Năm 2023, công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật được tập trung chỉ đạo quyết liệt

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, tiếp tục Chương trình phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội (KT-XH). Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

Tăng trưởng GDP năm 2023 vẫn ở mức khá cao so với thế giới

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2023, bối cảnh, tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức bất thường, phức tạp hơn nhiều so với dự báo.

Tình hình chính trị - xã hội nước ta và kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng phục hồi tích cực, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.

Trên cơ sở kết quả 9 tháng, ước cả năm 2023 ít nhất có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra, trong đó hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu về xã hội.

Báo cáo đề cập một số kết quả nổi bật như dự báo cả năm 2023, tăng trưởng GDP đạt khoảng trên 5%, dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm ước khoảng 3,5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu khoảng 4,5%.

Công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Chính phủ đã trình QH thông qua 9 Luật, 2 Nghị quyết, cho ý kiến 9 dự án Luật; dự kiến trình QH xem xét, thông qua 7 luật, cho ý kiến 6 luật tại Kỳ họp thứ 6.

Năm 2023, xếp hạng môi trường kinh doanh nước ta tăng 12 bậc; giá trị thương hiệu quốc gia tăng 1 bậc, xếp thứ 32/100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược.

Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hài hòa với phát triển kinh tế; nâng cao đời sống nhân dân; tính chung 9 tháng, thu nhập bình quân của người lao động tăng 6,8% so với cùng kỳ.

Về tình hình giữa kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm 2021-2025, Chính phủ cho biết, sau nửa nhiệm kỳ 5 năm 2021-2025, nước ta cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước “những cơn gió ngược” và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện.

Tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh COVID-19, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển KT-XH, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả.

Một số chỉ tiêu KTXH chủ yếu giai đoạn 2021-2023 dự kiến có sự thay đổi tích cực hơn so với giai đoạn 2016-2018.

Quy mô, tiềm lực của nền kinh tế không ngừng được mở rộng. Tăng trưởng kinh tế và công nghiệp từng bước phục hồi. Bội chi ngân sách nhà nước 3 năm ước ở mức 3,6% GDP (đã bao gồm bội chi cho Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH), trong phạm vi mục tiêu đề ra (3,7% GDP). Các chỉ tiêu an toàn nợ công 3 năm 2021-2023 dự kiến đều trong giới hạn cho phép.

Tiếp tục tập trung đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược. Chú trọng hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án chiến lược, quan trọng quốc gia, đường cao tốc liên vùng. Hoàn thành, đưa vào khai thác 659 km đường cao tốc, nâng tổng số đường cao tốc đưa vào khai thác đến nay là 1.822 km; khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông với tổng chiều dài 723,7 km, 3 cao tốc trục Đông - Tây, Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Hà Nội; khánh thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2...; khởi công nhà ga Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.

Chất lượng giáo dục, đào tạo tiếp tục được nâng cao. Đội ngũ trí thức, khoa học công nghệ phát triển, nhiều nhà khoa học có uy tín, được thế giới đánh giá cao.

Về tình hình giữa kỳ thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, theo báo cáo, đánh giá sơ bộ, việc thực hiện Kế hoạch tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản bám sát mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 31/2021/QH15 của QH.

Qua đó, đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.

Đánh giá sơ bộ sau gần 2 năm thực hiện, trong số 23 chỉ tiêu có thông tin, số liệu, có 10 chỉ tiêu có thể đạt được, 13 chỉ tiêu cần nỗ lực rất lớn.

Năm 2024, Chính phủ đề ra 15 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó tăng trưởng GDP từ 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%-24,2%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4-4,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8%-5,3%...

Nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, năm 2023, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước đối mặt khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, QH, Chính phủ đã có những quyết sách kịp thời giúp tình hình KT-XH tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, ước cả năm có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra.

Bên cạnh kết quả đạt được, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị quan tâm, tập trung đánh giá kỹ hơn một số vấn đề, trong đó có việc dự kiến 5/15 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra, trong đó chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội không đạt mục tiêu đề ra năm thứ 3 liên tiếp. Tăng trưởng kinh tế giảm tốc đáng kể, cả năm ước đạt trên 5%.

Một số điểm nghẽn chưa được tháo gỡ hiệu quả. Thủ tục hành chính tuy đã được cắt giảm nhưng trong một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp, việc ban hành Thông tư, Quy chuẩn kỹ thuật còn bất cập gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Tiến độ lập, triển khai các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia còn chậm.

Nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn, mặc dù mặt bằng lãi suất huy động, lãi suất cho vay giảm nhưng dư nợ tín dụng đến ngày 21/9/2023 chỉ tăng 5,91% so với cuối năm 2022.

Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thị trường, dòng tiền và thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, chi phí sản xuất, chi phí logistics tăng cao; sự liên kết giữa doanh nghiệp của các thành phần kinh tế lỏng lẻo, thiếu gắn kết. Số doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng cao.

Giải ngân vốn đầu tư công có cải thiện nhưng chưa đạt như kỳ vọng (hết 9 tháng đạt 51,38% kế hoạch), chưa có sự lan tỏa đối với đầu tư tư nhân, chưa thể hiện vai trò nòng cốt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cơ quan thẩm tra cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua là do tác động, ảnh hưởng nặng nề của các yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập từ nội tại nền kinh tế tích tụ trong thời gian dài chưa được xử lý dứt điểm, nhất là trong bối cảnh thế giới biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ.

Công tác dự báo chưa sát, vai trò quản lý nhà nước, tham mưu, phản ứng chính sách, sự phối hợp của một số bộ, ngành trong một số trường hợp chưa kịp thời, quyết liệt, có nơi, có lúc còn bị động, lúng túng, hiệu quả chưa cao; hiệu quả chính sách có độ trễ. Việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ vẫn là khâu yếu. Một bộ cán bộ thực thi còn có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, sợ sai trong triển khai công vụ; chậm phản ứng chính sách đối với các biến động của nền kinh tế.

Về tình hình giữa kỳ thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, Cơ quan thẩm tra đề nghị quan tâm, đánh giá một số vấn đề như cơ cấu kinh tế chưa có nhiều thay đổi; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, năng suất lao động bình quân 3 năm 2021 - 2023 tăng 4,36-4,69%, thấp hơn mức 6,26% của 3 năm 2016-2018 ; năng lực tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh tế còn nhiều hạn chế.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế vẫn còn hạn chế, tình trạng nợ văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh vẫn chưa được khắc phục triệt để. Thể chế cho những vấn đề mới, mô hình kinh doanh mới, bao gồm cả kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh cần được báo cáo rõ hơn.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...