Một số chính sách quan trọng hỗ trợ ảnh hưởng dịch COVID-19 tiếp tục được xem xét ban hành

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngoài các chính sách đã ban hành, một số chính sách quan trọng khác liên quan đến phòng, chống COVID-19 cũng đang được các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục xem xét, quyết định trong thời gian tới.

Đây là thông tin được nêu trong Báo cáo một số thông tin về chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 và cơ chế huy động nguồn lực mua vắc-xin tiêm phòng COVID-19 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS).

Đề xuất miễn toàn bộ số thuế của quý III và IV cho các hộ kinh doanh

Theo Ủy ban TCNS, Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của UBTVQH về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19. Nếu được Bộ Chính trị đồng ý và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết Nhà nước sẽ giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 đối với người nộp thuế bị tác động của dịch COVID-19 có tổng doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và giảm so với tổng doanh thu năm 2019;

Miễn toàn bộ số thuế phải nộp của quý III và IV năm 2021 cho các hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng tại các địa bàn chịu tác động của dịch COVID-19; giảm 30% thuế giá trị gia tăng đối với một số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ (như dịch vụ vận tải, dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch, sản phẩm xuất bản, dịch vụ điện ảnh, truyền hình, dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí...)...

Ngoài chính sách nói trên, Bộ Tài chính cũng đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về chủ trương tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2021; đồng thời, nghiên cứu, đánh giá tác động để xem xét việc giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo thời gian phù hợp với tình hình dịch COVID-19. Ngoài ra, có ý kiến đề xuất sử dụng kinh phí kết dư Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Về cơ chế huy động nguồn lực mua vắc-xin tiêm phòng Covid-19, ngày 28/7/2021 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV, trong đó đã quy định: thực hiện chuyển nguồn 1.237 tỷ đồng kinh phí chi sự nghiệp y tế còn lại năm 2020 của Bộ Y tế để mua vắc-xin phòng dịch COVID-19; ưu tiên sử dụng NSNN và huy động mọi nguồn lực hợp pháp khác cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; huy động mọi nguồn lực, khuyến khích xã hội hóa, phát triển Quỹ vắc-xin phòng COVID-19...

Đã chi 15.534 tỷ đồng để mua vắc-xin phòng COVID-19

Theo Ủy ban TCNS, trong tháng 8, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội. Trong tháng 9, Chính phủ đã ban hành 02 Nghị quyết về mua vắc-xin phòng COVID-19.

Cụ thể, Nghị quyết số 109/NQ-CP ngày 20/9/2021 về mua vắc-xin phòng COVID-19 Abdala do Trung tâm Kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba sản xuất (10 triệu liều vắc xin); Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 21/9/2021 về mua vắc-xin phòng COVID-19 Vero Cell của Tập đoàn Sinopharm, Trung Quốc (trong đó cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu đối với việc mua 20 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 Vero Cell của Tập đoàn Sinopharm).

Theo Báo cáo của Ủy ban TCNS, tính đến hết tháng 9/2021, tổng nguồn lực để mua vắc-xin phòng COVID-19 khoảng 26.800 tỷ đồng, cơ bản bảo đảm nguồn lực để mua vắc-xin theo kế hoạch. Theo đó, đối với nguồn NSNN, hiện đã bố trí khoảng 18.100 tỷ đồng, trong đó, NSTW đã bố trí khoảng 14.574 tỷ đồng (gồm: 1.237 tỷ đồng từ dự phòng ngân sách trung ương năm 2021; 12.100 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2020 và 1.237 tỷ đồng kinh phí phòng chống dịch năm 2020 của Bộ Y tế chưa sử dụng chuyển sang năm 2021) và NSĐP bố trí khoảng 3.540 tỷ đồng (bao gồm 1.040 tỷ đồng từ nguồn huy động của các tổ chức, cá nhân).

Đối với Quỹ vắc-xin phòng COVID-19, tính đến ngày 05/10/2021, đã huy động được 8.693 tỷ đồng (đã bao gồm ngoại tệ quy đổi) từ các tổ chức và cá nhân đóng góp, tài trợ cho Quỹ (huy động thêm được khoảng 56 tỷ đồng so với tháng trước).

Về việc sử dụng nguồn lực mua vắc-xin phòng COVID-19, theo Ủy ban TCNS, đến hết tháng 9/2021, tổng số đã quyết định sử dụng để bổ sung cho Bộ Y tế mua vắc-xin là 15.534 tỷ đồng, gồm: NSTW chi 7.574 tỷ đồng (1.237 tỷ đồng từ dự phòng ngân sách trung ương năm 2021; 5.100 nghìn tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi NSTW năm 2020 và 1.237 tỷ đồng kinh phí phòng chống dịch năm 2020 của Bộ Y tế chưa sử dụng chuyển sang năm 2021). Quỹ vắc-xin chi 7.960 tỷ đồng.

Sau khi trừ số đã có quyết định sử dụng như trên, nguồn lực còn lại khoảng 11.27 nghìn tỷ đồng, gồm: Nguồn NSNN còn khoảng 10.530 tỷ đồng, Quỹ vắc-xin còn lại 733 tỷ đồng.

Từ một số vấn đề nổi lên, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, để bảo đảm kịp thời xử lý các vấn đề cấp bách trong hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch COVID-19, Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ lưu tâm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân chịu tác động do dịch COVID-19; rà soát, cắt giảm các thủ tục không cần thiết; thực hiện công khai, minh bạch trong việc cấp phát tiền hỗ trợ tại địa phương, đảm bảo người dân được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước kịp thời, thuận tiện.

Đồng thời rà soát, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch nhằm tăng cường chế độ, bảo đảm sức khỏe, động viên hơn nữa cho lực lượng này; trong đó, lưu ý điều chỉnh các chính sách hỗ trợ hợp lý cho đội ngũ nhân viên y tế và tình nguyện viên để kịp thời động viên, khuyến khích những người tham gia lực lượng y tế chống dịch COVID-19.

Cùng với đó khẩn trương tổng hợp, trình UBTVQH cho ý kiến để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định những chính sách liên quan đến chi phòng, chống dịch COVID-19 bảo đảm đúng thẩm quyền; tổng hợp, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 về kinh phí đã chi phòng, chống dịch COVID-19 (bao gồm nguồn NSNN và nguồn xã hội hóa) và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn này.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh minh họa.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.

Đọc thêm

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Ban hành Danh mục quy định về 9 loại hàng nguy hiểm

Một vụ vận chuyển trái phép hơn 50kg thuốc nổ, 60m dây cháy chậm, hơn 150 kíp nổ . (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 4/2024

Ảnh minh hoạ
(PLVN) -  Quy chuẩn quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy có hiệu lực, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của ngành y tế… là một trong những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 4/2024.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024

Nhiều thay đổi trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024. (Ảnh: laodong.vn)
(PLVN) - Trong tháng 4/2024, một số chính sách mới sẽ có hiệu lực như: Chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi THPT năm 2024; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng…

Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng

Các phạm nhân đang đọc kinh sách.
(PLVN) -  Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Trình tự, thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ ngày 1/5/2024. (Ảnh minh họa - Nguồn: chinhphu.vn)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 23/2023/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản 2012 và Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản 2012.

Bộ Công an: Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (Ảnh: BCA).
(PLVN) - Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật. Việc thu thập mống mắt, ADN sẽ được triển khai thực hiện như thế nào? Những ai sẽ cần đổi Thẻ Căn cước sau khi Luật có hiệu lực.. là những nội dung được giải đáp tại Họp báo Quý I/2024 do Bộ Công an tổ chức, chủ trì diễn ra vào sáng nay (26/3).

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi): Đề xuất ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép

Ảnh minh họa. Plo.vn
(PLVN) -  Tại dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), TAND tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện khi chủ tọa cho phép. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp; phải được sự đồng ý của họ.