Tết xa quê của người Việt trên đất Hàn

Ăn Tết ở xứ người nhưng các lao động Việt Nam vẫn không thiếu bàn thờ, mâm ngũ quả.
Ăn Tết ở xứ người nhưng các lao động Việt Nam vẫn không thiếu bàn thờ, mâm ngũ quả.
(PLVN) - “Quà nào bằng gia đình sum họp. Tết nào vui bằng Tết đoàn viên”, câu hát da diết, bồi hồi về ngày Tết cổ truyền dân tộc khiến những lao động Việt trên đất Hàn càng xúc động, nhớ quê mỗi dịp tết đến, xuân về. Với những người xa quê, Tết là dịp để đoàn tụ cùng gia đình, thế nhưng có những người đành lỡ hẹn với người thân. 

Giọt nước mắt đêm giao thừa

Ngày anh Vũ Văn Lục (SN 1985, ngụ xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) từ biệt gia đình để lên máy bay sang Hàn Quốc làm việc cũng là thời điểm người vợ mang bầu những tháng cuối thai kỳ. Ra đi lúc cận kề cuối năm, vợ lại bụng mang dạ chửa, nhưng vì công việc, anh không còn sự lựa chọn nào khác. 

Sang nước ngoài chừng vài tháng thì ở quê nhà người vợ sinh con. Đó cũng là thời điểm gần đến Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018. Nỗi nhớ con và gia đình trong anh càng da diết. Anh Lục chia sẻ, trước khi sang Hàn làm việc, từng công tác ở nhiều nơi nhưng Tết năm nào cũng cố gắng thu xếp về quê, đoàn tụ cùng gia đình, người thân họ hàng.

Do vậy, đó là năm đầu tiên anh ăn Tết xa nhà, cách Việt Nam hơn 3000km. Nơi xứ người, khoảnh khắc giao thừa, sau khi tụ họp cùng đám bạn, anh chỉ biết cập nhật tình hình người thân qua facebook. Thời khắc chuẩn bị bước sang năm mới, người đàn ông ấy đã bật khóc vì nhớ quê, nhớ gia đình.

Năm nay, cũng vì lịch làm việc nên anh không thể đoàn tụ cùng gia đình dịp Tết Nguyên Đán. Thế nên dự định gặp mặt đứa con nhỏ được sinh ra khi anh đang ở nước ngoài vẫn chưa thực hiện được.

Anh bùi ngùi: “Buồn là điều không tránh khỏi, tôi chỉ thấy thương đứa con nhỏ, hai cái Tết trôi qua nhưng chưa một lần được bố bồng bế, dẫn đi chơi vào ngày Tết như chúng bạn”. Nhớ con, ít bữa anh lại nói vợ quay clip gửi qua điện thoại. Hình ảnh đứa con gái nhỏ trong vòng tay ông bà cứ bi bô gọi bố, vỗ tay hay nũng nịu nói những lời yêu thương khiến trái tim anh tan chảy.

Cũng giống anh Lục, anh Nguyễn Song Hào (SN 1981, ngụ xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, Nghệ An) sang tỉnh Shiheung, Hàn Quốc theo diện xuất khẩu lao động từ năm 2012. Làm việc được hai năm thì anh nhận hung tin bố qua đời sau cơn bạo bệnh. Vội vã về quê chịu tang bố nên năm ấy đến dịp Tết cổ truyền, anh đành gác lại cơ hội đoàn tụ cùng gia đình.

Anh Hào nhớ lại, Tết năm đó dù tụ họp cùng một số người bạn, rủ nhau đi nhà thờ xem lễ, cầu bình an, nhưng vẫn không nguôi nhớ nhà và nhớ về Tết cổ truyền dân tộc. Ở quê nhà, vì anh chị đã ra ở riêng, chỉ một mình mẹ vò võ trong căn nhà cũ. Dù thương mẹ, muốn về quê nhưng vì khoảng cách, chi phí đi lại cao nên anh chỉ biết tự an ủi lòng mình. 

Quá trình sinh sống và làm việc, anh Hào kết hôn với cô gái đồng hương bằng một đám cưới giản dị. Hai gia đình nội ngoại vốn cùng địa phương nên việc cưới hỏi diễn ra thuận lợi. Xong xuôi sự kiện trọng đại bậc nhất đời người, họ tiếp tục cuộc sống mưu sinh nơi xứ người. Dù đã có đôi, cứ mỗi dịp Tết cổ truyền đến là lòng đôi vợ chồng ấy lại thổn thức hướng về quê hương. 

Cuối năm 2017, vợ anh về quê để chuẩn bị cho ngày sinh nở. Từ ngày vợ về Việt Nam, ngày nào anh Hào cũng tranh thủ thời gian nghỉ giải lao để nói chuyện qua điện thoại với vợ con. Những ngày cận Tết, nỗi nhớ con da diết hơn bao giờ hết. Sau những cuộc nói chuyện, anh chỉ biết gạt nước mắt. Anh không dám thổ lộ tình cảm trước mặt người thân vì sợ gia đình buồn, chỉ biết cố gắng làm việc tốt để nhanh chóng trở về. 

Xa quê hương, dịp Tết, các lao động ở Việt Nam ở Hàn Quốc thường tụ tập thành nhóm để đón Tết cổ truyền.
Xa quê hương, dịp Tết, các lao động ở Việt Nam ở Hàn Quốc thường tụ tập thành nhóm để đón Tết cổ truyền.

Riêng với vợ chồng anh Trần Danh Minh (ngụ huyện Nghi Lộc, Nghệ An), từ khi quyết định đưa hai đứa con nhỏ sang Hàn Quốc học tập, sinh sống cùng, nỗi nhớ con được vơi đi. Thế nhưng, nỗi nhớ quê, người thân ở quê nhà là điều luôn thường trực mỗi khi Tết đến, xuân về.

Trong những ngày Tết cổ truyền dân tộc, vợ chồng anh chỉ biết gửi gắm lời chúc xuân tới người thân qua chiếc điện thoại. Dù hai con bắt đầu hòa nhập với cuộc sống, văn hóa xứ Hàn, nhưng vợ chồng anh không quên dạy con về những phong tục tập quán, truyền thống ăn tết cổ truyền của người Việt.

 “Tết này về hay ở?” 

Thông thường, trước kỳ nghỉ Tết, những người Việt đang sinh sống, làm việc ở Hàn Quốc lại liên hệ với nhau để lên kế hoạch chuẩn bị hội họp dịp năm mới. Thường là lựa chọn nhà của một ai đó rồi cùng nhau gói hoặc mua bánh chưng, làm mứt, dưa hành. Một con gà với cỗ xôi để thờ cúng, mâm ngũ quả, thêm cặp bánh chưng là món không thể thiếu trong ngày này.

Món giò chả thường được người thân gửi từ Việt Nam sang từ trước đó và cất sẵn trong tủ lạnh. Chỉ khác ở Việt Nam là không có cây đào để trưng trong phòng, thay vào đó họ sẽ là lọ hoa hồng đỏ rực. Như vậy cũng được xem như có một cái Tết đúng nghĩa với những người lao động xa quê.

Cũng như Việt Nam, người dân Hàn Quốc ăn Tết truyền thống theo lịch âm hàng năm. Vào dịp Tết Nguyên đán, những người lao động Việt Nam xa quê như anh Hào, anh Lục, anh Minh được các công ty cho nghỉ lễ. Ở Hàn Quốc, Tết cổ truyền được gọi là Tết Seollal và kéo dài trong ba ngày: từ ngày 30 tháng Chạp, đến ngày mùng 2 tháng Giêng (âm lịch). 

Theo tục lệ, người Hàn đón giao thừa trước người Việt hai tiếng đồng hồ. Nhưng với đa số người Việt thì vẫn giữ nếp ở quê nhà: Đón giao thừa theo giờ Việt Nam. Họ cùng nhau gói bánh chưng, trưng bày mâm ngũ quả, mâm xôi gà, lập bàn thờ có ảnh Bác Hồ, lá cờ đỏ sao vàng. Tết mà, được gặp người cùng quê hương trên mảnh đất xứ người là điều tuyệt vời hơn tất cả. 

Trong khoảnh khắc chuẩn bị bước sang năm mới, người thì ca hát, kẻ tâm sự, có người sụt sịt khóc như một đứa trẻ vì nhớ nhà. Có những người cũng gần chục năm rồi chưa được đón Tết với mẹ cha, Tết năm nào cũng khóc. Không khí Tết lẽ ra phải vui tươi, rộn rã nhưng với những người con xa xứ sâu thẳm vẫn là nỗi nhớ nhà, nhớ nồi bánh chưng, nhớ sắc đỏ của hoa đào, của câu đối Tết… nhớ hương vị Tết quê.

Anh Từ Mạnh Thế, một lao động đang làm việc tại Hàn Quốc tâm sự, cứ đến giao thừa điện thoại về chúc Tết ba mẹ mà lòng buồn hiu hắt vì nhớ nhà, nhớ người thân. Không chỉ riêng anh Thế, với nhiều lao động đang làm việc ở nước ngoài, vì nhiều lý do nên việc quyết định về quê ăn Tết, tận hưởng khoảnh khắc sum vầy bên gia đình là điều không hề dễ dàng. Do vậy, “Tết này về hay ở?” là câu hỏi mà mỗi dịp cuối năm, những người con xa quê thường đau đáu trong lòng.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.