Nâng cao ý thức và lối sống thượng tôn pháp luật trong toàn xã hội

Toàn cảnh buổi Tọa đàm.
Toàn cảnh buổi Tọa đàm.
(PLVN) -  Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” đã đề ra rất nhiều mục tiêu cụ thể đến năm 2030. Để đạt đến các mục tiêu này, việc xây dựng ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong hệ thống chính trị và toàn xã hội là rất quan trọng.

Nhìn nhận về vấn đề từ góc nhìn lý luận và thực tiễn, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thúy Hoa - Phó Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị khu vực I và TS. Ngô Ngọc Diễm, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Thượng tôn pháp luật không chỉ là nguyên tắc mà còn là văn hóa ứng xử

Quan niệm về thượng tôn Hiến pháp và pháp luật tại Việt Nam hình thành từ bao giờ và tại sao chúng ta cần xây dựng ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, thưa TS. Nguyễn Thúy Hoa?

- TS. Nguyễn Thúy Hoa: Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật nghĩa là pháp luật là tối thượng, không ai có quyền đứng trên pháp luật. Hiểu đúng về nguyên tắc này, theo tôi sẽ có 3 cấp độ.

Thứ nhất, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật tức là bản thân tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, con người kiềm chế hành vi của mình. Ở cấp độ cao hơn, khi pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của đời sống xã hội, con người sẽ soi chiếu hành vi và điều chỉnh hành vi của mình. Như vậy, ở cấp độ này con người chủ động thực hiện pháp luật. Ở cấp độ cao cao nhất, khi pháp luật trở thành là công bằng, công lý và lẽ phải, việc người dân và mỗi cơ quan, cán bộ nhà nước thực hiện pháp luật bằng niềm tin về sự công bằng, lẽ phải ấy sẽ trở thành chuẩn mực trong ứng xử. Khi ấy, thượng tôn pháp luật không chỉ còn là nguyên tắc mà trở thành một nét ứng xử đẹp của văn hóa, đánh dấu sự phát triển của những giá trị dân chủ của đất nước.

TS. Nguyễn Thúy Hoa - Phó Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị khu vực I.
TS. Nguyễn Thúy Hoa - Phó Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị khu vực I.

Trong Nghị quyết 27 có nêu vấn đề: Xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong hệ thống chính trị và toàn xã hội. Vấn đề này đang được triển khai trong thực tiễn như thế nào, đặc biệt là trong hệ thống chính trị, thưa bà?

- TS. Nguyễn Thúy Hoa: Muốn xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn Hiến pháp, pháp luật đạt hiệu quả thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Ở nhóm chủ thể thứ nhất, chính là sự vào cuộc đồng bộ trên các phương thức lãnh đạo của Đảng.

Thứ hai, ở góc độ Nhà nước, thông qua việc ban hành hệ thống pháp luật, đây là sự cụ thể hóa chủ trương của Đảng về tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong đời sống.

Tiếp đó, sự vào cuộc của hệ thống các cơ quan tư pháp trong việc phát hiện, đấu tranh, kiểm tra và xử lý các vi phạm, góp phần tạo nên sức sống và những giá trị hiện thực của tinh thần thượng tôn pháp luật.

Các chủ thể còn lại trong hệ thống chính trị như: Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đặc biệt là quần chúng Nhân dân, không thể không nói đến vai trò của báo chí.

Giáo dục đạo đức, lòng tự trọng, tự tôn dân tộc

Liên quan đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính, có năng lực trong thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN, vấn đề này được hiểu như thế nào, thưa TS. Ngô Ngọc Diễm?

- TS. Ngô Ngọc Diễm: Tôi cho rằng, đây là một chủ trương rất đúng, rất tốt. Chúng ta phải nhận thức được một thể chế chính trị là Nhà nước của Nhân dân, vì Nhân dân. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ liêm chính phải nhận thức được rằng, họ là công bộc của Nhân dân. Đây là một thuật ngữ không mới, nhưng chúng ta phải nhận thức đúng, đó là những người cán bộ phải tận tụy với Nhân dân, phải vì công việc, vì Nhân dân.

Chúng ta cần có những giải pháp như thế nào để có được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ năng lực, ngang tầm nhiện vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam giai đoạn mới, thưa TS. Nguyễn Thúy Hoa?

- TS. Nguyễn Thúy Hoa: Chúng ta học hỏi nhiều kinh nghiệm tiến bộ của các nước trên thế giới và kinh nghiệm này có thể vận dụng vào Việt Nam, đó là làm thế nào để cán bộ “không dám” những thứ sau đây.

Thứ nhất là “không dám” tham nhũng, việc này đòi hỏi phải có một thể chế để kiểm soát được đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; đồng thời quy định rõ ràng chức trách, nhiệm vụ.

Thứ hai là “không cần”, tức là Nhà nước phải có cơ chế để bảo đảm chế độ đãi ngộ để cho cán bộ, công chức có thể sống được bằng lương của họ.

Thứ ba là “không thể”, pháp luật phải tạo ra một khung pháp lý chặt chẽ về trình tự, quy trình, thủ tục và các chủ thể giám sát, bao gồm giám sát bên trong và giám sát bên ngoài đối với đội ngũ cán bộ.

Cuối cùng là câu chuyện về mặt giáo dục đạo đức, là sự tự trọng, ý thức tự tôn dân tộc.

Hiện nay, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát để bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật đang được các cơ quan chức năng thực hiện như thế nào?

- TS. Ngô Ngọc Diễm: Ở cấp Trung ương, vai trò giám sát của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đối với công tác xây dựng dự án Luật hoặc đối với chương trình hành động của Chính phủ đều được Quốc hội quan tâm. Trong những năm gần đây, vai trò của ĐBQH với chức năng giám sát được đẩy mạnh. Xây dựng Nhà nước pháp quyền, lấy pháp luật thượng tôn thì công tác giám sát được đề cao hơn nữa và xây dựng từ hệ thống chính trị đó là người dân làm chủ, người dân có quyền giám sát.

Bảo vệ quyền con người trên tinh thần thượng tôn pháp luật

TS. Ngô Ngọc Diễm - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
TS. Ngô Ngọc Diễm - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Thưa TS. Ngô Ngọc Diễm, việc giáo dục quyền con người cho cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần hình thành văn hóa, tác phong, ý thức tôn trọng, bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người từ cấp cơ sở, ông đánh giá thế nào về quan điểm này?

- TS. Ngô Ngọc Diễm: Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đang đẩy mạnh công tác giáo dục về quyền con người ở cơ sở. Tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã có một Viện về quyền con người, đã thúc đẩy công tác đào tạo cho đội ngũ giáo viên, cán bộ cấp cơ sở về quyền con người. Chính đội ngũ này sẽ lan tỏa quyền con người tới người dân một cách trực tiếp nhất, đây là một mô hình cần phải nhân rộng.

Giáo dục quyền con người cho cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn, cũng chính là giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, công chức để góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp và nhân văn, tôn trọng phẩm giá và các quyền con người.

Nhà nước đang yêu cầu người dân cung cấp thông tin làm định danh và chúng ta cũng đã có Luật Căn cước. Tuy nhiên, một số cá nhân cho rằng việc này rất có thể dễ xâm hại đến quyền con người, đến việc bảo vệ thông tin cá nhân của người dân. Vậy trên thực tế việc bảo vệ thông tin cá nhân của người dân được diễn ra như thế nào, thưa các diễn giả?

- TS. Ngô Ngọc Diễm: Đây là một chủ trương rất tốt. Nếu có ý kiến lo ngại việc đời tư bị xâm hại thì mọi người hãy yên tâm, không có chuyện đó. Luật Căn cước đã ra đời và hoạt động của Chính phủ đã được kiểm soát bằng Luật Căn cước.

- TS. Nguyễn Thúy Hoa: Gần đây nhất, Nghị định số 13/2023/NĐ-CP có hiệu lực vào ngày 1/7/2023 lần đầu tiên quy định về hiểu thế nào là dữ liệu cá nhân, trong đó phân vùng ra loại dữ liệu thông thường, dễ dàng khai thác sử dụng và loại dữ liệu nhạy cảm với cơ chế bảo mật.

Nghị định 13 còn quy định những hệ thống chế tài, trách nhiệm của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức phải có trách nhiệm bảo mật, bảo vệ thông tin, dữ liệu người dân. Những quy định này nhằm hướng tới bảo vệ quyền con người trong Nhà nước pháp quyền trên tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật.

Trân trọng cảm ơn các ông, bà!

Đọc thêm

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Trung ương thảo luận loạt vấn đề quan trọng tại Hội nghị lần thứ 10, khóa XIII

Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Cân nhắc, thận trọng trong xét duyệt đặc xá tha tù trước thời hạn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá nhân dịp 79 năm Quốc khánh và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024.

Tăng cường chế tài xử phạt các vi phạm về hóa chất

Toàn cảnh Phiên thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ thực tiễn các vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua, tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) vừa diễn ra, một số ý kiến đề nghị có các quy định rõ ràng, tăng cường chế tài xử phạt nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất độc hại, nguy hiểm tại dự thảo Luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".