Năng lượng sạch ở Trường Sa

Năng lượng sạch ở một góc đảo An Bang.
Năng lượng sạch ở một góc đảo An Bang.
(PLO) - Hiện nay, khắp các đảo nổi, đảo chìm ở huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, nguồn nước ngọt, nguồn điện không còn là “bài toán không lời giải” của cán bộ, chiến sỹ nơi đầu sóng ngọn gió. Hệ thống điện mặt trời và điện gió được xây dựng đã cung cấp tới 90% nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động an ninh quốc phòng và sinh hoạt của các đảo.

Năng lượng sạch “phủ” khắp Trường Sa

Làm nhiệm vụ giữa biển khơi, xa đất liền, thời tiết khắc nghiệt, tai nạn rình rập, vì vậy, dù được Đảng, Nhà nước quan tâm nhưng đời sống của cán bộ, chiến sĩ và người dân trên đảo còn không ít khó khăn. Thời tiết ở Trường Sa mưa, nắng thất thường. Các chiến sĩ trên đảo kể lại, nhiều hôm biển động, sóng to xô tràn nền nhà, lối đi,... đọng thành vũng trên mái nhà. Nhưng chính sự hoang dại của tự nhiên như năng lượng gió, bức xạ mặt trời là điều kiện lý tưởng để nơi đây xây dựng hệ thống năng lượng sạch quy mô, đồng bộ, khép kín hiệu quả. 

Trên đảo Sinh Tồn Đông có hệ thống tua bin gió hiện đại, cao hàng chục mét, cánh quạt dài đến vài mét, sơn màu trắng rất bắt mắt. Các tua bin được bố trí xây dựng xung quanh đảo đón gió nhiều hướng để biến thành điện năng phục vụ nhu cầu con người. Hệ thống điện gió cùng hệ thống pin điện mặt trời được kết nối với trạm năng lượng để tạo thành lưới điện chung cung cấp cho đảo.

Theo Trung tá Nguyễn Đức Thịnh-Phó Chỉ huy trưởng quân sự đảo Sinh Tồn Đông, trước đây, khi chưa có hệ thống năng lượng này, cuộc sống, sinh hoạt của anh em chiến sĩ rất vất vả, vừa thiếu điện lại thiếu nước, cán bộ, chiến sĩ luôn được quán triệt sử dụng tiết kiệm. Điện thì chủ yếu sử dụng máy nổ nhưng rất hạn chế. Khi đó, các hoạt động trên đảo bị ảnh hưởng rất lớn. Từ năm 2006 khi chủ động được nguồn điện (sử dụng điện từ hệ thống năng lượng mặt trời, gió), cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ trên đảo được cải thiện rõ rệt. Bộ đội được xem tivi, nghe nhạc thoải mái; khi trời không có gió, vẫn có quạt điện để quạt mát...

Nguồn điện sinh ra từ năng lượng mặt trời và sức gió được sử dụng trực tiếp cho toàn bộ hoạt động trên đảo, từ chỉ huy đến chiến sĩ. Lượng điện thừa được nạp vào bình ắc-quy dự trữ, phòng khi năng lượng gió và ánh sáng mặt trời suy yếu, đặc biệt là vào những ngày mưa. Mùa gió nhiều thì điện dùng khá thoải mái, chỉ trong dịp tháng 3, tháng 4 hàng năm mới phải điều tiết cho hợp lý hơn trong sử dụng điện.

Còn Trung úy Trần Công Vị - Chỉ huy trưởng đảo Thuyền Chài C chia sẻ, mặc dù dịp này, đảo phải điều tiết lượng điện sử dụng hàng ngày nhưng vẫn đủ điều kiện để cán bộ, chiến sĩ có đời sống văn hóa, tinh thần tốt nhất. Nhớ lại thời điểm giải đấu U23 Châu Á năm ngoái, nhờ có hệ thống điện và ăng ten tiếp sóng truyền hình, các chiến sĩ có thể theo dõi và cổ vũ trận thi đấu của các cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam, cùng hòa chung niềm vui chiến thắng và lòng tự hào dân tộc với cả nước.

Nguồn nước ngọt ở đảo hiện nay đã không còn khan hiếm.
Nguồn nước ngọt ở đảo hiện nay đã không còn khan hiếm.

Là cư dân sinh sống trên đảo Sinh Tồn Đông, chị Trần Thị Tị (38 tuổi, Khánh Hòa) bộc bạch, gia đình chị luôn được bảo đảm đầy đủ điện thắp sáng và sinh hoạt hàng ngày. Các cháu được xem tivi và tham gia các hoạt động cộng đồng vào các buổi tối. “Nhìn chung, cuộc sống đầy đủ, không khác ở đất liền nhiều. Chính sự đáp ứng đầy đủ về đời sống vật chất lẫn tinh thần ở nơi đầu sóng ngọn gió này giúp người dân chúng tôi vững tin hơn” - chị Tị nói.

Trường Sa không còn lo thiếu nước ngọt 

Sau điện, vấn đề thiết yếu là nước ngọt ở huyện đảo Trường Sa cũng được giải quyết tốt. Trước đây, khi chưa có hệ thống máy lọc nước ngọt và hồ chứa nước ngọt, lượng nước ngọt trên đảo rất hiếm, chủ yếu được cung cấp từ đất liền và từ nước mưa. Trên từng đảo phải dùng mọi cách để thu nhận và dự trữ nước mưa. Mùa nắng gắt, bình quân mỗi cán bộ, chiến sĩ chỉ được sử dụng khoảng 15 lít/ngày.

Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngoài hệ thống bể chứa nước dự trữ thì từ năm 2014, một số đảo được trang bị hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt đơn giản và tiện lợi. Thiết bị này được đầu tư lắp đặt và đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả khá tốt. Nguồn nước đầu vào (nước biển) và đầu ra (nước ngọt) đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Hiện nay, mỗi giờ, thiết bị có thể lọc được 50 lít nước ngọt, hỗ trợ rất tốt nguồn nước sinh hoạt trên đảo, giúp cán bộ, chiến sĩ an tâm công tác, chủ động hoàn thành nhiệm vụ của bản thân và của đảo.

Tại đảo Tiên Nữ, nếu như trước đây, khan hiếm nước ngọt là điều thường xuyên thì nay với sự chung tay của đất liền, hệ thống RO lọc nước biển thành nước ngọt được vận chuyển lắp đặt, phục vụ nhu cầu sử dụng của cán bộ, chiến sỹ trên đảo, công suất máy lọc nước tầm 70lít/giờ. Với hệ thống này, mỗi ngày đảo Tiên Nữ có thể lọc được 1m3 khối nước phục vụ cho việc tắm giặt, nấu ăn, đồng thời tận dụng nguồn nước thải để tưới rau, tăng gia sản xuất.

Đại úy Nguyễn Văn Nam - Phó Chỉ huy trưởng đảo Tiên Nữ, huyện đảo Trường Sa cho biết, hệ thống này gồm có các bộ phận bơm nước biển để dự trữ, sau đó nước sẽ đi qua 2 hệ thống quạt lọc. Sau đó, áp suất điều khiển đẩy nước đưa vào bình lọc để tái sử dụng.

Dự án biến nước biển thành nước ngọt tại huyện đảo Trường Sa được khiển khai từ năm 2015 đến nay không chỉ có Tiên Nữ mà hầu hết các điểm đảo đều đã được trang bị hệ thống lọc. Từ hệ thống lọc nước ưu việt này, nguồn nước sạch được tạo ra chủ động phục vụ đời sống sinh hoạt, tăng gia sản xuất của quân và dân trên đảo.

Nước sạch sau khi được sử dụng sẽ thẩm thấu vào đất tạo nguồn nước ngầm trên đảo, giúp cho cây cối trên đảo phát triển xanh, tốt, tạo nên màu xanh giữa lòng biển khơi. Đặc biệt hơn, nhờ vào nguồn nước ngọt này, các cán bộ chiến sỹ trên đảo còn có điều kiện hỗ trợ, cung cấp nước cho các tàu bè và ngư dân đánh bắt cá trên quần đảo Trường Sa.

Đọc thêm

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.