Mỹ - Trung bất đồng, G20 phải hoãn họp thượng đỉnh

Các hội nghị của G20 trong năm nay đều được tổ chức trực tuyến.
Các hội nghị của G20 trong năm nay đều được tổ chức trực tuyến.
(PLVN) - Cuộc tranh cãi gay gắt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngay trong khuôn khổ các hoạt động của G20 khiến các chuyên gia cho rằng làm "tồi tệ hơn" mối quan hệ vốn không mấy tốt đẹp giữa hai cường quốc. 

Nguồn tin liên quan đến công tác tổ chức Hội nghị cho biết, Hội nghị thượng đỉnh của G20 (dự kiến diễn ra vào ngày 24/4) đã bị hoãn vào phút cuối và có thể diễn ra trong tương lai gần, nếu Mỹ và Trung Quốc có thể đồng ý về một thỏa hiệp đối với WHO, hoặc ít nhất là về cách diễn đạt về WHO trong cộng đồng G20.

Ban tổ chức Hội nghị G20 đã không có bình luận về việc  Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump không xuất hiện trong Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến như chương trình nghị sự chính thức được Ả Rập Saudi, Chủ tịch Nhóm 20 (G20) năm 2020, công bố trước đó.

Đề cập đến nguồn cơn khiến lãnh đạo Mỹ - Trung Quốc không xuất hiện làm Hội nghị thượng đỉnh G20 phải hoãn, nguồn tin (người từ chối nêu tên) nói rằng, Hoa Kỳ khăng khăng buộc WHO chịu trách nhiệm về các hoạt động ban đầu trong việc xử lý dịch virus corona khiến hơn 190.000 người trên toàn cầu, bao gồm gần 50.000 ở Mỹ, tử vong. Nhưng Trung Quốc lại phản đối mạnh mẽ thảo luận về các đề xuất để điều tra WHO.

"Trung Quốc cũng cho rằng Hoa Kỳ ngừng tài trợ cho WHO để che giấu sự thất bại trong việc chống lại virus corona và cố đổ lỗi cho Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ cho rằng WHO thiên vị Trung Quốc và Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những tổn thất nặng nề ở Mỹ do dịch bệnh này" - ông Shen Dingli, Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, bình luận. 

"Quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã xấu đi rất nhiều và điều đó rất đáng lo ngại. Tương lai sẽ trở nên tồi tệ hơn" - vị Giáo sư này nhận định.

Đây là Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên của các nhà lãnh đạo G20 để đối phó với sự bùng phát của dịchCOVID-19, sau khi các nước "đồng ý làm bất cứ điều gì cần thiết để vượt qua đại dịch" và đưa ra gói 5 nghìn tỷ USD để cứu nền kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng của dịch.

Nhưng kể từ đó, vai trò của WHO đã trở thành vấn đề tranh cãi gay gắt giữa Bắc Kinh và Washington, mà đỉnh điểm là việc Tổng thống Mỹ D.Trump tuyên bố dừng tài trợ cho WHO và cáo buộc Trung Quốc thông tin sai lệch về virus corona.

Ông Trump cho rằng, với việc những người nộp thuế ở Mỹ cung cấp từ 400 triệu đến 500 triệu USD/năm cho WHO (trong khi Trung Quốc đóng góp khoảng 40 triệu USD/năm, thậm chí ít hơn), Hoa Kỳ là nhà tài trợ hàng đầu của tổ chức nên có nghĩa vụ phải nhấn mạnh vào trách nhiệm giải trình đầy đủ về hiệu quả hoạt động của tổ chức này trong việc ngăn chặn đại dịch COVID-19 bùng phát ra khắp thế giới.

Hôm 22/4, Trung Quốc tuyên bố sẽ cung cấp thêm 30 triệu USD cho WHO để giúp tài trợ cho cuộc chiến chống lại dịch bệnh. Hôm sau, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng kêu gọi Hoa Kỳ không nên chống lại cộng đồng quốc tế bằng cách làm suy yếu WHO.

Jia Qingguo, Giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng, quan hệ Mỹ-Trung đã xấu đi trong nhiều năm và sự bùng phát của dịch COVID-19 càng khiến mối quan hệ này "tồi tệ hơn". "Đáng lẽ đây là cơ hội cho hai nước hợp tác để đối phó với virus, nhưng Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc và phản ứng của Trung Quốc đã cho Mỹ một lý do để tăng cường đối đầu" - ông nói.

Ông Jia nói thêm rằng nếu ông Trump được tái đắc cử vào tháng 11 này, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ có thể leo thang thành một cuộc đối đầu toàn diện.

Ngoài hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo hồi cuối tháng 3, Ả Rập Xê Út đã tổ chức một loạt các hội nghị trực tuyến liên quan đến các bộ trưởng y tế, thương mại, tài chính, nông nghiệp và lao động G20.

Theo chương trình nghị sự chính thức, Hội nghị trực tuyến các bộ trưởng du lịch sẽ diễn ra vào 1/5 và một cuộc họp trực tuyến khác về nền kinh tế kỹ thuật số dự kiến sẽ diễn ra 3 ngày sau đó (ngày 4/5). Cuộc gặp mặt trực tiếp của các nhà lãnh đạo G20 dự kiến sẽ diễn ra tại Riyadh vào ngày 21 và 22/11.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.