Bãi tập kết cát “vô tư” lấn chiếm hành lang đê điều

(PLVN) - Tình trạng vi phạm Luật Đê điều trên tuyến đê sông Vàm Cỏ Đông diễn ra khá phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sự an toàn của tuyến đê cũng như đời sống, sản xuất của nhân dân.

Nhiều năm nay, người dân trên địa bàn ấp 3, xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An vô cùng bức xúc. Trên đoạn đê qua địa bàn có một bãi tập kết cát lấn chiếm hành lang đê điều, hành lang thoát lũ và gây ảnh hưởng môi trường nhưng không hề bị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.

Với đặc thù là xã có địa hình trải dài, dọc theo đê sông Vàm Cỏ Đông, xã Tân Phước Tây có lợi thế phát triển kinh tế, giao thông đi lại “trên bến dưới thuyền”. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tình trạng vi phạm Luật Đê điều của một số cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình trên tuyến đê này diễn ra khá phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sự an toàn của tuyến đê cũng như đời sống, sản xuất của nhân dân.

Trong đó, phải nhắc đến là bãi tập kết cát tại ấp 3, xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ (cách bến đò Bến Bạ khoảng 100m) đã lấn chiếm, hành lang bảo vệ đê để tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng vi phạm Luật Đê điều.

Bãi cát lấn chiếm hành lang đê điều tại ấp 3, xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ.

Bãi cát lấn chiếm hành lang đê điều tại ấp 3, xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ.

Một đoạn đường bị ảnh hưởng bởi hoạt động của bãi cát.
Một đoạn đường bị ảnh hưởng bởi hoạt động của bãi cát.

Trong quá trình hoạt động, để mở rộng quy mô bến bãi tập kết vật liệu và thuận tiện cho việc bơm hút cát, chủ bãi đã tự ý cơi nới, lấn chiếm hành lanh an toàn đê. Theo phản ánh của người dân địa phương, bãi cát lấn chiếm hành lang đê sông gây bất bình rất lớn vì tàu bơm cát lên đê sông đổ cao như núi, nhiều hôm làm cả ngày cả đêm.

Tình trạng vi phạm hành lang đê không được xử lý kịp thời mỗi khi mùa mưa bão đến, không những ảnh hưởng đến an toàn đê, mà còn là nguyên nhân gây nên tình trạng xe quá tải hoạt động thường xuyên, phá hoại kết cấu đường.

Mong rằng cơ quan chức năng sớm có biện pháp khắc phục các vi phạm nêu trên.

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.