Mục tiêu cao nhất của Đảng là lợi ích của nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, chế độ ta là chế độ “dân là chủ” và “dân làm chủ”
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, chế độ ta là chế độ “dân là chủ” và “dân làm chủ”
(PLVN) - Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Bởi vậy, Đảng không có mục đích nào khác ngoài mục đích bảo vệ lợi ích hợp pháp và đem lại quyền làm chủ cho Nhân dân, đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân.

Bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”; “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Người cũng chỉ ra rằng, chế độ ta là chế độ dân chủ, chế độ “dân là chủ” và “dân làm chủ”. Để thực hiện quyền làm chủ, Nhân dân không những phải có quyền, mà điều quan trọng là Nhân dân cần phải có ý thức, năng lực làm chủ.

Ngay những ngày đầu xây dựng chính quyền nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh về bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, tạo cơ sở cho việc hình thành chính quyền cách mạng ở các cấp, xác định rõ quyền lực nhà nước là ở tay Nhân dân lao động; Nhân dân là chủ thể duy nhất của quyền lực nhà nước đó.

Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và quyền lực nhà nước, Đảng ta khẳng định: “Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý” thành cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội. Cơ chế này là sự sáng tạo của Đảng, phù hợp với bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta. Chỉ khi Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền thì mới xây dựng được chính quyền của Nhân dân.

Gần đây, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng ta cũng đưa ra quyết tâm: “Tiếp tục phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, được Nhân dân tham gia ý kiến”.

Điều này có nghĩa, Nhà nước quản lý, thực hiện quyền lực của mình chính là thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân. Thời gian qua, vai trò của Nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội đã được phát huy trong việc bảo đảm việc thực thi thực chất, đầy đủ và rộng rãi quyền làm chủ của Nhân dân theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”. 

Để “ý Đảng hợp với lòng dân”, để tất cả quyền lực nhà nước đều là quyền lực của Nhân dân, thì Nhân dân phải tham gia tích cực vào công việc Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của Đảng, Nhà nước.

Cũng vì thế mà công việc kiểm soát quyền lực nhà nước đã trở thành nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; trong đó, hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội và của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội được quan tâm tăng cường; công tác thanh tra, kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước trong bộ máy hành pháp đã được đẩy mạnh, góp phần quan trọng trong quản lý nhà nước và đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Nhiều sai phạm của cán bộ cấp cao liên quan đến việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ... bị phát hiện và đưa ra xử lý nghiêm khắc có một phần lớn công sức của Nhân dân thông qua cơ chế “dân kiểm tra, giám sát”.

Bảo vệ, thực thi quyền con người

Bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhân dân cũng là để đảm bảo quyền con người được thực thi trong cuộc sống. Kể từ khi Đảng ta thành lập cho đến nay, các quan điểm, chủ trương của Đảng luôn nhất quán trong việc bảo đảm quyền con người, xem quyền con người là bản chất của chế độ XHCN; là lý tưởng, mục tiêu, động lực của sự phát triển. Đảng đã không ngừng bổ sung, hoàn thiện chính sách ấy trong các văn kiện Đại hội Đảng gần đây. 

Bên cạnh đó, việc thể chế hóa đường lối của Ðảng, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện, nhất là việc Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ, thực thi quyền con người và ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền con người. 

Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, việc bảo đảm quyền con người ở nước ta không ngừng được nâng cao, thể hiện ở những chỉ số quan trọng như: chỉ số phát triển con người, chỉ số phát triển giới, chỉ số bất bình đẳng phân phối thu nhập giữa cá nhân trong một nền kinh tế…không ngừng được cải thiện. 

Phát biểu tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khoá XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, một trong những mục tiêu kiên định của Chính phủ là thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo các quyền con người, quyền tài sản và quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, chăm lo đời sống văn hóa - tinh thần, cải thiện phúc lợi, tạo cơ hội học hành, tiếp cận y tế cho Nhân dân...

Cũng nhờ vào những chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước mà đời sống vật chất, tinh thần của các hộ gia đình chính sách không ngừng được cải thiện; quyền sinh kế của người dân được bảo đảm bằng việc tích cực giải quyết việc làm; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm nhanh, nhờ đó thành tựu về giảm nghèo của Việt Nam được Liên Hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. 

Những thành tựu về hoạch định và thực hiện chính sách xã hội trong thời gian qua thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Điều đó góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, nhất là những người có công, gia đình chính sách, hộ gia đình nghèo… Đồng thời, phản ánh truyền thống nhân văn của dân tộc và bản chất của chế độ XHCN luôn lấy con người làm trung tâm, vì sự phát triển tự do và toàn diện của con người.

Những thành tựu đó là tiền đề rất quan trọng để tạo sự đồng thuận trong xã hội, đưa đất nước ta ngày càng phát triển, tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường CNXH, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Dù còn những khó khăn, hạn chế nhất định trên nhiều lĩnh vực, nhưng với lòng tin yêu, quý trọng của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta tin tưởng sẽ thực hiện thành công mục tiêu đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp và đem lại quyền làm chủ cho Nhân dân.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Tổng Bí thư: Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn

(PLVN) - Thông tin sắp tới Trung ương và Quốc hội sẽ thảo luận về sáp nhập tỉnh, trong đó dự kiến có khả năng Quảng Nam sẽ nhập với Đà Nẵng, Tổng Bí thư cho rằng, sáp nhập là cơ hội để Quảng Nam và Đà Nẵng phát huy thế mạnh đôi bên, cùng quy hoạch tầm nhìn dài hạn, chia sẻ lợi ích, trách nhiệm và khát vọng phát triển, để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn với vị thế xứng tầm quốc gia và quốc tế...

Đọc thêm

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025), 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), sáng 29/3, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương và thành phố Đà Nẵng đã dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng, đường 29/3, đường 2 tháng 9, thành phố Đà Nẵng.

Làm rõ các tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính

Quang cảnh cuộc họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) - Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp, trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Chính phủ đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành.

Khoa học và công nghệ nâng cao tiềm lực quốc phòng

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Mạnh Hùng mới chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giữa hai Bộ giai đoạn 2021 - 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và những năm tiếp theo.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Brazil

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva gặp gỡ phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao nước Cộng hòa Liên bang Brazil thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27 đến ngày 29/3/2025.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Lễ khánh thành tuyến đường kết nối từ quốc lộ 19 đến Becamex VSIP Bình Định

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Lễ khánh thành tuyến đường kết nối từ quốc lộ 19 đến Becamex VSIP Bình Định
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã dự Lễ khánh thành dự án Xây dựng tuyến đường nối từ Quốc lộ 19 đến Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định. Đây được xem là một trong những dự án giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Định với tổng mức đầu tư hơn 1.170 tỷ đồng.

Những cống hiến của thanh niên Quân đội có sức lan tỏa mạnh mẽ

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng trao Bằng khen cho 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Ngày 26/3, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu (GMTTB), Gương mặt trẻ triển vọng (GMTTV) toàn quân năm 2024. Chương trình nhằm vinh danh 70 điển hình xuất sắc (10 GMTTB, 60 GMTTV) của tuổi trẻ Quân đội trên mọi lĩnh vực công tác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự, phát biểu chỉ đạo.

Tuổi trẻ 'tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn'

Tuổi trẻ 'tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn'
(PLVN) -  Ngày 24/3/2025 vừa qua, nhân Tháng Thanh niên năm 2025 và chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên Việt Nam năm 2025.

Sẽ giải quyết các vấn đề phát sinh khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa cấp xã. (Ảnh minh họa. Nguồn: hanoi.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Dự thảo Luật dự kiến sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5 tới đây. Trong Tờ trình về dự án Luật, cơ quan soạn thảo đã đề xuất hướng giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan khi thay đổi tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.