Món quà cho mai sau

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mùa xuân là Tết trồng cây - Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, từ năm 1959 đến nay, mỗi dịp đầu năm, các địa phương lại náo nức tổ chức Tết trồng cây. Phong trào đã trở thành nét đẹp văn hóa, mang lại lợi ích to lớn cho môi trường, đất nước và mỗi người dân.

Theo số liệu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống kê, năm 2023, toàn quốc trồng được 260.000ha rừng tập trung và 127 triệu cây xanh phân tán, vừa bảo vệ môi trường, vừa góp phần cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Tỷ lệ che phủ rừng cả nước là hơn 42%. Việt Nam cũng đã chuyển nhượng thành công lượng giảm phát thải 10,3 triệu tấn carbon, trị giá 1.200 tỷ đồng. Ba năm qua, cả nước trồng được 770 triệu cây xanh; tổng vốn huy động 9.500 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm 23,8%, còn lại là xã hội hóa.

Sáng 15/2 (mùng 6 Tết Giáp Thìn), khi dự Lễ phát động Tết trồng cây tại xã Kim Phú, TP Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng một lần nữa nhắc lại trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng gay gắt, đa dạng sinh học bị suy giảm, chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Việt Nam là hướng đến phát triển bền vững, quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nền kinh tế xanh, tuần hoàn, thân thiện môi trường.

Việt Nam cũng đang từng bước thực hiện các cam kết để đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero), với sự hỗ trợ của các nước phát triển về công nghệ và tài chính. Do đó, nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái, trồng cây, bảo vệ rừng ngày càng quan trọng.

“Trồng cây là hành động đẹp và ý nghĩa, mỗi cây được trồng là món quà vô giá gửi đến tương lai cho thế hệ mai sau. Cây cối đã giúp cho sự sống của chúng ta, vì vậy cần bảo vệ và trồng nhiều cây hơn nữa bằng tình yêu, lòng biết ơn và sự khiêm nhường đối với thiên nhiên tươi đẹp”, Chủ tịch nước nêu rõ.

Trồng cây gây rừng, như vậy cần xác định rõ là nhiệm vụ của tất cả các tỉnh, thành, chứ không riêng tỉnh, thành nào.

Với các tỉnh có thế mạnh về rừng như Tuyên Quang, một số tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh vùng Tây Nguyên; cần khơi dậy hơn nữa những tiềm năng, lợi thế về tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp, gắn trồng cây với gây rừng, bảo tồn đa dạng sinh học với giữ bản sắc văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống chủ rừng.

Với các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM… cần trồng nhiều hơn nữa những cây bóng mát, cây lấy gỗ trên các tuyến đường đô thị, nâng tỷ lệ m2 cây xanh trên đầu người; có thêm nhiều hơn nữa những “khu rừng trong phố” bằng cách quy hoạch tỷ lệ cây xanh hợp lý, trồng nhiều cây trong các khu di tích lịch sử, văn hóa, khu đô thị thị mới, công trình công cộng; cải tạo và phát triển các vườn hoa, công viên công cộng gắn với các hồ nước điều hòa…

Làm được những điều đó là không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân chính mỗi người chúng ta trong hiện tại mà còn tạo ra được những “món quà vô giá gửi đến tương lai cho thế hệ mai sau”, như lời Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định.

Đọc thêm

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Những người thầy 'thắp lửa' ước mơ nơi phên dậu Tổ quốc

Cô Vương Thanh Hường và học trò của mình. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ngày họ đến những điểm trường cheo leo miền biên viễn núi cao, vực sâu ở tuổi 20, dù rất sợ nhưng họ đã không chùn bước. “Đã không ít lần, cô phải mặc áo mưa, đội mũ bảo hiểm trong căn phòng cấp 4 tranh tre tạm bợ, vì sợ gió lớn cuốn sập. Những đêm mưa gió ấy, nỗi sợ hãi chỉ vơi đi khi mỗi sáng cô nhìn thấy ánh mắt háo hức của các em học sinh, để cô vượt qua khó khăn, tiếp tục cống hiến” …

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

TIN BUỒN

TIN BUỒN
(PLVN) - Đảng ủy, Ban Biên tập, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam và gia đình thương tiếc báo tin:

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.