Mỹ - Asean: Quan ngại về những diễn biến phức tạp trên Biển Đông

Các bộ trưởng ngoại giao Mỹ - ASEAN tại cuộc họp
Các bộ trưởng ngoại giao Mỹ - ASEAN tại cuộc họp
(PLO) - Trao đổi về vấn đề Biển Đông tại Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Mỹ diễn ra ngày 4/5/2017 tại Washington DC, Mỹ, các nước bày tỏ quan ngại trước những diễn biến phức tạp trên thực địa tại khu vực này.

Theo Bộ Ngoại giao, Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Mỹ vừa diễn ra là cuộc gặp đầu tiên giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson kể từ khi chính quyền Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền tại Mỹ. Thừa ủy quyền của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Nguyễn Quốc Dũng đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị. 

Tại Hội nghị, các nước ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Mỹ, hoan nghênh những bước đi gần đây của Mỹ tăng cường hợp tác với ASEAN trong đó có việc Tổng thống Donald Trump cam kết sẽ dự các sự kiện của khu vực như Cấp cao APEC tại Việt Nam, Cấp cao ASEAN-Mỹ và Cấp cao Đông Á tại Philippines tháng 11/2017; Phó Tổng thống Mike Pence thăm Indonesia, gặp Tổng Thư ký ASEAN và Ủy ban các Đại diện Thường trực ASEAN; và Ngoại trưởng Tillerson gặp Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN tại Washington DC.

Thay mặt Tổng thống Mỹ, Ngoại trưởng Rex Tillerson tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực, coi trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, cam kết tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, nhấn mạnh ASEAN là đối tác kinh tế quan trọng của Mỹ, tiếp tục triển khai Sáng kiến Kết nối ASEAN-Mỹ…

Trao đổi về vấn đề Biển Đông, các nước bày tỏ quan ngại trước những diễn biến phức tạp trên thực địa tại khu vực này; theo đó nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, nhấn mạnh thực hiện kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), các tiến trình ngoại giao và pháp lý trong khu vực, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất khung Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh việc Mỹ tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình có ý nghĩa chiến lược và là nhân tố tích cực và quan trọng cho hòa bình, ổn định, và liên kết khu vực. Ông cũng đề xuất một số lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác ASEAN-Mỹ giai đoạn tới, trong đó có giao lưu nhân dân, hợp tác biển và ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như khủng bố, an ninh mạng...

Về vấn đề Biển Đông, chia sẻ lo ngại trước những diễn biến phức tạp tại khu vực này, Thứ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, khẳng định đây là mối quan tâm chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực, trong đó có Mỹ; đề cao các nguyên tắc mà hai bên đã nhất trí tại Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Mỹ tại Sunnylands, California tháng 2/2016. 

Trước đó, ngày 3/5 đã diễn ra Đối thoại ASEAN-Mỹ lần thứ 30. Tại Đối thoại, hai bên đã trao đổi về các vấn đề khu vực cùng quan tâm, kiểm điểm và định hướng hợp tác ASEAN-Mỹ, và chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-Mỹ và Hội nghị Cấp cao ASEAN-Mỹ lần thứ 5 cũng như các hoạt động kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN-Mỹ. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.