Mỹ sẽ nới lỏng quy định về chống khủng bố?

Hiện trường đổ nát sau một đợt không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ ở Yemen. Ảnh: NYT
Hiện trường đổ nát sau một đợt không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ ở Yemen. Ảnh: NYT
(PLO) - Chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang nghiên cứu hủy bỏ hoặc bỏ qua những quy định nhằm ngăn việc dân thường thiệt mạng do những chiến dịch chống khủng bố ở các khu vực bên ngoài các khu chiến sự như Afghanistan và Iraq.

Theo New York Times, tháng 5/2013, ông Barack Obama đã ban hành các quy định hạn chế nhằm bảo vệ dân thường có tên “hướng dẫn chính sách của tổng thống”, theo đó điều chỉnh lại các hoạt động chống khủng bố của Mỹ. Động thái của ông Obama diễn ra sau khi các nhà phê bình và cả các quan chức trong chính phủ Mỹ lo ngại rằng những cuộc tấn công gây quá nhiều thương vong ở những nơi như Yemen và các bộ lạc ở Pakistan có thể khiến cho việc tuyển mộ người của những phần tử khủng bố trở nên dễ dàng hơn, đồng thời làm suy yếu sự ủng hộ của các địa phương trong khu vực đối với các chiến dịch của Mỹ. 

Theo những quy định nói trên, các cuộc tấn công tại các khu vực không phải vùng chiến sự truyền thống sẽ chỉ được tiến hành sau khi các quan chức trong nội các ở các cuộc thảo luận cấp cao nhất trí cho rằng khu vực đó đe dọa tới người Mỹ. Quy định này được đưa ra nhằm hạn chế những cuộc tấn công vào những khu vực bị nghi là có các phần tử cực đoan ở cấp thấp và cũng là để đảm bảo rằng gần như chắc chắn sẽ không có dân thường bị giết chết. 

Ngược lại, ở các vùng chiến sự, chỉ huy quân đội Mỹ có thể phê duyệt một cuộc tấn công mà không cần có sự đánh giá liên ngành ở Washington, và một số trường hợp dân thường thương vong khi đó là có thể chấp nhận được theo luật chiến tranh vì việc này được cho là cần thiết và tương xướng với mục tiêu quân sự hợp pháp.

Quy định trên đã khiến nhiều chỉ huy quân đội Mỹ tức giận, nhưng Chính phủ của ông Obama cho đây là một quy định quan trọng và cần thiết trong kỷ nguyên của những chiếc máy bay không người lái và cuộc chiến chống khủng bố được cho là chưa biết khi nào mới kết thúc. Trong năm cuối nhiệm kỳ, ông Obama còn ra sắc lệnh điều hành yêu cầu Chính phủ công khai ước tính chính thức hàng năm về số dân thường và binh sỹ tử vong trong các đợt không kích chống khủng bố ở các khu vực ngoài vùng chiến sự.

Giữa năm 2016, Bộ Chỉ huy trung tâm của Mỹ - đơn vị giám sát các hoạt động quân sự ở Yemen và Bộ chỉ huy châu Phi chịu trách nhiệm giám sát ở Somalia đã đề xuất đưa nhiều nơi ở Yemen và Somalia thành vùng hoạt động thù địch, mở đường cho các cuộc không kích ở các nơi này. Các đề xuất này đã được chuyển cho ông Trump và theo một số nguồn tin, ông Trump đã chấp thuận đề xuất về Yemen chỉ 5 ngày sau khi nhậm chức. 

Ngày 28/1/2017, ông Trump đã ký bản ghi nhớ an ninh quốc gia của tổng thống, theo đó chỉ đạo quân đội trong 30 ngày nộp cho ông kế hoạch đánh bại IS. Theo bản ghi nhớ an ninh quốc gia, kế hoạch này có thể bao gồm những khuyến nghị thay đổi với bất kỳ quy định hay chính sách hạn chế nào của Mỹ vượt quá các yêu cầu của luật pháp quốc tế liên quan đến sử dụng vũ lực. 

Tuy nhiên, theo các quan chức Mỹ, việc tiến tới phê chuẩn các đề xuất nói trên của ông Trump đã dừng lại sau khi chiến dịch tấn công tại Yemen đã khiến nhiều dân thường thiệt mạng, trong đó có trẻ em, 1 thành viên của nhóm SEAL 6 của Hải quân Mỹ. 3 người lính khác của Mỹ cũng bị thương và một chiếc máy bay trị giá 75 triệu bị hỏng. Các cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, ban đầu là ông Michael T. Flynn, và sau đó là ông H. R. McMaster đã “phanh” tiến trình xem xét đề xuất với Somalia lại và để các chiến dịch ở Yemen như một phép thử trước khi bắt đầu các động thái tiếp theo.

Động thái mở đường cho việc tăng cường sử dụng quân sự và chấp nhận nguy cơ gây thương vong ở dân thường lớn hơn tại một số nơi trong thế giới Hồi giáo diễn ra trong lúc chính phủ của ông Trump cũng đang tìm cách tăng chi tiêu quân sự và cắt giảm viện trợ nước ngoài cùng ngân sách của Bộ Ngoại giao. Song, đề xuất cắt giảm các khoản ngân sách tạo nên quyền lực mềm của Mỹ đang vấp phải phản đối mạnh mẽ do lo ngại việc này sẽ dấy lên những xung đột do những nguyên nhân sâu xa của sự bất ổn và chủ nghĩa khủng bố không được xử lý.

Các cựu quan chức Mỹ cũng đã gửi thư tới Bộ trưởng Quốc phòng nước này, cảnh báo rằng dù chỉ số lượng nhỏ các trường hợp thương vong ngoài ý muốn ở dân thường cũng có thể đưa đến những tụt lùi lớn về mặt chiến lược của Mỹ, như có thể khiến các nhóm phiến quân gia tăng bạo lực hay các đối tác và liên minh giảm hợp tác với Mỹ. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.