Mông lung phạt hành chính khiêu dâm trong thể thao?

Khiêu vũ thể thao, có dễ bị liên đới với phạt hành chính? Ảnh minh họa
Khiêu vũ thể thao, có dễ bị liên đới với phạt hành chính? Ảnh minh họa
(PLVN) - Ngày 1/8, Nghị định 46/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao chính thức có hiệu lực. Song ngay từ những ngày đầu được áp dụng, Nghị định trên đã gây tranh luận khi đưa ra quy định xử phạt đối với hành vi sử dụng bài tập, môn tập thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy...

Ở một số môn “mắt không thể không nhìn nhau đắm đuối”

Điều 7 của Nghị định 46/2019 quy định: Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng bài tập, môn tập thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều tranh cãi cho rằng, như thế nào là bài tập, môn thể thao, phương pháp tập luyện, thi đấu được gọi là khiêu dâm thì không ai được biết. Thậm chí Bộ VH-TT&DL, đơn vị trực tiếp xây dựng Nghị định 46, cũng chưa đưa ra định nghĩa pháp lý cho từ khiêu dâm trong thể thao.

Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 178/2004 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm có định nghĩa khiêu dâm là hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục.

Còn theo Điều 3 Thông tư 09/2010 (đã hết hiệu lực) của Bộ VH-TT&DL quy định chi tiết thi hành một số quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa thì khiêu dâm được định nghĩa là hành vi dùng hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, hành động khiêu gợi, kích thích dâm ô, ham muốn tình dục trái với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc Việt Nam. 

Từ các quy định trên cho thấy thuật ngữ khiêu dâm được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau trong nội hàm pháp lý của từng lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, rất khó để đồng nhất khái niệm khiêu dâm trong hoạt động mại dâm với khiêu dâm trong luyện tập, thi đấu thể thao.

Do đó, không ít luật sư cho rằng, không thể lấy khái niệm khiêu dâm trong hoạt động mại dâm hiện nay ở Nghị định 178/2004 để xử phạt cho hành vi khiêu dâm trong lĩnh vực thể thao được.

Hơn nữa, theo quy định của Luật Thể dục, thể thao thì có hai nhóm lớn là thể dục thể thao cho mọi người, thể dục thể thao thành tích cao. Thể dục, thể thao quần chúng (thể thao cho mọi người) là hoạt động tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao tự nguyện nhằm nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho người tập, thuộc nhóm thể thao cho mọi người (theo khoản 1a Điều 11 Luật Thể dục, thể thao).

Nghị định 46 chủ yếu chỉ quy định về xử lý vi phạm trong “thể thao”, không đề cập đến “thể dục”. Vì thế cần có hướng dẫn rõ hơn về đối tượng áp dụng của nghị định là cá nhân tập thể dục, thể thao trong quần chúng hay là thể dục, thể thao của vận động viên đi thi đấu?

Mặc dù có một bộ phận đồng tình với quan điểm của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch và cho rằng đây là một trong những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng tập luyện bị biến tấu “phản cảm” như hiện nay.

Tuy nhiên, quy định trên có phần gây hoang mang cho những VĐV đang tập những môn thể thao đòi hỏi phải có hình thức bên ngoài từ khuôn mặt, hình thể cho đến trang phục, động tác phải đẹp, hấp dẫn như thể dục nghệ thuật, khiêu vũ thể thao, thể hình, bóng chuyền bãi biển… 

Trả lời về vấn đề này, ông Phạm Xuân Phúc, Phó chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, đưa ra ví dụ về yoga khỏa thân; việc tập dance sport ăn mặc phản cảm và có những động tác biến tấu không phù hợp.

Qua thực tế kiểm tra, một số môn thể thao hiện nay như yoga đã xuất hiện Yoga khỏa thân, như thế là trái với thuần phong mỹ tục. Hoặc thậm chí thể dục dưỡng sinh cũng có những hình thức như “suối nguồn tươi trẻ”. Những hoạt động như thế không phù hợp với thuần phong, mỹ tục. Hay như vừa qua, hoạt động tập Pháp luân công vẫn diễn ra lén lút.

“Chúng tôi cũng biết cả môn dance sport ăn mặc phản cảm và có những động tác biến tấu không phù hợp, hình thức tập luyện không đúng”, ông Phúc nói.

 Một HLV khiêu vũ thể thao  bày tỏ: Môn của chúng tôi có quy định về trang phục phải che kín bao nhiêu phần trăm cơ thể, không được mặc bộ quần áo bó sát mà đồng màu với màu da, gây hiểu nhầm cho người xem, thậm chí quần không được để lộ bao nhiêu phần trăm mông, cũng phải thực hiện nghiêm túc.

Chúng tôi chỉ thắc mắc là VĐV nam nữ khiêu vũ với nhau, ánh mắt không nhìn nhau đắm đuối, các động tác không quyện với nhau thì sao gọi là khiêu vũ. Quốc tế họ vẫn tập thế, họ có bị nước họ phạt không?

“Tắm tiên” bãi giữa sông Hồng có bị phạt?

Theo bà Nguyễn Thị Kim Lan, Tổng thư ký Liên đoàn Thể dục VN thì ở  những giải đấu môn bơi lội, thể dục nghệ thuật, khiêu vũ thể thao, liên đoàn thể dục hay hiệp hội thể thao dưới nước VN đã đưa ra những quy định rất cụ thể không chỉ về trang phục mà còn về động tác.

VĐV không được để lộ “nội y” hoặc khi dựng bài cho VĐV, HLV phải xây dựng động tác không mang tính gợi dục, thiếu văn hóa, tuyệt đối không có động tác giơ ngón tay lên, giả động tác bắn súng. Những quy định này cũng khá giống với nội dung Nghị định 46.

Thế nhưng ở một số môn như thể dục dụng cụ, thể hình, bơi lội hay bóng chuyền bãi biển trang phục cũng rất đặc thù thì không thể coi VĐV vi phạm nghị định được…

Thêm nữa, ở một số môn mới được đưa vào VN những năm gần đây như múa cột, liệu người tập có bị phạt nếu chỉ nhìn vào trang phục và động tác hình thể? Ông Phạm Xuân Phúc, Phó chánh thanh tra Bộ VH-TT-DL cho biết: Nếu có hành động quá phản cảm thì phải lập hội đồng xem xét, đánh giá hành vi đó vi phạm ở mức độ nào. Nếu người tập thực hiện động tác không ưỡn quá mức, hoặc không cúi quá mức thì vẫn là những động tác có nét đẹp.

Nghị định 46 mang tính răn đe, có cái khó quy định chi tiết. Một phần vì văn hóa VN không giống văn hóa nước ngoài. Quy định về trang phục hở hang, chúng tôi cũng không thể quy định chi tiết ngắn chừng nào vì như vậy khi xử phạt chúng tôi phải đo. Như thế rất khó. Có những điều khoản để răn đe là chính.

HLV Trương Minh Sang (đội tuyển thể dục dụng cụ VN) phân tích: “Nghị định gây xôn xao bởi có thể còn một số câu chữ khá mơ hồ, thiếu sự rõ ràng, gây khó khăn cho đối tượng thực hiện. Nhưng thực tế, một số người tập bán chuyên nghiệp khi đến phòng gym đã cố tình “biến tấu” trang phục, cố tình để lộ hàng, gây hình ảnh phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục.

Với những VĐV chuyên nghiệp, nếu mặc trang phục quá hở hang sẽ bị trọng tài trừ điểm lúc thi đấu hoặc nếu thái quá, thậm chí còn bị cấm thi đấu ở giải đấu đó. Tuy nhiên, cần phải có văn bản nói rõ, các VĐV chuyên nghiệp chỉ được phép mặc những bộ quần áo phục vụ nghề nghiệp trong lúc tập luyện, thi đấu, không được phép mặc ra nơi công cộng, gây mất mỹ quan đô thị. 

Thêm nữa, một vấn đề đang đặt ra, từ nhiều năm qua, những hình ảnh được chụp cho thấy bãi tắm ở bãi giữa sông Hồng có nhiều người tới tắm, bơi lội và tập thể thao khỏa thân. Trong đó có cả người tập yoga khỏa thân. Điều đáng nói, theo ý kiến từ Bộ VH-TT-DL việc luyện tập yoga khỏa thân có thể bị coi là luyện tập thể thao có tính chất khiêu dâm.

Theo đó, tại cuộc họp báo thường kỳ, ông Phạm Xuân Phúc - Phó Chánh thanh tra có đưa ra ví dụ về để giải thích về hành vi luyện tập thể thao có tính chất khiêu dâm. Cụ thể, yoga khỏa thân và việc tập dance sport ăn mặc phản cảm và có những động tác biến tấu không phù hợp được liệt vào việc này.

Vì thế, vấn đề đặt ra là việc người dân từ nhiều năm nay vẫn luyện tập, vui chơi khỏa thân tại địa điểm bãi sông Hồng này có vi phạm pháp luật hay không? Cụ thể hơn, liệu họ có vi phạm quy định tại điều 7 Nghị định 46/2019/NĐ-CP hay không? Theo điều này, hành vi sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.

Thêm vào đó, khiêu dâm hay không còn là ở nhãn quan của mỗi người khác nhau. Cũng như cần xem xét tới động cơ, mục đích  của người bị cho là khiêu dâm có thực sự là phản cảm hay không…

Ông Vũ Trọng Lợi, người phụ trách môn Yoga của Tổng cục Thể dục thể thao cho rằng rất khó chấp nhận việc tập yoga mà không mặc gì. Trong khi đó, về việc bãi tắm này có phải là nơi có việc tập thể thao tính chất khiêu dâm hay không, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội nói sẽ cho kiểm tra.

Trước đó, bãi tắm tiên này với các hoạt động trong trạng thái khỏa thân đã được báo chí nước ngoài phản ánh. Theo đó, việc tắm tiên này được coi là cơ hội để những người tham gia thoát khỏi nhịp sống vội vã của thành phố và tận hưởng phút giây vui vẻ bên bạn bè, là niềm yêu thích cá nhân mà thôi… 

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.