Nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường

(PLVN) - Để giải quyết được số lượng vụ việc yêu cầu bồi thường nhà nước thì công tác hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường và hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường có vai trò rất lớn của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước tại Trung ương và các địa phương.

Qua 5 năm thực hiện nhiệm vụ giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN) năm 2017 cho thấy, các cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án trên toàn quốc đã thụ lý, giải quyết 168 vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong đó, số vụ đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 103 vụ việc (đạt tỷ lệ 61,3 %), với tổng số tiền nhà nước phải bồi thường trong các văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 76 tỷ 985 triệu 530 nghìn đồng, 22 vụ việc đã đình chỉ, còn lại 43 vụ việc đang tiếp tục giải quyết. Để giải quyết được số lượng vụ việc trên, thì công tác hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường và hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường có vai trò rất lớn của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước tại Trung ương và các địa phương.

Kết quả trong thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường và hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường, các Sở Tư pháp đã thực hiện các hoạt động chủ yếu như: biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ gửi qua mail và đăng trên hệ thống văn bản điều hành của Sở Tư pháp để các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, tham khảo và áp dụng thực hiện hoặc hướng dẫn nghiệp vụ thông qua tư vấn, trao đổi trực tiếp, thông qua lồng ghép tập huấn, họp; hướng dẫn, giải đáp đơn thư người dân liên quan đến pháp luật về TNBTCNN; ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ hoặc trao đổi với Cục Bồi thường nhà nước để thực hiện hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường theo thẩm quyền đối với 31 vụ việc; thực hiện công tác hướng dẫn các cơ quan giải quyết bồi thường cũng như phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước tại địa phương vừa thực hiện hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường trong phạm vi địa phương mình theo quy định của Luật TNBTCNN

Thông qua việc thực hiện 02 nhiệm vụ này của các Sở Tư pháp, nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài đã được giải quyết dứt điểm tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại, đồng thời, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại cũng như lợi ích của Nhà nước.

Thực tế cho thấy, việc thực hiện các nhiệm vụ này chủ yếu tập trung vào các cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước ở trung ương và được đánh giá tại Báo cáo của Bộ Tư pháp về đánh giá kết quả 5 năm tổ chức thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 như sau: Công tác hướng dẫn nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường, một số Sở Tư pháp chưa chủ động nghiên cứu mà phải xin ý kiến trao đổi hướng dẫn từ Bộ Tư pháp để trả lời cá nhân, tổ chức, cơ quan giải quyết bồi thường nên còn một số việc chưa được hướng dẫn kịp thời làm ảnh hưởng đến hoạt động yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường.

Bên cạnh đó, một số địa phương chưa thực sự chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu về công tác bồi thường nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác bồi thường nhà nước. Số lượng các lớp tập huấn, bồi dưỡng còn hạn chế.

Nhiều Sở Tư pháp cũng chưa chủ động nghiên cứu hồ sơ để hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường theo thẩm quyền mà gửi ngay hồ sơ xin ý kiến của Cục Bồi thường nhà nước để làm căn cứ hướng dẫn người bị thiệt hại, nên không phát huy được vai trò, trách nhiệm của Sở Tư pháp khi thực hiện nhiệm vụ này và làm kéo dài thời gian thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại.

Về nguyên nhân của những hạn chế nêu trên, báo cáo cũng nêu tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân cơ bản sau:

Về nguyên nhân chủ quan một số địa phương có phát sinh vụ việc nhưng sự chỉ đạo của lãnh đạo còn chưa quyết liệt, còn ngại giải quyết vụ việc yêu cầu bồi thường do sợ ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của tỉnh, chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường nhà nước đối với hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ, phối hợp liên ngành; Đội ngũ công chức thực hiện tham mưu công tác bồi thường nhà nước còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về các lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước (nhất là trong hoạt động tố tụng và thi hành án) nên thiếu tự tin khi hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường và hướng dẫn người thị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường.

- Về nguyên nhân khách quan: Các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về công tác bồi thường nhà nước mang tính chuyên sâu cao, trong khi đó đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ này chủ yếu là kiêm nhiệm; Sự phối hợp của các Sở, ngành trong thực hiện công tác trao đổi thông tin nghiệp vụ để Sở Tư pháp làm cơ sở hướng dẫn nghiệp vụ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường còn chưa chặt chẽ, hiệu quả và Nhận thức pháp luật về TNBTCNN của một bộ phận người dân chưa đầy đủ, thái độ thiếu hợp tác, nên thực hiện quyền yêu cầu bồi thường không đúng quy định, gây khó khăn cho Sở Tư pháp khi thực hiện hướng dẫn.

Để nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường và hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường tại địa phương trong thời gian tới, trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Tăng cường nhận thức, sự quyết liệt trong chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh ủy, thành ủy và UBND cấp tỉnh về công tác bồi thường nhà nước, theo đó, xác định rõ việc chỉ đạo, triển khai công tác bồi thường nhà nước là hoạt động giúp cho việc phòng, ngừa vi phạm pháp luật phát sinh trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong tỉnh, vừa có tác dụng phòng, chống tham nhũng, vừa có tác dụng thúc đẩy cải cách hành chính và trên hết là góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, hoạt động đầu tư của tỉnh phát triển, tiếp tục tạo niềm tin của tổ chức, cá nhân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trên phạm vi cả nước nói chung và trong phạm vi trong từng tỉnh, thành phố nói riêng.

Thường xuyên bố trí kinh phí và tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu về công tác bồi thường nhà nước cho đội ngũ công chức được giao làm công tác bồi thường nhà nước nhằm cập nhật thường xuyên kiến thức và kỹ năng về công tác bồi thường, nhằm tạo sự chủ động trong tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về công tác bồi thường cũng như hướng dẫn các vụ việc phát sinh yêu cầu bồi thường, bảo đảm việc giải quyết bồi thường kịp thời, đúng thẩm quyền, đúng pháp luật.

Sở Tư pháp cần chủ động trong trao đổi nghiệp vụ với các Sở, ban, ngành liên quan khi phát sinh các vụ việc cần trao đổi, như vậy vừa phát huy được vị trí, vai trò của Sở Tư pháp, vừa phát huy trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan trong công tác bồi thường nhà nước nói chung và hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nói riêng.

Đổi mới hình thức hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường như: hướng dẫn trực tiếp tại nơi cư trú của người bị thiệt hại khi có yêu cầu hoặc chủ động gặp và hướng dẫn khi có phản ánh của cơ quan báo chí, người, cơ quan có thẩm quyền, giúp giảm đơn thư, kiến nghị vượt cấp.

Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính, làm đầu mối một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực bồi thường nhà nước tại địa phương, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện công tác bồi thường nhà nước.

Các địa phương cần bảo đảm sự ổn định trong công tác bố trí công chức làm công tác bồi thường nhà nước, tránh làm mất ổn định gây khó khăn cho công chức trong việc tiếp cận, tham mưu thực hiện công tác bồi thường nhà nước không bảo đảm tính kịp thời, đúng pháp luật và hiệu quả.

Trần Việt Hưng – Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp

Đọc thêm

Sẽ bổ sung nhiều loại súng vào nhóm vũ khí quân dụng

Súng bắn đạn ghém được nhiều đối tượng sử dụng trái phép sẽ được quy định là vũ khí quân dụng. (Ảnh: CAQN)
(PLVN) - Ngoài bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ, dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) cũng có nhiều điểm mới đáng chú ý khác như bổ sung các loại súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng nén khí, súng nén hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này vào nhóm vũ khí quân dụng; quy định về việc tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ…

Khoa học pháp lý phải đồng hành với sự phát triển của đất nước

PGS.TS Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) -Trong 45 năm hình thành và phát triển, phát huy tinh thần đoàn kết của các thế hệ thầy và trò, Trường Đại học Luật Hà Nội đã luôn nỗ lực đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Nhân dịp chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn PGS,TS. Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp
(PLVN) -Ngày 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu (01 điểm cầu Trung ương và điểm cầu địa phương tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Tạo sự chủ động, linh hoạt trong thực hiện quy hoạch tỉnh

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 16/5, Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định.

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng
(PLVN) - Triển khai các hoạt động hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2024-2025 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp, trong hai ngày 15-16/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp hai nước phối hợp tổ chức Tọa đàm Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về thu hồi tài sản tham nhũng.

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật
(PLVN) - Ngày 14/5, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 7 và Tọa đàm “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng các dự án Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ”.

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2013 – 18/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 – 10/11/2024) , ngày 14/5 , Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2024 với chủ đề “Pháp luật và trí tuệ nhân tạo ” .

Tăng cường kỹ năng cho tuyên truyền viên pháp luật

Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 14/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Tọa đàm góp ý Sổ tay dành cho tuyên truyền viên pháp luật về kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục kỹ năng sống cho người chưa thành niên nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong được đồng hành, “gỡ vướng” về pháp lý

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc phát biểu định hướng Hội thảo
(PLVN) -  Hơn 70% “vấn đề” trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp đến từ vấn đề pháp lý. Doanh nghiệp luôn mong muốn có sự hỗ trợ pháp lý đúng lúc, sự đồng hành từ phía cơ quan quản lý để tháp gỡ những vướng mắc, hướng đến một môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả, công bằng.