Giáo sư Trần Thục, Chủ tịch Hội Khí tượng thủy văn Việt Nam: Nguy cơ mất mùa lũ dẫn đến hạn hán ở ĐBSCL

Rủi ro hạn hán ở ĐBSCL là rất cao và có nguy cơ gay gắt, thậm chí ở mức khốc liệt.
Rủi ro hạn hán ở ĐBSCL là rất cao và có nguy cơ gay gắt, thậm chí ở mức khốc liệt.
(PLVN) - Đây là nhận định của Giáo sư Trần Thục, Chủ tịch Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam khi chia sẻ với báo chí về tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra phức tạp tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

-Vào thời điểm này hàng năm, lũ ở ĐBSCL  đã tràn đồng nhưng năm nay toàn vùng đang đối diện với hạn hán, thiếu nước, người dân lo ngại mùa nước nổi không về. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thưa Giáo sư?

- Năm nay, lượng mưa ít hơn trung bình nhiều năm trên cả lưu vực sông Mê Công và khu vực Nam Bộ do tác động của hiện tượng El Nino từ cuối năm 2018 và kéo dài đến nay. Khả năng thiếu hụt mưa và nguy cơ hạn hán ở lưu vực sông Mê Công đã được cơ quan Khí tượng Thủy văn Việt Nam cảnh báo từ đầu năm 2018.

Thời điểm này đã là cuối tháng 8, nhưng mực nước tại các trạm trên sông Mê Công vẫn đang rất thấp so với trung bình nhiều năm, đặc biệt là thấp hơn cả năm có dòng chảy nhỏ là năm 2016. Từ biểu đồ của Ủy hội Mê Công quốc tế về mực nước tại Tân Châu và Châu Đốc so sánh với trung bình nhiều năm và đặc biệt là năm 2016 có thể thấy, trong thời gian tới dù mưa ở khu vực trung lưu có nhiều hơn, nhưng cũng khó có thể gây lũ cao ở ĐBSCL.

Như vậy, rất có nhiều nguy cơ mất mùa lũ ở ĐBSCL trong năm 2019, dẫn đến hạn hán ở khu vực này vào đầu năm 2020. Rủi ro hạn hán ở ĐBSCL là rất cao và có nguy cơ gay gắt, thậm chí ở mức khốc liệt.

Trong các loại hình thiên tai do nước, tôi lo lắng nhất là hạn hán. Lũ rất nguy hiểm đến tính mạng người dân, nhưng nếu chúng ta có biện pháp phòng chống tốt thì có thể hạn chế được thiệt hại này. Tuy nhiên, hạn hán có mức tác động rất lớn về kinh tế - xã hội, môi trường và trên phạm vi không gian rộng, cần có nỗ lực lớn và thời gian dài mới có thể khắc phục được hậu quả của hạn hán.

Vì vậy, các cơ quan chức năng cần theo dõi thường xuyên và cảnh báo kịp thời để chính quyền các địa phương và người dân có các phương án ứng phó ngay từ bây giờ đối với tình trạng này.

- Biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng gây ảnh hưởng rõ rệt đến tài nguyên nước, nông nghiệp và mùa vụ tại ĐBSCL, đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra để ứng phó với BĐKH, xin giáo sư cho biết, làm thế nào để quá trình thích ứng đạt hiệu quả nhất?

- Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước nói chung và ĐBSCL nói riêng đã được dự tính trong kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam xây dựng năm 2016. Nghị quyết của Chính phủ đã xác định cần thay đổi tư duy về tài nguyên nước để thích ứng với BĐKH một cách hiệu quả nhất.

Nước ngọt là tài nguyên và nước lợ, nước mặn cũng là tài nguyên nếu chúng ta biết khai thác, tận dụng. Ví dụ, nước mặn giúp người dân nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ nuôi trồng thủy sản nước lợ.

Trong cơ cấu nông nghiệp của ĐBSCL, nếu trước đây là lúa - thủy sản - cây ăn quả, thì theo định hướng hiện nay là thủy sản - cây ăn quả - lúa. Như vậy, cây lúa không còn giữ vị trí hàng đầu để ưu tiên phát triển. Nguồn lợi mà ĐBSCL có thể khai thác từ nước lợ, nước mặn đã được khẳng định.

Vấn đề đặt ra ở đây là sự dao động của nước mặn, nước lợ khó quản lý được. Tôi lấy ví dụ, hạn mặn thông thường chỉ xâm nhập 10km, nhưng vào năm hạn hán, xâm nhập mặn tới 40km và sâu hơn thì sẽ tác động đến sản xuất, có thể gọi là thiên tai do xâm nhập mặn.

Vì vậy, để có thể khắc phục được tình trạng này thì cần có cảnh báo sớm để các địa phương sắp xếp sản xuất, giảm thiệt hại. Cũng cần có những công trình để bảo đảm cung cấp đủ “nước ngọt sạch” và “nước mặn sạch” cho nuôi trồng thủy sản và khống chế mặn không xâm nhập quá sâu vào nội đồng. 

- Ngoài việc thích ứng, rất cần các giải pháp căn cơ để hạn chế tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, giáo sư có những đề xuất gì để các cấp chính quyền và người dân ĐBSCL ứng phó với tình trạng này?

- Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó đã xác định các giải pháp phát triển cho ĐBSCL bao gồm: Rà soát, hoàn thiện và bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách; cập nhật, hệ thống hóa số liệu, dữ liệu liên ngành, tăng cường điều tra cơ bản; xây dựng quy hoạch và tổ chức không gian lãnh thổ; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu; đầu tư và phát triển hạ tầng và phát triển và huy động nguồn lực.

Trong đó có nội dung “Xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo ba trọng tâm thủy sản - cây ăn quả - lúa, gắn với các tiểu vùng sinh thái”. Theo tôi, đây là quan điểm quan trọng về cơ cấu sản xuất mới trong điều kiện BĐKH và khan hiếm nước trong hiện tại và tương lai.

Tôi cho rằng, trữ nước trong mùa mưa lũ để dùng trong mùa cạn là một biện pháp cần thực hiện. Có thể trữ nước ở quy mô lớn để dùng cho sản xuất toàn đồng bằng; quy mô trung bình như ở các kênh rạch và các khu vực trũng tự nhiên để dùng cho mục đích địa phương và quy mô hộ gia đình cho mục đích cá nhân và nước sinh hoạt. 

Tuy nhiên, để có quyết định các phương án trữ nước thì cần có điều tra khảo sát và nghiên cứu cụ thể như: Khu vực nào có tiềm năng trữ nước? Để trữ được nước thì cần đầu tư công trình gì? Tác động của việc trữ nước đến kinh tế - xã hội như quỹ đất, tác động đến môi trường như chua phèn như thế nào?

Thông thường, tích nước ở khu vực nhỏ thì ít tác động hơn và khả thi hơn so với quy mô lớn. Ví dụ, mỗi một khu công nghiệp, khu nhà ở lớn hay hộ gia đình có thể xây dựng những khu trữ nước cỡ nhỏ.

Hàng trăm khu trữ nước cỡ nhỏ đôi khi có thể bằng một hồ chứa cỡ trung bình. Tại mỗi gia đình ở nông thôn thường có ao, đây có thể được coi là phương án tích nước. Tích nước mưa cho sinh hoạt cũng là kinh nghiệm của một số địa phương ở xa nơi có cấp nước tập trung. 

- Xin cám ơn Giáo sư!

Đọc thêm

Chỉ đạo 'nóng' khắc phục sụt lún đất tại Bạc Liêu

Chỉ đạo 'nóng' khắc phục sụt lún đất tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt và thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng sụt lún đất trên địa bàn.

Hai vợ chồng chết cháy trên nương

Hiện trường vụ cháy khiến hai vợ chồng anh H.C.P tử vong.

(PLVN) - Đốt cỏ nương để lấy đất canh tác, hai vợ chồng anh H.C.P, trú tại bản Háng Lìa Hồng Thứ, thuộc huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) bị cuốn vào đám cháy dẫn đến tử vong. 

Miền Bắc hạ nhiệt, Nam Bộ vẫn nắng nóng

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (1/5) ngày cuối của đợt nghỉ lễ thời tiết có sự thay đổi. Miền Bắc sẽ chấm dứt nắng nóng, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn nắng nóng.

Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng

Ảnh minh họa (Ảnh: Báo dân tộc và Phát triển)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt đã diễn ra trên phạm vi cả nước, có nơi trên 43 độ C. Cháy rừng đã xảy ra ở một số địa phương, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của.

Hơn 500 người chung sức cứu 2 cánh rừng bị cháy ở An Giang

Đại tá Nguyễn Thế Hải – Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang báo cáo nhanh về công tác triển khai lực lượng hỗ trợ địa phương tham gia chữa cháy.
(PLVN) - Hơn 500 người tham gia khắc phục hỏa hoạn tại khu vực Núi Tô và Núi Dài huyện Tri Tôn (An Giang) dốc toàn lực, huy động toàn bộ trang thiết bị, phương tiện với quyết tâm khống chế bằng được đám cháy, chống cháy lan, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản...

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (29/4) Hà Nội và các tỉnh miền Bắc nói chung, các tỉnh miền Trung tiếp tục có nắng nóng gay gắt, cục bộ đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất tại các địa phương phổ biến khoảng 39 độ C, có nơi 41 - 42 độ C...

Ngày mai (28/4) khu vực nào nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia ngày mai (28/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực trên cả nước. Đặc biệt có một số khu vực nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 41 độ C.

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)
(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).