Mỗi năm chi trả 219 tỷ đồng cho dịch vụ môi trường rừng tại Lâm Đồng

 Các hộ nhận khoán bảo vệ rừng và chủ rừng thực hiện công tác tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Báo Lâm Đồng
Các hộ nhận khoán bảo vệ rừng và chủ rừng thực hiện công tác tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Báo Lâm Đồng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Qua hơn 10 năm thực hiện tại Lâm Đồng, chi trả dịch vụ môi trường rừng được đánh giá là một trong những chính sách Lâm nghiệp triển khai mang lại hiệu quả thiết thực. Đặc biệt là góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng.

10 năm, chi trả hơn 2.600 tỷ đồng

Chi trả dịch vụ môi trường rừng thực hiện tại Lâm Đồng kể từ khi triển khai thí điểm năm 2009 theo Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện liên tục cho đến nay.

Các đối tượng chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh tính đến năm 2022 là 61 đơn vị: 43 nhà máy sản xuất thủy điện, 13 cơ sở sản xuất và kinh doanh nước sạch, 5 cơ sở sản xuất công nghiệp và 17 đơn vị kinh doanh du lịch (từ năm 2020 các đơn vị kinh doanh du lịch chi trả trực tiếp).

Các hộ nhận khoán bảo vệ rừng nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ảnh: QBV&PTR Lâm Đồng

Các hộ nhận khoán bảo vệ rừng nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ảnh: QBV&PTR Lâm Đồng

Tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng thu được từ 2009 – 2021 là 2.628 tỷ đồng (bình quân 219 tỷ đồng/năm). Trong đó, thu từ các nhà máy sản xuất thủy điện chiếm tỷ trọng 95% tổng thu. Một số nhà máy thủy điện có số tiền nộp hàng năm trên 25 tỷ đồng/đơn vị: Đa Nhim, Đại Ninh, Đồng Nai 4, Trị An, Hàm Thuận - Đa Mi…) các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch chiếm 4,6%, các đơn vị kinh doanh du lịch chiếm và các cơ sở sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Diện tích rừng cung ứng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm ước đạt 400.000ha, chiếm hơn 73% tổng diện tích rừng toàn tỉnh. Với mức chi trả bình quân từ 550.000 - 650.000 đồng/ha/năm. Từ năm 2011 - 2021, tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng đã chi trả cho các chủ rừng thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng là 2.126 tỷ đồng.

Một điểm nhận tiền dịch vụ môi trường rừng thông qua giao dịch điện tử tại Lâm Đồng. Ảnh: QBV&PTR Lâm Đồng

Một điểm nhận tiền dịch vụ môi trường rừng thông qua giao dịch điện tử tại Lâm Đồng. Ảnh: QBV&PTR Lâm Đồng

Đối tượng được chi trả là các chủ rừng là tổ chức nhà nước: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp, Ban QLR phòng hộ, vườn quốc gia; doanh nghiệp thuê rừng; hộ gia đình và cộng đồng. Trong đó, chủ rừng là tổ chức nhà nước (công ty TNHH MTV Lâm nghiệp, Ban QLR phòng hộ, vườn quốc gia) chiếm trên 90% diện tích được chi trả và 95% diện tích này chủ rừng ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng đến hơn 16.000 hộ/năm tạo thu nhập cho hộ từ 12 triệu đến 18 triệu đồng/hộ/năm (70% là đồng bào dân tộc thiểu số).

Nguồn lực quan trọng góp phần bảo vệ, phát triển rừng

Qua hơn 10 năm thực hiện tại Lâm Đồng, chi trả dịch vụ môi trường rừng được đánh giá là một trong những chính sách lâm nghiệp triển khai mang lại hiệu quả thiết thực.

Thứ nhất, nhận thức về chính sách chi trả và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của các cấp ủy Đảng, cán bộ, nhân dân trên địa bàn Lâm Đồng, những đối tượng được điều chỉnh trực tiếp của chính sách: nộp tiền dịch vụ và cung ứng dịch vụ được nâng cao. Từ đó tạo được sự đồng thuận trong thực hiện chính sách: Hàng năm, các đối tượng phải nộp tiền dịch vụ môi trường rừng thực hiện nghiêm túc việc kê khai, nộp tiền; không có nợ đọng. Đối tượng cung ứng có trách nhiệm hơn trong công tác bảo vệ rừng và rừng được bảo vệ tốt hơn. Chính quyền các cấp phối hợp tốt hơn trong thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về rừng tại địa phương.

Hộ nhận khoán bảo vệ rừng nhận tiền thông qua giao dịch điện tử. Ảnh: QBV&PTR Lâm Đồng

Hộ nhận khoán bảo vệ rừng nhận tiền thông qua giao dịch điện tử. Ảnh: QBV&PTR Lâm Đồng

Thứ hai, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo ra nguồn tài chính lớn hỗ trợ đáng kể nguồn chi từ ngân sách Nhà nước cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương, ý nghĩa hơn là nguồn thu này có yếu tố bền vững và không đánh đổi bằng giá trị trực tiếp của rừng là khai thác, bán sản phẩm tài nguyên rừng.

Thứ ba, hoạt động khoán bảo vệ rừng từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng của các chủ rừng nhà nước đã góp phần cải thiện sinh kế và đời sống của các hộ đồng bào dân tộc tại địa phương: Với đơn giá chi trả bình quân từ 550.000 – 650.000 đồng/ha/năm (Trong đó: Đơn giá chi trả cho khoán đến hộ: 500.000-600.000 đồng/ha/năm) và diện tích nhận 25 - 30ha/hộ, đã tạo nguồn thu nhập 12 triệu - 18 triệu đồng/hộ/năm. Nguồn thu này đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế cho hơn 16.000 hộ (70% là đồng bào dân tộc thiểu số) tham gia bảo vệ rừng.

Thứ tư, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần giải quyết khó khăn về kinh phí hoạt động cho các chủ rừng nhà nước: nguồn thu từ tiền dịch vụ môi trường rừng của các chủ rừng nhà nước (từ 10% chi phí quản lý khoán bảo vệ rừng và một phần thu từ diện tích tự quản lý), đã góp phần giải quyết khó khăn về nguồn kinh phí hoạt động cho các đơn vị trong điều kiện kinh phí được cấp còn hạn hẹp. Từ nguồn kinh phí này các chủ rừng chủ động hơn trong việc tổ chức lực lượng, hướng dẫn, đôn đốc và cùng với lực lượng nhận khoán hùng hậu tổ chức bảo vệ rừng có hiệu quả hơn.

Các hộ nhận khoán bảo vệ rừng phối hợp với Kiểm Lâm thực hiện công tác tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: QBV&PTR Lâm Đồng

Các hộ nhận khoán bảo vệ rừng phối hợp với Kiểm Lâm thực hiện công tác tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: QBV&PTR Lâm Đồng

Từ những hiệu quả thiết thực mang lại của thực hiện chính sách trong những năm qua trên đại bàn tỉnh và những quy định cụ thể của Luật Lâm nghiệp 2017 đảm bảo tiếp tục thực thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi cả nước.

Thời gian tới, nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng tiếp tục được xem là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có của tỉnh gắn với nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa.

Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trên, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng đã định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tập trung rà soát bổ sung đối tượng nộp tiền, thu đúng và thu đủ tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm. Chi trả (tạm ứng, thanh toán) kịp thời, công khai, minh bạch cho các chủ rừng cung ứng.

Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc nộp tiền của các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng, diện tích cung ứng của các chủ rừng và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng từ chủ rừng đến hộ nhận khoán bảo vệ rừng. Các chủ rừng có khoán bảo vệ rừng cần có giải pháp hợp lý để nâng cao ý thức và trách nhiệm của hộ nhận khoán trong tham gia bảo vệ rừng nhằm đảm bảo diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng hàng năm đã đăng ký và góp phần ổn định đời sống người tham gia bảo vệ rừng.

Đọc thêm

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.