Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ: “Thân nhau lắm, cắn nhau đau”

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, tại thượng đỉnh Nato, Bruxelles ngày 11/07/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, tại thượng đỉnh Nato, Bruxelles ngày 11/07/2018
(PLO) -Mối bất hòa giữa Mỹ và Thổ Thĩ Kỳ khởi nguồn từ chuyện vốn không hiếm thấy trong quan hệ song phương giữa các quốc gia với nhau mà rồi đã diễn biến trở thành chuyện lớn đối với hai nước này. Nó đang đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc khủng hoảng kinh tế và tiền tệ cũng như tác động vượt cả ra ngoài mối quan hệ song phương này.

Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều là thành viên của NATO. Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ ở vị trí địa lý giữa châu Âu và khu vực Trung Đông, vùng Vịnh mà còn được NATO sử dụng là tiền đồn về phía thế giới Ả rập và thế giới Hồi giáo. Ở thời chiến tranh Lạnh xưa cũng như hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ luôn chiếm giữ vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược của NATO nói chung và của Mỹ nói riêng. Mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vì thế đã có truyền thống lâu đời gắn bó và tin cậy, tuy không hẳn không hề từng đã có trắc trở gì, nhưng chưa khi nào leo thang mức độ căng thẳng và đối đầu như hiện tại, lại càng chưa từng gặp phải nguy cơ bị đổ vỡ. 

Trong thực chất, Thổ Nhĩ Kỳ tận lợi được rất nhiều từ mối quan hệ với Mỹ và với các đồng minh khác trong NATO vốn đều đa phần là thành viên EU, nhưng đồng thời cũng còn luôn ý thức được là Mỹ không thể không coi trọng quan hệ tốt với Thổ Nhĩ Kỳ và phải tranh thủ Thổ Nhĩ Kỳ. Mối quan hệ này trở nên khác trước rất cơ bản khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tập trung mọi quyền bính quốc gia vào tay mình và trở nên tự tin quá mức trong quan hệ với Mỹ. Thế nhưng khi ở Mỹ ông Donald Trump trở thành tổng thống, khác với những người tiền nhiệm, người này sẵn sàng bất chấp không chỉ có đối tác mà cả đồng minh nữa như Thổ Nhĩ Kỳ và NATO mỗi khi cần phải ưu tiên hơn cho chuyện đối nội.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố tẩy chay tất cả các thiết bị điện tử từ Mỹ
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố tẩy chay tất cả các thiết bị điện tử từ Mỹ 

Vì nhu cầu đối nội ấy, cụ thể là phục vụ cho cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ sắp tới ở Mỹ, ông Trump đòi Thổ Nhĩ Kỳ trả tự do cho mục sư người Mỹ Andrew Brunson. Vị mục sư này đã hoạt động truyền giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ từ hơn 20 năm nay và bị phía Thổ Nhĩ Kỳ bắt giam với cáo buộc hoạt động gián điệp và hậu thuẫn khủng bố sau cuộc đảo chính quân sự chống ông Erdogan bị thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2015. Ông Erdogan muốn đánh đổi mục sư này lấy giáo sỹ Fethullah Guelen, đối thủ chính trị nguy hiểm nhất của ông Erdogan sống lưu vong từ nhiều năm nay ở Mỹ. 

Do không được Thổ Nhĩ Kỳ đáp ứng yêu cầu, ông Trump đã quyết định trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ về chính trị, thương mại và tiền tệ. Ông Erdogan trả đũa theo phương châm “ăn miếng, trả miếng”, cũng trừng phạt Mỹ về chính trị và thương mại, kêu gọi dân chúng tẩy chay hàng hóa của Mỹ, trong đó đặc biệt là tẩy chay sử dụng điện thoại di động thông minh dòng iPhone của hãng Apple. Điều khôi hài ở đây là chính nhờ loại điện thoại này với ứng dụng Facetime trên đó mà ông Erdogan không bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2015. 

Hai bên hiện như hai con dê trong câu chuyện ngụ ngôn cùng muốn qua cầu trước. Ai nhượng bộ trước đều không chỉ bị mất thể diện mà còn bị coi là yếu thế và thất thế. Cứ theo tính cách cá nhân mà suy thì sẽ không có chuyện ông Trump nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cứ theo thực tế mà nhận xét thì ông Erdogan sẽ gắng gượng đáp trả Mỹ đến khi không thể tiếp được nữa thì mới chịu nhượng bộ. Không cần Thổ Nhĩ Kỳ phải trả tự do cho vị mục sư kia mà chỉ cần tiếp tục làm găng với Thổ Nhĩ Kỳ thôi thì ông Trump cũng đã đạt được mục tiêu đề ra. Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ nhận được sự hậu thuẫn chính trị của Nga và trợ giúp tài chính của Qatar, nhưng về lâu dài không phải là đối thủ của Mỹ trong câu chuyện này. 

Vụ việc càng kéo dài thì tình thế trở nên càng bất lợi đối với ông Erdogan vì đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ đang bị mất giá nhanh chóng, tỷ lệ lạm phát tăng mạnh và kinh tế ngày càng thêm khó khăn. Khủng hoảng ngoại giao song phương với Mỹ đang đẩy Thổ Nhĩ Kỳ đến bên nguy cơ xảy ra khủng hoảng chính trị xã hội, kinh tế, tài chính và tiền tệ. Đồng minh chiến hữu thời xưa nay đối địch nhau không thương tiếc.

Trong bài “cuộc đọ sức hai bên đều thua thiệt”, Le Monde ngày 17/08/2018 nêu lên các mối nguy hại.Về kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là nạn nhân đầu tiên, nhưng các ngân hàng quốc tế, chủ nợ của Ankara sẽ bị tác động. Hệ quả về ngoại giao cũng không kém nghiêm trọng. Tổng thống Erdogan dọa là sẽ tìm “đồng minh mới”.  

Câu hỏi quan trọng là liệu Donald Trump và Recep Erdogan, trước khi thật sự lên võ đài có suy tính kỹ hậu quả hay chưa? Có muốn cả hai cùng thua hay không? Mỹ sẽ thua vì mất đồng minh nặng ký trong khu vực Trung Cận Đông bất ổn. Còn Thổ Nhĩ Kỳ khi mất thị trường Mỹ, tiền tệ và kinh tế rối loạn, sự nghiệp chính trị của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đầy bất trắc. Có lẽ vì thế mà cho dù lớn tiếng đe dọa Mỹ, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng không để tình hình suy thoái thêm. Mới đây, đại sứ Mỹ tại Washington Serdar Kilic đã đến gặp cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ, ông John Bolton.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.