'Mùng 3 tết Thầy' và mối quan hệ thầy trò…

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Người Việt thường có câu “Không thầy đố mày làm nên” để nói về công lao dạy dỗ của người thầy trong mỗi cuộc đời con người. Vì vậy, sau hai ngày đầu Xuân “tết Cha”, “tết Mẹ”, người Việt đã dành ngày mùng 3 để "tết Thầy". Đây được xem là một nét đẹp truyền thống thể hiện tinh thần “Tôn sư trọng đạo” của người Việt từ xưa đến nay.

Hình ảnh và tầm quan trọng của người thầy được người xưa thể hiện rất rõ qua những câu thành ngữ như “Muốn sang phải bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu quý thầy”, “Không thầy đố mày làm nên” hay “Vi sư bản tri quốc”. Có thể thấy rằng, vai trò của người thầy trong xã hội xưa luôn được đặt lên hàng đầu. Người thầy ngày xưa không chỉ gói gọn trong dạy chữ mà còn là người dạy nghề như nghề may, nghề mộc, nghề thuốc.

Người thầy không chỉ có kiến thức uyên thâm truyền thụ lại cho học trò mà còn phải có nhân cách cao đẹp, phẩm chất đạo đức chuẩn mực, cách sống không vụ lợi, không chuộng hư danh, trong sáng giản dị.

Trong cách đối xử thường nhật, thầy là người không sợ uy quyền, đối xử công bằng với học trò, tình cảm thầy trò chân tình như cha con ruột thịt. Còn trong tâm thức cộng đồng, người thầy hiện lên như một hình mẫu về đạo đức lối sống, tri thức và uy tín cá nhân để mọi người vươn tới. Thầy được coi như những vị quân sư để họ gửi gắm, tin tưởng về lẽ phải và sự công bằng trong cuộc sống hàng ngày.

Chính vì lẽ đó, từ xưa đến nay, mỗi độ Tết đến Xuân về, người Việt luôn truyền nhau câu thành ngữ “Mồng một tết Cha, mồng hai tết Mẹ, mồng ba tết Thầy” để thể hiện thứ tự tôn kính, biết ơn đối với những người đã sinh thành và dạy dỗ. Vào ngày mồng Một của năm mới, vợ chồng con cái, anh chị em ruột thịt sẽ tập trung bên nội để cúng bái gia tiên và chúc Tết ông bà tỏ lòng thành kính. Mồng Hai vợ chồng, con cái, anh chị em cũng sang bên đàng ngoại thăm hỏi và chúc Tết.

Xã hội ngày xưa dành ngày mồng Ba để học trò đến chúc Tết thầy, vì vậy vào ngày mồng Ba Tết, trong ngôi nhà của người thầy luôn nhộn nhịp và rộn rã những lời chúc Tết, chuyện trò giữa thầy và trò. Ngày Tết thầy được coi trọng không thua kém ngày Tết cha, Tết mẹ, vì thế, dù người có chức quan to đến cỡ nào, đường xa cách trở đến đâu, vào ngày mồng Ba Tết, người học trò cũng lặn lội đến chúc Tết thầy.

Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến thầy, ngoài những lời chúc sức khỏe, người học trò khi đến thăm thầy còn mang theo những món quà như hoa quả, bánh trái hay đặc sản của địa phương để biếu thầy. Những câu chuyện giữa thầy và trò trong ngày đầu Xuân càng làm cho tình thầy trò thêm khăng khít hơn.

Thời nay, có thể thấy hình ảnh học trò đến chúc Tết thầy vào ngày mồng Ba đã không còn nhiều như xưa, có chăng chỉ là những lứa học trò ở thế hệ trước 8X. Có phải truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt đang bị mai một và vai trò của người thầy trong xã hội cũng không còn được như xưa?.

Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP Hồ Chí Minh) cho biết, người thầy trong xã hội xưa dường như là người duy nhất truyền thụ kiến thức trực tiếp cho trò, người thầy ngày xưa cũng như một người “bề trên”, những lời nói và yêu cầu của thầy được học trò răm rắp nghe theo.

Còn người thầy ngày nay, không đơn thuần là truyền thụ kiến thức cho học sinh theo một chiều “thầy giảng, trò nghe” mà người thầy ngày nay là người hướng dẫn, gần gũi với học trò hơn, giúp học trò lĩnh hội được tri thức qua những phương pháp dạy học tích cực. Có thể thấy, dù ở xã hội nào người thầy cũng giữ một vị trí rất quan trọng và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của người Việt vẫn được gìn giữ cho đến hiện nay.

Bàn về phong tục Tết thầy, thầy Huỳnh Thanh Phú chia sẻ: “Để thể hiện sự tôn kính đối với người thầy, người xưa đã dành ra ngày mùng Ba để "tết Thầy". Đây là một nét đẹp văn hóa hết sức cao cả, mang một giá trị vô cùng đặc biệt và cho đến bây giờ, nét văn hóa cao đẹp ấy vẫn được các thế hệ học trò lưu giữ và tiếp nối.

Tuy nhiên, sự tôn kính, biết ơn của người học trò đối với người thầy cũng được thể hiện theo nhiều hình thức khác để phù hợp với sự phát triển, thay đổi của xã hội. Ngày xưa vì không có phương tiện truyền thông nên học trò phải vượt đường sá xa xôi đến nhà thầy chúc Tết và để đáp lại tấm lòng của người học trò, người thầy cũng phải ngồi chuyện trò với học trò.

Còn ngày nay, cùng với sự phát triển phương tiện truyền thông, mạng xã hội, sự trân quý của học trò dành cho người thầy còn thể hiện qua tin nhắn, qua những cuộc điện thoại hay những bức thiệp điện tử chúc Tết, qua mạng xã hội. Điều đó, cũng làm cho những người “đưa đò” cảm thấy ấm lòng trong ngày Xuân”.

Có thể thấy rằng, dẫu “Tết Thầy” thời nay có nhiều thay đổi, nhưng trong tâm thức mỗi người Việt, nhớ về người thầy trong những ngày vui Tết là truyền thống không bao giờ mai một. Giáo sư Phan An, nhà nghiên cứu về văn hóa tộc người - Nhân học, chia sẻ: “Bao nhiêu năm nay, vào những ngày lễ Tết, học trò vẫn đến thăm hỏi và chúc Tết tôi. Tuy học trò không còn đến nhà chúc Tết thầy nhiều như ngày xưa, cũng không còn gói gọn trong ngày mùng Ba mà có thể trước Tết, hoặc sang ngày mùng Bốn, mùng Năm nhưng truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của người Việt vẫn được gìn giữ và phát huy cho đến thời nay”.

GS Phan An cũng nhìn nhận, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là nét văn hóa tốt đẹp của người Việt cần được phát huy. Để nét đẹp truyền thống đó tiếp tục được phát huy trong thời đại ngày nay thì đòi hỏi người thầy bên cạnh việc không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội, thì cần phải có một lối sống đạo đức “chuẩn mực”.

Thầy Huỳnh Thành Phú cũng cho rằng, dù thời đại phát triển nhanh, nhưng không vì thế mà bỏ qua những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người. Công nghệ dù có hiện đại bao nhiêu thì vẫn cần phải giữ được giá trị cốt lõi của con người. Trong nhà trường, quan trọng nhất vẫn là mối quan hệ giữa thầy và trò.

Thầy thương trò, trò kính thầy thì môi trường đó mới đúng là môi trường giáo dục an lành. Để làm được điều này thì thầy cô trong nhà trường phải thay đổi cách giao tiếp với học sinh, chia sẻ với học sinh bằng chính tình thương của mình, đồng thời trong cuộc sống đối nhân xử thế, người thầy phải là một tấm gương cho các em học tập.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.