Lâm tặc ngang nhiên phá rừng tại xã Kon Chiêng: Ai cũng biết, chỉ… địa phương không biết

Cả một vạt rừng bị đốn hạ, bị đốt, khói nghi ngút
Cả một vạt rừng bị đốn hạ, bị đốt, khói nghi ngút
(PLVN) - Chỉ cách trạm bảo vệ rừng Đê Toăk, xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai chừng 4km, nhưng hàng trăm cây rừng vẫn bị đốn hạ chỉ còn trơ gốc. Những trạm bảo vệ rừng vẫn cứ tồn tại, rừng vẫn “chảy máu”.

Có mặt tại khu vực rừng bị phá tại xã Kon Chiêng một ngày giữa tháng 3/2019, chúng tôi ngỡ ngàng chứng kiến hàng trăm cây gỗ bị đốn hạ nằm ngổn ngang. Tiếng cưa máy xé tai, một số “lâm tặc” ngang nhiên dùng cưa xẻ gỗ ngay tại chỗ.

Trong vai những người buôn bán nhỏ, phóng viên có mặt tại địa phận xã Kon Chiêng. Tại đây, cứ vào khoảng 18h hàng ngày, những chiếc xe công nông độ chế  bắt đầu chở những khúc gỗ được xẻ vuông vắn về chia nhỏ tập kết tại các nhà dân.

Ngày hôm sau, lần theo những vết xe độ, không thể tin vào mắt mình bởi cảnh tan hoang của những cánh rừng hiện ra trước mắt. Hàng chục cây gỗ lớn nhỏ nằm chồng lên nhau. Văng vẳng tiếng cưa máy gầm rú, tiếng răng rắc cây rừng đổ ngã.  

Đi sâu vào vùng lõi nơi rừng bị tàn phá, chúng tôi phát hiện vô số gốc cây có đường kính lớn vừa bị đốn hạ cành lá còn xanh. Xung quanh là cảnh tượng tan hoang, cả một vạt rừng rộng lớn bị cạo trọc, đốt sạch, khói bốc nghi ngút. Phía dưới thung lũng, một số đối tượng “lâm tặc” ngang nhiên đốn gỗ. Đi quanh các khu vực lân cận, phát hiện thêm nhiều khúc gỗ được xẻ vuông vức theo quy cách, nhựa còn rỉ, có lẽ chuẩn bị được vận chuyển đi. Theo những hình ảnh ghi nhận tại hiện trường, cả một vạt rừng rộng đến hàng héc ta bị san phẳng, gỗ nằm chồng chất ngổn ngang, chứng tỏ hoạt động khai thác gỗ đã diễn ra trong thời gian dài. Thế nhưng không một cơ quan chức năng nào ngăn chặn.

 
Gỗ được cưa xẻ ngay tại hiện trường phá rừng
Gỗ được cưa xẻ ngay tại hiện trường phá rừng

Ngày hôm sau, vẫn trong vai những người buôn bán nhỏ, chúng tôi trở lại ngôi làng mà “lâm tặc” cất giấu gỗ trước khi được đầu nậu vận chuyển vào kho. Ngỏ ý muốn mua một ít gỗ về để làm nhà thì được một người ở đây cho biết “nếu muốn mua gỗ phải gặp một đầu nậu. Số gỗ này được đầu nậu trên thu gom, khi nào đủ số lượng sẽ được tập kết vào kho của một “đại gia””. Người này cũng cho rằng, việc khai thác này vẫn diễn ra thường xuyên và đã có người “bảo kê”.

PV đã thông tin sự việc cho ông Lê Trọng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, thông báo sự việc. Ông Trọng cho biết: “Tôi chưa nghe anh em  báo cáo gì về vụ việc này cả”. Ông Trọng nói: “PV thông tin địa điểm, khu vực nào, tôi sẽ chỉ đạo các lực lượng chức năng vào kiểm tra ngay”.

Ông Đinh Nguy, Chủ tịch UBND xã Kon Chiêng thì cho biết: Khu vực rừng bị phá thuộc lâm phần do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Chiêng. Tuy nhiên vị chủ tịch xã cho rằng: “Hiện tượng người dân phá rừng trên là chỉ để… làm nương rẫy” và “tình trạng phá rừng này mới chỉ bắt đầu”.

PLVN sẽ tiếp tục phản ánh sự việc.

Đọc thêm

Xu hướng “xanh hóa" năng lượng trong sản xuất

Xu hướng “xanh hóa" năng lượng trong sản xuất
(PLVN) - Khu vực phía Bắc Việt Nam đang sắp bước vào mùa cao điểm nắng nóng, để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho sản xuất và tiêu dùng, các doanh nghiệp khu vực này chủ động “xanh hoá” năng lượng với các giải pháp nổi bật như điện mặt trời áp mái.

Vụ sạt lở khiến 7 công nhân thương vong ở Hà Tĩnh: Sức khỏe những người bị thương đã dần ổn định

Hiện trường sau vụ sạt lở đất. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Chiều 6/5, vụ sạt lở đất kinh hoàng xảy ra do mưa lớn tại lán trại nhóm công nhân đang nghỉ khiến 3 người tử vong, 4 người bị thương. Hiện trường tai nạn là khu vực móng cột số 28, dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu, đoạn qua tổ dân phố Lê Lợi, phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Làm sao để không tái diễn những tai nạn lao động tang thương?

Hiện trường vụ nổ (Ảnh: suckhoedoisong.vn)
(PLVN) -  Vụ nổ lò hơi tại một Cty gỗ ở Đồng Nai làm 6 người chết, 5 công nhân khác đang làm việc gần đó bị thương, đã có những kết luận xác định nguyên nhân chính thức. Và sau khi cán bộ chức năng công bố thông tin, tất cả cùng chung một mối băn khoăn làm sao để những tai nạn tang thương này không tái diễn nữa?

Chỉ đạo 'nóng' khắc phục sụt lún đất tại Bạc Liêu

Chỉ đạo 'nóng' khắc phục sụt lún đất tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt và thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng sụt lún đất trên địa bàn.