Mỹ thử nghiệm thành công vũ khí laser có thể phá hủy máy bay trên không

Hình ảnh tia lase phát ra từ boong tàu chiến và máy bay không người lái đang cháy trên không. Ảnh: Youtube
Hình ảnh tia lase phát ra từ boong tàu chiến và máy bay không người lái đang cháy trên không. Ảnh: Youtube
(PLVN) - Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân cho biết trong một tuyên bố hôm 22/5 cho biết, tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ đã thử nghiệm thành công vũ khí laser năng lượng cao mới có thể phá hủy máy bay trên không.

Hình ảnh và video do Hải quân cung cấp cho thấy tàu vận tải đổ bộ USS Portland đang thực hành "hệ thống xử lý cấp độ đầu tiên của tia laser bán dẫn năng lượng cao" để vô hiệu hóa máy bay không người lái (UAV) trên không.

Hải quân đã không công bố địa điểm cụ thể của cuộc thử nghiệm trình diễn hệ thống vũ khí laser (LWSD), chỉ nói rằng nó xảy ra ở Thái Bình Dương vào ngày 16/5.

Sức mạnh của vũ khí này cũng không được tiết lộ, nhưng một báo cáo năm 2018 của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế cho biết, dự kiến sẽ là một tia laser 150 kilowatt.

"Bằng cách tiến hành các cuộc thử nghiệm trên biển chống lại UAV và các thiết bị bay nhỏ, chúng tôi sẽ có được thông tin có giá trị về khả năng trình diễn hệ thống vũ khí Laser bán dẫn chống lại các mối đe dọa tiềm tàng.Với khả năng tiên tiến mới này, chúng tôi đang xác định lại khả năng tham chiến trên biển cho Hải quân", Đại úy Karrey Sanders, chỉ huy của tàu Portland, tuyên bố.

Hải quân cho biết laser, còn gọi là vũ khí năng lượng trực tiếp (DEW), có thể là hệ thống phòng thủ hiệu quả chống lại máy bay không người lái hoặc tàu vũ trang nhỏ.

"Sự phát triển các DEW của Navy như LWSD mang lại lợi ích chiến đấu ngay lập tức và cung cấp cho người chỉ huy các không gian quyết định và các tùy chọn phản ứng" tuyên bố của Hải quân khẳng định.

Năm 2017, Mỹ đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật bằng vũ khí laser 30 kilowatt trên tàu vận tải đổ bộ USS Ponce ở Vịnh Ba Tư. Vào thời điểm đó, Trung úy Cale Hughes, một sĩ quan hệ thống vũ khí laser, đã mô tả cách hệ thống vũ khí này vận hành. "Nó ném một lượng lớn photon vào một vật thể tới. Chúng tôi không lo lắng về gió, phạm vi hay bất cứ điều gì khác. Chúng tôi có thể tấn công vào các mục tiêu với tốc độ ánh sáng". Cuối năm, tàu Ponce đã dừng nhiệm vụ.

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.