Nam sinh suýt chết vì bị nhóm bạn dìm xuống mương sâu

Ra mương chơi, bị các bạn đùa kéo dìm xuống chỗ nước sâu, Nguyễn Đăng Đan (13 tuổi, ở Bắc Ninh) sau đó dù được sơ cứu kịp thời nhưng vẫn suýt chết do nhiễm khuẩn dẫn đến phù phổi cấp.

Ra mương chơi, bị các bạn đùa kéo dìm xuống chỗ nước sâu, Nguyễn Đăng Đan (13 tuổi, ở Bắc Ninh) sau đó dù được sơ cứu kịp thời nhưng vẫn suýt chết do nhiễm khuẩn dẫn đến phù phổi cấp.

Cháu Nguyễn Đăng Đan (giữa) may mắn thoát khỏi bàn tay tử thần.
Cháu Nguyễn Đăng Đan (giữa) may mắn thoát khỏi tay tử thần.

Chiều 5/9 vừa qua, sau buổi học, cháu Nguyễn Đăng Đan (13 tuổi, ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) cùng các bạn học rủ nhau ra mương chơi. Vì không biết bơi nên Đan đứng chỗ cạn nhưng bị các bạn đùa, kéo dìm xuống chỗ nước sâu.

Thấy Đan chới với, vùng vẫy, các bạn hoảng sợ nhưng không cứu được. Rất may, một người đàn ông đang câu cá ở gần đó nghe tiếng hô hoán đã kịp thời chạy đến vớt Đan lên.

Sau khi được sơ cứu, hô hấp nhân tạo, cháu Đan đã nôn ra được nhiều nước và tỉnh lại, tự đi xe đạp về nhà. Tuy nhiên, tối cùng ngày, Đan bắt đầu lịm đi, khó thở kèm theo biểu hiện ho, sốt, môi tím tái dần. Vì bố mẹ cháu đều làm việc ở miền Nam nên Đan đã được bác ruột đưa đến Bệnh viện (BV) Đa khoa Kinh Bắc.

Kết quả chụp phim phổi cho thấy phổi đã gần như mờ hoàn toàn nên BV chuyển ngay bệnh nhân đến Khoa Nhi BV Bạch Mai. Tại đây, kết quả chụp phim cho thấy tổn thương phổi tiếp tục tăng lên, Đan được chẩn đoán phù phổi cấp tổn thương sau đuối nước gây suy hô hấp. Ngay lập tức, Đan được thở máy, điều chỉnh để lượng oxy trong phổi luôn đủ. Sau liên tục thở máy trong 3 ngày, tình trạng viêm phổi của cháu bé cơ bản được đẩy lùi.

Ngày 11/9, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai, cho biết hiện sức khỏe của Đan đã bình phục, sau 2 ngày nữa có thể xuất viện.

Theo TS Dũng, khác với ở bể bơi, người bị đuối nước ở ao hồ hoặc môi trường nước tự nhiên nói chung rất dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến viêm phổi, phù phổi. Ở môi trường này, nước bẩn dễ bị nhiễm hóa chất, vi trùng nên dễ ô nhiễm vào phổi. Y học gọi những trường hợp sau đuối nước như trên là chết đuối trên cạn.

Do đó, ngay cả khi người bị đuối nước đã tỉnh lại, tự thở sau sơ cứu ban đầu vẫn nên đưa đến BV để có thể ngăn chặn diễn biến bất thường.

Theo Người lao động

Đọc thêm

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.