Rác pin mặt trời ảnh hưởng thế nào tới môi trường?

Vấn đề rác pin mặt trời đang thu hút sự quan tâm của dư luận. (Ảnh minh họa)
Vấn đề rác pin mặt trời đang thu hút sự quan tâm của dư luận. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Gần đây, nhiều người tỏ ra lo lắng về các tấm pin mặt trời sau khi hết hạn sử dụng được thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm trầm trọng. Thực tế các tấm pin mặt trời chứa những chất độc hại gì và chúng gây ô nhiễm cho môi trường như thế nào?

Pin mặt trời chứa những gì?

Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, đầu tư điện mặt trời (ĐMT) đã bùng nổ tăng cấp số nhân trong vài năm trở lại đây. Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh năm 2016 mục tiêu ĐMT đạt 850 MW vào năm 2020, lên 4.000 MW vào năm 2025 và 12.000 MW năm 2030. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đến giữa năm 2020, tổng công suất ĐMT được quy hoạch đã lên đến 10.300 MW, trong đó đưa vào vận hành hơn 90 dự án, với tổng công suất khoảng 5.000 MW, chiếm gần 8,5% công suất lắp đặt của hệ thống điện.

Như vậy, công suất ĐMT đang vận hành hiện tại đã vượt con số của quy hoạch năm 2020 gấp 6 lần và vượt 1,25 lần chỉ tiêu năm 2025.

Ngoài khung nhôm và hộp đấu nối, tấm pin mặt trời thường có 5 lớp. Trong 5 lớp này chỉ có lớp tế bào quang điện (solar cell), dày khoảng 0,2mm, là có thể chứa những chất có thể gây ra ô nhiễm môi trường còn những lớp khác là những vật liệu thông thường sử dụng hàng ngày, không chứa chất độc hại. Trong một tấm pin năng lượng mặt trời, tấm kính cường lực thường nặng nhất, khoảng 65%; sau đó tới khung khoảng 20%, tế bào quang điện khoảng 6%-8%, cuối cùng là các thành phần còn lại. 

Theo ông Trần Đình Sính, Phó Giám đốc kỹ thuật Trung tâm Sáng tạo Xanh (Green ID), hiện nay trên thế giới sử dụng 2 nhóm tế bào quang điện: Loại tế bào quang điện silic và tế bào quang điện màng mỏng. Loại tế bào quang điện silic gồm có 2 nhánh: loại silic đơn tinh thể gọi tắt là mono và loại silic đa tinh thể gọi tắt là poly.

Tế bào quang điện silic hầu như không chứa chất độc hại. Tế bào quang điện loại màng mỏng thường sử dụng một số kim loại nặng và độc như cadmium, selenium, telurium, indium… Ở Việt Nam chủ yếu dùng tấm mono nên ít độc hại.

Khối lượng chất thải tấm pin mặt trời tại Việt Nam khá nhỏ so với các nước, ước tính khoảng 1,9 triệu tấn vào năm 2045, bằng khoảng 11% lượng tro xỉ nhiệt điện than ở Việt Nam hiện nay, khoảng 17 triệu tấn. 

Tại hội thảo “Kết hợp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và ĐMT mái nhà trên địa bàn Hậu Giang” mới đây, PGS.TS Võ Viết Cường, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM nhấn mạnh, tấm pin mặt trời là cách gọi dân gian. Cách gọi này không đúng. Thực chất nó không phải là pin, tức là không có chì, a xít như pin, ắc quy. Tên đúng của nó là PV mô đun - tức là tấm quang điện. 

Công nghệ sản xuất điện ở đây là tạo hiệu ứng quang điện từ mặt trời. Mỗi tấm nặng khoảng 25kg. Thành phần của tấm quang điện gồm silic, tức là cát, hợp chất nhiều thứ 2 trên trái đất này. Con người đã sử dụng silic làm chất bán dẫn từ lâu. 

Trong thành phần của tấm quang điện có tỷ lệ bạc là 0,03% nên giá thành cao, chiếm 35% giá thành. Không phải tấm quang điện không phát điện là ra bãi rác. Pin hư hỏng do nhiều nguyên nhân không liên quan đến tuổi thọ, có thể sửa chữa được. Vòng đời của tấm quang điện là 25 năm.

Cần sớm nghiên cứu để có chính sách cơ chế phù hợp 

PGS. Cường nói hài hước, khi việc sản xuất ĐMT phát triển mạnh, tới đây, ngành công nghiệp điện lực có một nghề mới là sửa chữa tấm quang điện, giống như sửa xe đạp, xe máy. Không ai vác pin từ Hậu Giang lên TP. HCM sửa cả. Khi tấm pin không sử dụng, không sửa được thì đi vào tái chế. 

Quy trình tái chế có hai phần là quy trình vật lý và quy trình nhiệt. Phần kính, nhựa sẽ được gỡ bằng tay. Về quy trình nhiệt, tái chế tấm pin sẽ tiêu tốn năng lượng, thải ra CO2. Không có gì sạch tuyệt đối, nói sạch hoàn toàn không có. Do đó, phải có công nghệ lọc, xử lý. Chi phí tái chế không đắt, chỉ bằng 1/3 giá thành tấm pin. Theo tính toán, điện thông thường sẽ thải ra khoảng 140 gram cacbon/kwh điện. Còn điện mặt trời thải ra dưới 10gram cacbon/kwh. 

Khi đại diện một doanh nghiệp đầu tư ĐMT nêu câu hỏi “Nước mưa hứng từ các tấm pin năng lượng mặt trời có sử dụng cho ăn uống được không?”, PGS.TS Võ Viết Cường trả lời: “Đây là câu hỏi rất mới, lần đầu tiên tôi được nghe và chưa thấy đề cập ở diễn đàn hay tài liệu tại các nước phát triển. Theo tôi, tấm pin mặt trời có lớp trên cùng là kính chịu lực với khung nhôm hứng nước mưa không vấn đề gì nhưng ảnh hưởng của lớp tế bào quang điện bên dưới như thế nào thì cần phải nghiên cứu thêm”.

Phó Giám đốc kỹ thuật Trung tâm Sáng tạo Xanh, cho biết, đến nay, chất thải từ tấm pin mặt trời chưa được chứng minh là độc hại đến môi trường. Các nước dẫn đầu về năng lượng mặt trời hầu như vẫn chưa có cơ chế, chính sách về tái chế trừ một số nước thuộc EU. Việc chậm ban hành các chính sách của các nước trên thế giới có thể do vấn đề rác thải từ tấm pin mặt trời chưa cấp bách? 

Đối với Việt Nam, khối lượng chất thải từ tấm pin mặt trời ở Việt Nam khá nhỏ so với các nước dẫn đầu, tuy nhiên để đảm bảo phát triển bền vững, Nhà nước cần sớm nghiên cứu để có chính sách cơ chế phù hợp liên quan tới thu nhận và xử lý rác thải từ tấm pin mặt trời. Dưới góc độ kinh tế tuần hoàn, thì đây có thể trở thành cơ hội cho Việt Nam phát triển công nghiệp tái chế tấm pin trong tương lai. 

Đọc thêm

Miền Trung chủ động ứng phó hạn nặng

Độ mặn nước sông tại cửa thu nước thô vào các Nhà máy nước ở Đà Nẵng đang vượt ngưỡng
(PLVN) - Các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 tại miền Trung dẫn đến nguy cơ thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất vụ Đông Xuân và Hè thu tới. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tích cực chủ động ứng phó…

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.