Mưa lũ, Quản lý thị trường vẫn bám địa bàn

Quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng hỗ trợ đồng bào vùng lũ Quảng Trị.
Quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng hỗ trợ đồng bào vùng lũ Quảng Trị.
(PLVN) - Ngoài việc chủ động ứng phó và kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, trong những ngày cao điểm mưa lũ ở miền Trung, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) vẫn kiểm tra, kiểm soát tốt thị trường, qua đó phát hiện xử lý hàng chục vụ việc vi phạm về hoạt động thương mại. 

Trong thời gian lũ lụt xảy ra tại các tỉnh miền Trung, Tổng cục QLTT đều đã có các công văn hỏa tốc gửi Cục QLTT các tỉnh từ  Nghệ An đến Quảng Ngãi về việc tăng cường công tác quản lý địa bàn; Đặc biệt xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, gom hàng hóa hoặc lợi dụng thiên tai bán hàng hóa bất hợp lý. 

Trước đó, Tổng cục cũng đã có chỉ đạo các Cục cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi mua gom, găm hàng, tăng giá quá mức, sản xuất, kinh doanh hàng giả mặt hàng phao và phao cứu sinh.

Tổng cục QLTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc triển khai nắm chắc tình hình tại địa bàn, giám sát ngay các hoạt động kinh doanh dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động, cứu hộ để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm nói trên; Rà soát các cơ sở sản xuất kinh doanh phao, áo phao và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời xử  lý triệt để tại nơi chứa trữ, sản xuất phao, áo phao giả, kém chất lượng.

Báo cáo chung của các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi mưa bão cho thấy, các Cục đều đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, kiểm tra, kiểm soát thị trường. Trên cơ sở bám sát các chỉ đạo của Tổng cục QLTT và UBND các tỉnh về việc đảm bảo bình ổn thị trường, các Cục đều tổ chức thường xuyên nắm bắt tình hình thị trường, lưu thông và giá cả hàng hóa... 

Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi tình hình dự báo mưa lũ; chủ động lên phương án bảo vệ cơ sở vật chất, kho tàng, phương tiện; Chuẩn bị trước các phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong mùa mưa lũ…

Sau mưa lũ các Cục đều khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định công tác; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường. Phối hợp tốt với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong công tác phòng chống thiên tai, hỗ trợ đồng bào bị lũ lụt. 

Báo cáo từ Cục QLTT Hà Tĩnh cho biết, ngay trong thời điểm bão lũ xảy ra, Cục này đã triển khai lực lượng, vừa trực đảm bảo an toàn mùa lũ, vừa tiến hành kiểm tra, kiểm soát thị trường trong giai đoạn khó khăn do thời tiết. Cụ thể, trong đợt mưa lũ vừa qua, các đội QLTT đã kiểm tra, xử lý 6 vụ vi phạm, phạt thu nộp trên 50 triệu đồng.

Vụ việc lớn nhất xảy ra trong ngày 21/10/2020, khi trên mạng xã hội xuất hiện thông tin quán bún Thu Huế (249 Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh) có dấu hiệu bán “chặt chém” đối với đoàn đi làm từ thiện. Ngay sau đó, Đội QLTT số 1 đã tiến hành xác minh và phối hợp với chính quyền địa phương xử lý các vi phạm về giá bán hàng hóa.

Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Quảng Bình Vũ Quang Thắng cho biết thêm, lực lượng QLTT ở đây sau khi tiến hành khắc phục hậu quả bão lũ đã tiến hành  ngay các hoạt động kiểm tra kiểm soát tình hình thị trường, nhằm tránh các trường hợp găm hàng tăng giá để kiếm lợi bất chính.

Ông Thắng cho biết, tạm thời đến ngày 26/10/2020, không xuất hiện tình trạng tiểu thương tăng giá các mặt hàng thiết yếu. Thậm chí, nhiều tiểu thương đã giảm giá bán cho các đoàn cứu trợ đồng bào vùng lũ. 

Ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị, từ thời điểm mưa bão đến nay đã phát hiện, xử lý hơn 20 vụ vi phạm về hoạt động thương mại. Đại diện Cục QLTT Đà Nẵng cũng cho biết, đơn vị đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, từ thời điểm bão số 6 đến nay không phát hiện vi phạm. Giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu đã ổn định trở lại.

Đọc thêm

Thu giữ 600 bao đường các loại không rõ chất lượng tại Bình Định

Lực lượng chức năng tỉnh Bình Định đang kiểm tra hàng hóa thực phẩm là đường kính các loại có dấu hiệu vi phạm (Ảnh: Tổng cục QLTT).
(PLVN) -  Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Phòng PC03 - Công an tỉnh Bình Định và Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế và Ma túy - Công an huyện Phù Cát phát hiện , thu giữ 600 bao đường do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ liên quan.

Thu giữ 1.550 cái túi xách “made in China”, không có hóa đơn

Đội QLTT số 2 kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu vi phạm (Ảnh: Tổng cục QLTT).
(PLVN) -  Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường TP Đà Nẵng vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Đà Nẵng phát hiện , thu giữ 1.550 cái túi xách do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Siêu thị Trung Vân, Nghệ An bán hàng giả mạo nhãn hiệu Gillete

Các sản phẩm dao cạo râu có dấu hiệu vi phạm bị lực lượng chức năng tiến hành tạm giữ tại Siêu thị Trung Vân.
(PLVN) -  Tại Siêu thị Trung Vân, địa chỉ Khối 2A, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete. Đây là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Hưng Yên: Tịch thu 3 tấn thép không gỉ dạng tấm không rõ nguồn gốc

Kho hàng hóa của Công ty TNHH Thép không gỉ B.N.
(PLVN) - Ngày 28/3, Lãnh đạo Cục quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên cho biết, đơn vị vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thép không gỉ B.N, địa chỉ trụ sở chính: Phường Phan Đình Phùng, Thị Xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Phạt số tiền 50 triệu đồng và tịch thu tang vật vi phạm hành chính là 3 tấn thép không gỉ dạng tấm.

Bến Tre xử phạt 4 đơn vị kinh doanh xâm phạm quyền nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Bến Tre xử phạt 4 đơn vị kinh doanh xâm phạm quyền nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

(PLVN) - Đó là thông tin được cung cấp tại Tọa đàm "Giải pháp bảo vệ thương hiệu và công tác chống hàng giả với ngành nhựa" diễn ra ngày 26/3 tại Bến Tre. Sự kiện do Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP) phối hợp cùng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bến Tre đã tổ chức. Đồng thời tọa đàm cũng công bố kết quả điều tra về sản phẩm nhái thương hiệu Ống nhựa Hoa Sen trên thị trường.

Kon Tum: Tiêu hủy hàng hóa, mỹ phẩm vi phạm hành chính bị tịch thu

Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức tiêu hủy quần áo rằn ri tại Xí nghiệp May Kon Tum.
(PLVN) - Sáng 15/3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum cho biết, đơn vị vừa tiến hành tổ chức tiêu huỷ hàng chục sản phẩm hàng hoá không rõ nguồn xuất xứ, không đảm bảo điều kiện lưu thông thị trường gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng với tổng giá trị hơn 72 triệu đồng.