệt kèm lời chúc dễ thương khiến người thầy rất hạnh phúc.

Thầy giáo 'quân hàm xanh' trên đảo Hòn Chuối Cà Mau

Thầy giáo 'quân hàm xanh' trên đảo Hòn Chuối Cà Mau
(PLVN) - Lớp học tình thương trên Đảo Hòn Chuối nằm cách thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) khoảng 20 hải lý, do Thiếu tá Trần Bình Phục (Đồn Biên phòng Hòn Chuối, BĐBP Cà Mau) trực tiếp giảng dạy. Hình ảnh thầy giáo quân hàm xanh đã trở nên quen thuộc, gần gũi và thân thương đối với học sinh và cư dân nơi đây.