Tuần này, Trung Bộ chấm dứt nắng nóng, Bắc Bộ mưa to

ảnh minh họa
ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ, từ đêm 28 đến đêm 30/7, Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, các tỉnh vùng núi có mưa to đến rất to, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Từ 31/7- 2/8, mưa dông giảm dần. Từ đêm 2-4/8, mưa lớn có khả năng xuất hiện ở Bắc Bộ. 

Khu vực Trung Bộ, từ 28-29/7, nắng nóng dịu dần, từ 30/7 nắng nóng sẽ kết thúc ở khu vực này, chiều và tối có mưa dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Khoảng đêm 2-4/8, mưa lớn có khả năng xuất hiện ở Bắc Trung Bộ.

Từ nay đến cuối tháng 7, trên các sông thuộc khu vực Trung Bộ, lượng dòng chảy tiếp tục suy giảm, thiếu hụt, mực nước tiếp tục xuống mức thấp hơn nhiều so với TBNN cùng kỳ. Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra tại các tỉnh từ Nghệ An đến Khánh Hòa, đặc biệt là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. 

Tuần tới, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có mưa. Từ 28/7, mưa dông tăng lên, có nơi mưa vừa đến mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Lượng dòng chảy trên các sông Tây Nguyên ở mức thiếu hụt so với TBNN. Mực nước các hồ chứa ở Tây Nguyên ở mức thấp, một số hồ chứa xấp xỉ mực nước chết như Sê San 4, Buôn Tua Srah. Mực nước sông Mê Công tiếp tục lên và vẫn ở mức thấp hơn TBNN từ 2-6m, lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công về đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn từ 30-60% so với TBNN. 

Đọc thêm

Chỉ đạo 'nóng' khắc phục sụt lún đất tại Bạc Liêu

Chỉ đạo 'nóng' khắc phục sụt lún đất tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt và thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng sụt lún đất trên địa bàn.

Hai vợ chồng chết cháy trên nương

Hiện trường vụ cháy khiến hai vợ chồng anh H.C.P tử vong.

(PLVN) - Đốt cỏ nương để lấy đất canh tác, hai vợ chồng anh H.C.P, trú tại bản Háng Lìa Hồng Thứ, thuộc huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) bị cuốn vào đám cháy dẫn đến tử vong. 

Miền Bắc hạ nhiệt, Nam Bộ vẫn nắng nóng

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (1/5) ngày cuối của đợt nghỉ lễ thời tiết có sự thay đổi. Miền Bắc sẽ chấm dứt nắng nóng, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn nắng nóng.

Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng

Ảnh minh họa (Ảnh: Báo dân tộc và Phát triển)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt đã diễn ra trên phạm vi cả nước, có nơi trên 43 độ C. Cháy rừng đã xảy ra ở một số địa phương, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của.

Hơn 500 người chung sức cứu 2 cánh rừng bị cháy ở An Giang

Đại tá Nguyễn Thế Hải – Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang báo cáo nhanh về công tác triển khai lực lượng hỗ trợ địa phương tham gia chữa cháy.
(PLVN) - Hơn 500 người tham gia khắc phục hỏa hoạn tại khu vực Núi Tô và Núi Dài huyện Tri Tôn (An Giang) dốc toàn lực, huy động toàn bộ trang thiết bị, phương tiện với quyết tâm khống chế bằng được đám cháy, chống cháy lan, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản...

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (29/4) Hà Nội và các tỉnh miền Bắc nói chung, các tỉnh miền Trung tiếp tục có nắng nóng gay gắt, cục bộ đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất tại các địa phương phổ biến khoảng 39 độ C, có nơi 41 - 42 độ C...

Ngày mai (28/4) khu vực nào nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia ngày mai (28/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực trên cả nước. Đặc biệt có một số khu vực nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 41 độ C.

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)
(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).